Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 85 - 90)

Phần 4 Kếtquả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

4.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý

4.2.6.1. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo

a, Thực trạng tình hình công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng trong không thể thiếu trong công tác QLNN về đất nông nghiệp, nó góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Theo kế hoạch hàng năm, UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được lập, đồng thời có những đợt kiểm tra đột suất để đảm bảo tính khách quan, kịp thời.

Bảng 4.17. Tình hình thanh tra kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất nông nghiệp huyện Mỹ Đức năm 2016 -2018

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số đợt thanh tra, kiểm tra đất

nông nghiệp 24 38 48

+ Theo kế hoạch 14 23 26

+ Đột suất 6 12 18

+ Theo đề nghị của UBND xã 4 3 4

2 Số lượng đơn tiếp nhận 31 33 42

Trong đó, nội dung liên quan đến lĩnh vực:

+ Tranh chấp đất đai 14 14 18

+ Đền bù GPMB 8 9 11

+ Dồn điền, đổi thửa 6 4 5

+ Khác 3 6 8

3 Kết quả giải quyết đơn 29 26 36

+ Rút đơn 2 3 5

+ Số đơn đã giải quyết 25 19 26

+ Số đơn tồn đọng 4 4 5

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Mỹ Đức (2018) Qua đó cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Ngoài những đợt thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì khi nhận thấy có khiếu nại, tốt cáo,

phát hiện dấu hiệu vi phạm ban thanh tra triển khai mở các cuộc điều tra đột xuất kịp thời phát hiện các vi phạm và tiến hành xử lý. Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm thì một số trường hợp vi phạm đã được chính quyên xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

b, Ý kiến đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo

Trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, huyện Mỹ Đức đã đạt được những kết quả nhất định. Trong thời gian qua, cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường huyện phối hợp với Thanh tra huyện đã rất tích cực, chủ động trong công tác giải quyết tranh chấp cũng như đơn thư khiếu của công dân. Thực hiện theo tinh thần Luật đất đai 2013, đề cao phương hướng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, Phòng Tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND xã, thị trấn tiến hành hòa giải nhiều vụ việc và một số công dân đã tự nguyện rút đơn nhưng số lượng còn ít.

Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất nông nghiệp

Nội dung đánh giá Cán bộ Người dân

Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %

1. Công tác thanh tra, kiểm tra: 20 100,00 90 100.00

- Thường xuyên triển khai 12 60,00 34 37.78

- Không thường xuyên triển khai 8 40,00 54 60.00

- Không triển khai 0 0,00 1 1.11

2. Công tác giải quyết đơn thư,

khiếu nại 20 100,00 90 100.00

- Giải quyết nhanh, kịp thời 4 20,00 12 13.33

- Đã giải quyết nhưng còn chậm 4 20,00 17 18.89

- Giải quyết rất chậm, còn tồn tại 11 55,00 61 67.78

- Kết quả giải quyết thỏa đáng 17 85,00 68 75.56

- Kết quả giải quyết chưa thỏa đáng 3 15,00 23 25.56 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2018) Đa số các đơn thư phải tiến đến giải quyết theo luật định. Mặc dù giá trị đất nông nghiệp không quá cao, song những mâu thuẫn giữa những người sử dụng đất

cũng không vì thế mà đơn giản. Như vậy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, vi phạm về đất nông nghiệp tại huyện Mỹ Đức ở mức trung bình khá. Những xã thường xuyên xảy ra vi phạm về đất nông nghiệp như xã Phùng Xá, xã Hợp Thanh, xã Đồng Tâm nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, còn tồn đọng kéo dài, những vi phạm này diễn ra liên tục một thời gian mới bị phát hiện trong khi đó, việc kiểm tra đánh giá hàng năm của UBND các xã vẫn được tiến hành. Do đó, nhiều hộ dân cho rằng, tăng cường kiểm tra giám sát và phòng chống tham nhũng tích cực là một yếu tố quan trọng để hạn chế các đơn thư khiếu nại tố cao như thời gian vừa qua.

Vấn đề quản lý đất nông nghiệp là công việc rất khó khăn, phức tạp. Do đó, công tác thanh tra đất nông nghiệp lại càng đòi hỏi công tác chuyên môn sâu về lĩnh vực đất nông nghiệp cũng như quy định pháp luật về thanh tra. Trong khi đó, Luật đất đai cũng như Luật Thanh tra không quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra đất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra đất nông nghiệp ở địa phương.

Theo quy định pháp luật thanh tra hiện hành, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra gồm 3 bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Tuy nhiên trong thực tế, tiến hành một cuộc thanh tra đất nông nghiệp thường có những tồn tại như: Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất nông nghiệp phức tạp, rộng lớn, liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật đất đai qua các thời kỳ khác nhau, do đó trong quá trình thanh tra chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm theo nội dung thanh tra; Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo còn mang tính hình thức, chung chung, không cụ thể, không căn cứ vào nội dụng thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh ra đã được phê duyệt; Trước khi ra quyết định thanh tra, chưa làm tốt khâu khảo sát để thu thập thông tin, tài liệu nhằm mục đích nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm để từ đó đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện. Do vậy, khi ra quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra thường lúng túng, không định hướng và phải thu thập thông tin, tài liệu lại từ đầu nên thời hạn cuộc thanh tra thường trễ so với quy định, chất lượng cuộc thanh tra chưa đạt yêu cầu theo nội dung thanh tra.

Với sự cải cách thủ tục hành chính đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiếm tra, trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức cần tập trung giải quyết những đơn thư còn tồn đọng và hạn chế được những khiếu kiện phát sinh, để góp phần làm lành mạnh hóa môi trường pháp lý đất đai trên địa bàn, ổn định dần và nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước về đất đai cũng như đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4.2.6.2. Công tác xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp

a. Thực trạng vi phạm và công tác xử lý vi phạm về đất nông nghiệp

Trong những năm gần đây những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai như: Sử dụng sai mục đích, lấn chiếm đất đai...xảy ra phổ biến, mọi lúc, mọi nơi khiến cho công tác quản lý về đất đai trở nên khó khăn, phức tạp. Vì thế UBND Thành phố cũng như UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan như Phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Kinh Tế, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý triệt để những vụ việc liên quan đến đất đai. Do su thế phát triển kinh tế - xã hội nói chung, huyện Mỹ Đức nói riêng đã tạo nên giá trị về quyền sử dụng đất ngày càng tăng, vì thế những mâu thuẫn về lợi ích giữa những người liên quan nảy sinh nhiều dẫn đến nhiều vụ việc phức tạp và nghiêm trọng. Tại 03 xã chọn làm điểm nghiên cứu là xã Phùng Xá, xã Hợp Tiến và thị trấn Đại Nghĩa tình trạng vi phạm sử dụng đất nông nghiệp cũng phản ánh ở các mức độ khác nhau thể hiện tại Bảng 4.18.

Bảng 4.19. Thực trạng vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mỹ Đức năm 2016-2018

TT Xã, thị trấn

Chuyển mục đích

trái phép Lấn chiếm Mua bán , chuyển nhượng trái phép Số hộ Diện tích (m2) Số hộ Diện tích (m2) Số hộ Diện tích (m2) I Toàn huyện 176 56.890 112 23.545 54 32.120 II Điểm nghiên cứu

1 Xã Phùng Xá 31 8.566 26 6.542 10 5.246

2 Xã Hợp Tiến 4 3.150 6 1.627 1 360

3 Thị trấn Đại Nghĩa 18 4.120 19 3.430 8 1.281 Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Mỹ Đức (2017) Qua công tác điều tra thu thập thông tin ta thấy, việc xử lý vi phạm tại 03 xã chọn làm điểm điều tra cũng khác nhau: Xã Hợp Tiến có tỷ lệ số hộ chưa xử lý, xử lý chưa dứt điểm thấp nhất (9,10%) chỉ còn 1/11 hộ vi phạm chưa được xử lý dứt điểm nguyên nhân là người vi phạm sau khi có hành vi vi phạm về đất đai đã cho nười khác thuê sử dụng và đi làm ăn xa quê nên chưa giải quyết được. Xã Phùng Xá là xã có số hộ vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp cao nhất, tuy nhiên kết quả xử lý vi phạm lại chưa đạt hiệu quả tốt. Chỉ xử lý được 32/67 số hộ vi phạm đạt

tỷ lệ 47,76%. Qua điều tra thì nguyên nhân chủ yếu của địa bàn là xã làng nghề dân cư đông đúc, đồng thời nhận thức của người dân chưa thật sự đúng về mục đích sử dụng đất được quy định, nên tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản, chuyển sang đất kinh doanh dịch vụ, làm nhà xưởng, làm đất ở. Có những trường hợp vừa chấp hành xử lý xong lại tái phạm, qua đó cho thấy vai trò quản lý của cơ quan nhà nước còn buông lỏng công tác quản lý đất đai, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong việc thực hiện các quy định về quản lý đất đai cho nhân dân trên địa bàn chưa được thực hiện thường xuyên.

Bảng 4.20. Kết quả xử lý vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm 2016-2018

Số

TT Xã, thị trấn Số hộ vi phạm

Đã xử lý Chưa xử lý, xử lý chưa dứt điểm Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

I Toàn huyện 342 246 71,92 96 28,08

II Điểm nghiên cứu

1 Xã Phùng Xá 67 32 47,76 35 52,24

2 Xã Hợp Tiến 11 10 90,90 01 9,10

3 Thị trấn Đại Nghĩa 45 31 68,89 14 31,11

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Mỹ Đức (2017) Các trường hợp chuyển nhượng trái phép được xem xét và giải quyết bằng hình thức hợp pháp hóa theo quy định hiện hành của nhà nước. Các trường hợp vi phạm do lấn chiếm có tranh chấp được giải quyết từ cơ sở để hòa giải, nếu đủ điều kiện thì chuyển tòa án nhân dân huyện giải quyết. Đối với các trường hợp vi phạm do xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp được xử lý dưới hình thức xử phạt hành chính; tự tháo dỡ buộc khôi phục lại nguyên hiện trạng ban đầu, đối với những trường hợp cố tình không chấp thuận thì tổ chức cưỡng chế tháo dỡ khôi phục hiện trạng ban đầu.

Trong thời gian tới huyện cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về quản lý đất đai; đồng thời có kế hoạch định kỳ tổ chức kiểm tra, thiết lập hồ sơ và kiên quyết xử lý, ngăn chặn có hiệu quả, kịp thời ngay từ khi các hộ mới vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)