3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Mỹ Đức là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Tây Nam Thành phố, toạ độ địa lý từ 20o35’40” đến 20o43’40” vĩ độ bắc và 105o38’44” đến 105o49’33” kinh độ đông. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ, phía Đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hoà, phía Tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hoà Bình), Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam).
Huyện Mỹ Đức có tổng diện tích đất theo đơn vị hành chính là 22.625,08ha (230,3Km2); với dân số 196.860 người, mật độ dân số trung bình 855 người/km2. Huyện Mỹ Đức gồm 21 xã và 1 thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 9 xã trung du và 1 xã miền núi. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Hà Nội 54km về phía Tây Nam và cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 37km. So với một số huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Mỹ Đức không có nhiều ưu thế về hệ thống giao thông, trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính là: Quốc lộ, đường Hồ Chí Minh chạy qua trên địa bàn xã An Phú có chiều dài 1,4 km; 4 tuyến tỉnh lộ đã được nâng cấp nhưng vẫn còn nhỏ: Đường tỉnh 424; đường tỉnh 419; đường tỉnh 429 và đường tỉnh 425; các tuyến giao thông liên huyện, xã còn nhiều hạn chế đặc biệt với các phương tiện có trọng tải lớn; đường thủy chủ yếu có sông Đáy, sông Thanh Hà nhưng ít được nạo vét luồng lạch, cảng nhỏ, mực nước hạn chế (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).
b. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Huyện Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,10C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,60C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,20C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.
- Lượng mưa và bốc hơi:
+ Lượng mưa bình quân năm là 1.520,7 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2mm.
+ Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 859 mm, bằng 56,5% so với lượng mưa trung bình năm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
- Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.
* Thuỷ văn:
Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 2 sông chính chảy qua:
+ Hệ thống sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng, đoạn sông chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức dài khoảng 42 km. Độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh. Về mùa khô, nhiều đoạn sông chỉ như một lạch nhỏ. Tuy nhiên, lưu lượng đủ cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
+ Sông Thanh Hà bắt nguồn từ vùng núi đá huyện Lương Sơn, Kim Bôi (Hoà Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa cầu thôn Hội Xá, xã Hương Sơn, sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực 390 km2. Do không có đê lớn nên sông thường gây ngập úng cho các khu vực 2 bên bờ trong mùa mưa.
Ngoài ra trên địa bàn của huyện còn có sông Mỹ Hà và các kênh lớn như kênh tiêu 7 xã, kênh Phù Đổng dọc trục huyện (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có bước phát triển khá, tăng trưởng GDP bình quân 9,4%/năm. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng từ 3,92 triệu đồng/người/năm 2005 lên 10,3 triệu đồng/người/năm 2010 và đến năm 2017 ước đạt khoảng 21 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất (theo giá 2010): (ước) đạt 5.729,2 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 8,6% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông nghiệp - lâm
nghiệp - thuỷ sản 37,31%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 29,7%; dịch vụ 32,99% (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).
3.1.2.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Đất đai ở huyện Mỹ Đức trong năm qua bước đầu đã được phân bổ và sử thích hợp và có hiệu quả. Ruộng đất của huyện đã phân chia cho các hộ nông dân sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (ngày 05/08/1988).
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Đức như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017 là 22.625,08 ha trong đó đất nông nghiệp là 14.590,41 ha chiếm 64,49% diện tích đất của huyện; đất phi nông nghiệp là 6.618,57 ha chiếm 29,25% đất chưa sử dụng còn khá nhiều chiếm tới 0,93% nguyên nhân của việc đất chưa sử dụng còn nhiều chủ yếu là đất đồi núi, đất trũng chưa thể khai thác được do đầu tư và công nghệ còn thấp chưa cải tạo và khai thác được.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Đức phân theo mục đích sử dụng đất năm 2017
Loại đất Tổng diện tích
tự nhiên (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 22625.08 100
1. Đất nông nghiệp 14.590,41 64,48
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.439,72 41,71
1.2. Đất lâm nghiệp 3.527,56 15,59
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.509,19 6,67
1.4. Đất nông nghiệp khác 8,10 0.5
2. Đất phi nông nghiệp 6.618,57 29.26
2.1. Đất ở 1.845,27 8,16
2.2. Đất chuyên dung 2.972,58 13,14
2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 89,19 0,39
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 210,86 0,93
2.5 Đất sông suối và MNCD 1.483,95 5,56
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 16,72 0,07
3. Đất chưa sử dụng 1.416,1 6,26
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Mỹ Đức (2017)
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động ở huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức là một huyện có quy mô dân số đông. Theo thống kê năm 2015, toàn huyện có 177.020 người, tăng 5.224 người so với năm 2010, tốc độ tăng
bình quân 3 năm là 1,51%.
Là một huyện thuần nông nên phần lớn dân số sống trong nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2010 số hộ sản xuất nông nghiệp là 31.117 hộ và chiếm 80,78% tổng số hộ, đến năm 2015 con số này là 27.414 hộ chiếm 69,23% tổng số hộ. Như vậy, về cơ cấu hộ nông nghiệp giảm đi so với tổng số hộ, với tốc độ giảm bình quân là 6,139% thể hiện tại Bảng 3.2.
Các nhóm hộ, hộ SX - CN - TTCN, hộ XD-CB, hộ KD thương mại, hộ KD dịch vụ, hộ khác. Đều tăng lên qua các năm, nhưng còn tăng chậm. Trong số đó có nhóm hộ KD dịch vụ và KD thương mại tăng lên nhiều nhất, cụ thể hộ KD dịch vụ năm 2011 là 1.388 hộ đến năm 2013 đã là 2.970 hộ, tốc độ tăng bình quân là 46,28% và hộ KD thương mại năm 2015 là 1105 hộ đến năm 2017 là 2599 hộ, tốc độ tăng bình quân là 53,36%. Nguyên nhân là do xu hướng phát triển của toàn xã hội đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao, kinh doanh dịch vụ và kinh doanh thương mại phát triển theo xu hướng đó là điều tất yếu. Còn lại, hộ SX- CN-TTCN mức tăng bình quân qua 3 năm là 36,54%, hộ XD-CB là 2,42%, hộ khác là 7,93%.
Về lao động, lao động của huyện đều tăng lên qua các năm. Năm 2017 lao động của huyện đạt 98736 lao động, với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm 0,42%. Nguồn lao động chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp. Năm 2017 lao động nông nghiệp chiếm 66,79%, lao động công nghiệp chiếm 9,4%, lao động dịch vụ chiếm 6,95%, lao động khác chiếm16,87%. Qua 3 năm, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2015 là 78314 lao động đến năm 2017 còn 65950 lao động, tốc độ giảm qua 3 năm là 8,23%, làm cho lao động công nghiệp, lao động dịch vụ và lao động khác tăng lên, tốc độ tăng tương ứng là 50,39%, 39,59%, 17,97%. Nguyên nhân chủ yếu do các năm gần đây các khu công nghiệp đã thu hút phần lớn lao động trong ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, thương mại khác.
Từ thực tiễn này cho thấy, nguồn lao động của huyện Mỹ Đức tương đối dồi dào, năm 2017 lao động/hộ là 2,49lao động/hộ. Lao động phân bổ không đồng đều vào các ngành. Tuy lao động nông nghiệp giảm qua các năm nhưng tính đến năm 2017 lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2017 lao động nông nghiệp/hộ là 1,67. Vì vậy, trong tương lai huyện Mỹ Đức cần phân bổ hợp lý hơn nguồn lao động hiện có của huyện.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Mỹ Đức (2015- 2017)
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 16/15 17/16 BQ
I. Tổng số nhân khẩu Người 175427 100 177020 100 178553 100,91 100,87 100,89
II. Tổng số hộ Hộ 39336 100 39629 100 39728 100 100,74 100,25 100,50 1. Hộ sản xuất N.nghiệp Hộ 28249 71,81 27414 69,18 26864 67,62 97,04 97,99 97,52 2. Hộ SX- CN- TTCN Hộ 3026 7,69 3020 7,62 3046 7,67 99,80 100,86 100,33 3. Hộ XD- CB Hộ 1811 4,60 1881 4,75 1894 4,77 103,87 100,69 102,27 4. Hộ KD thương mại Hộ 1612 4,10 2599 6,56 2984 7,51 161,23 114,81 136,06 5. Hộ KD dịch vụ Hộ 2356 5,99 2970 7,49 3257 8,20 126,06 109,66 117,58 6. Hộ khác Hộ 2282 5,80 1745 4,40 1683 4,24 76,47 96,45 85,88 III. Tổng số lao động Lđ 98226 100 98752 100 100736 100 100,54 102,01 101,27 1. Lao động N.nghiệp Lđ 70522 71,80 65950 66,78 63658 63,19 93,52 96,52 95,01 2. Lao động CN Lđ 7557 7,69 9282 9,40 10783 10,70 122,83 116,17 119,45 3. Lao động dịch vụ Lđ 5895 6,00 6859 6,95 7659 7,60 116,35 111,66 113,98 4. Lao động khác Lđ 14252 14,51 16661 16,87 18636 18,50 116,90 111,85 114,35
IV. Chỉ tiêu bình quân
1. Nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,46 4,47 4,49 100,16 100,61 100,39 2. Lao động/hộ Lđ/hộ 2,50 2,49 2,54 99,79 101,75 100,77 3. Lao động NN/hộ Lđ/hộ 2,50 2,41 2,37 96,37 98,50 97,43 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mỹ Đức năm (2017)
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ở huyện Mỹ Đức
a. Giao thông
Giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo số liệu điều tra, đến nay có 76% các tuyến đường giao thông trong huyện đã được kiên cố hóa (rải nhựa, bê tông, rải đá và lát gạch nghiêng). Huyện có 40 km đê do trung ương quản lý theo chiều dài con sông Đáy đi qua huyện. Giao thông của các xã trên địa bàn huyện tương đối dày. Phần lớn các trục đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hóa. Hệ thống cầu, cống qua các sông lớn như sông Đáy, sông Thanh Hà từng bước được hoàn thiện và nâng cấp đã giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa hết sức thuận tiện.
Các tuyến đường liên huyện, liên xã tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
b. Thủy lợi
Hệ thống tưới tiêu của huyện tương đối hoàn chỉnh. Phần diện tích được tưới chủ động của huyện là 3527,23 ha chiếm 70,31% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích tưới hạn chế là 1049 ha chiếm 20,9%, diện tích được tiêu chủ động là 2204,94 ha.
Hệ thống trạm bơm tiêu của huyện gồm 17 máy, công suất 8000m3/giờ, ngoài ra còn một trạm bơm do xã Hương Sơn quản lý gồm 06 máy công suất 1000m3/ giờ. Trên thực tế, do công trình lâu ngày đã bị xuống cấp nên năng lực tiêu nước giảm chỉ còn bằng 75% so với thiết kế.
c. Hệ thống điện
Thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, đến nay toàn huyện có 100% các xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề, dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt: vật chất, tinh thần của nhân trong huyện. Tuy nhiên có một số hệ thống lưới điện được xây dựng khá lâu lại không được đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, cần được đầu tư và nâng cấp lại.
d. Hệ thống truyền thanh
Trong những năm qua toàn huyện đã xây dựng được 60 trạm đài truyền thanh cơ sở, nâng số trạm đài truyền thanh cơ sở lên 75 trạm, đài truyền thanh huyện được tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ cán bộ phóng viên
đáp ứng kịp thời công tác thông tin về giá cả các mặt hàng nông sản, thực phẩm, phân bón, giới thiệu các giống cây trồng, vật nuôi mới ….
3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Huyện đến công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp Huyện đến công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp
Từ những kết quả đã nghiên cứu ở trên, các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…đều có tác động đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, có thể theo hai hướng là:
a. Theo hướng tích cực
Điều kiện tự nhiên có các dòng sông, hồ như sông Đáy, sông Thanh Hà, Hồ Tuy Lai, Hồ Quan Sơn …thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu nước phục vụ canh tác. Với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho công tác trồng trọt cây trồng nhiệt đới.
Trong thời gian qua huyện Mỹ Đức có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp trên diện tích đất hai lúa và một số hoa màu, nông sản. Đảng bộ, UBND huyện Mỹ Đức luôn chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hình thành các khu nông nghiệp trồng rau sạch phù hợp, phát triển trang trại theo vùng.
Huyện có khá nhiều đầm, hồ, phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Đây là một lợi thế của huyện, lợi thế này cần phải được tận dụng triệt để. Tỷ trọng đóng góp của nuôi trồng thủy sản vào giá trị sản xuất của huyện ngày càng tăng. Huyện đã ban hành nhiều chính sách giúp đỡ người trồng thủy sản như: Phối hợp với Trung tâm khuến nông Thành phố để mở các lớp tập huấn và mời các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp về giảng dạy, trao đổi với bà con nông hộ. Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước của huyện cũng phải luôn luôn đổi mới cập nhập những văn bản, quy định mới của Thành phố, Chính phủ. Tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương, các huyện lân cận…Trong chính sách kinh tế mà huyện đề ra quy hoạch sử dụng đất phải tận dụng được những lợi thế đó.
Có những điểm danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như du lịch Chùa Hương... nên có điều kiện để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Dân số đông, bộ phận dân cư trẻ, siêng năng cần cù, chịu khó. Đây là một tiềm cung cấp lao động rất lớn của huyện. Vì thế, trong những năm qua huyện luôn có nhiều chính sách để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động bằng việc mở các lớp đào tạo về kinh nghiệm sản xuất, lớp học nghề, …
b. theo hướng tiêu cực
Huyện nằm xa trung tâm thành phố, là vùng phân lũ của Sông Hồng nên nền sản xuất nông nghiệp của huyện bị ảnh hưởng khá nhiều do thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa, địa hình bán sơn địa do đó công tác thoát nước gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng bị ứ đọng lâu, Hiện tại huyện đang có nhiều chinh sách đầu tư kinh phí về công tác thoát nước cho huyện. Vì thế vào mùa mưa công tác quản lý đất nông nghiệp vấp phải nhiều trở ngại lớn.
Đánh giá những khó khăn, phức tạp cũng như thuận lợi, tích cực của các yếu tố trên tới công tác quản lý Nhà nước để thấy được thời cơ và thách thức của