Khái quát thực trạng tình hình sửdụng đất nông nghiệp và bộ máy quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 59 - 64)

Phần 4 Kếtquả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát thực trạng tình hình sửdụng đất nông nghiệp và bộ máy quản lý nhà

NGHIỆP VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC

4.1.1. Khái quát thực trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức huyện Mỹ Đức

4.1.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng, quản lý đất nông nghiệp

Quan biểu đồ 4.1 ta thấy, tính đến năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Mỹ Đức là 22.625,08 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 14057,41 ha chiếm 62,13% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 7396,26 ha chiếm 32,69 % và diện tích đất chưa sử dụng 1191,41 ha chỉ chiếm 5,18%.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của huyện Mỹ Đức

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018) Qua đó ta thấy đất nông nghiệp vẫn đang là nhóm đất chính của toàn huyện. Tuy nhiên, cơ cấu của đất phi nông nghiệp trong một vài năm tới sẽ tăng lên, điều này chứng tỏ sự phát triển kinh tế của huyện Mỹ Đức đang đi đúng hướng và từ đó đời sống của người dân được nâng cao.

Bảng 4.1. Phân loại đất nông nghiệp theo đối tượng sử du ̣ng, quản lý đất

Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích đất tự nhiên (%)

- Đất tự nhiên 22625.08 100.00 - Đất nông nghiệp 14057.41 62.13 + Hộ gia đình, cá nhân 9689.81 42.83 + UBND cấp xã 2991.25 13.22 + Tổ chức kinh tế 568.27 2.51 +Tổ chức khác 808.08 3.57

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018) Theo Bảng 4.1 thì diện tích đất nông nghiệp của huyện là 14057,41 ha chiếm 62,13% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó: Hộ gia đình, cá nhân chiếm diê ̣n tı́ch chủ yếu 42,83%; diện tích đất cho UBND cấp xã chiếm 13,22% tổng diện tích tự nhiên; đất của Tổ chức kinh tế chiếm 2,51% tổng diện tích tự nhiên; và đất của tổ chức khác chiếm 3,57% tổng diện tích tự nhiên.

4.1.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp phân theo mục đích sử dụng

Mỹ Đức là huyện có địa hình bán sơn địa, có sông Đáy và sông Thanh Hà chảy qua nên vây trồng chính là cây lúa có diện tích lớn nhất chiếm đến 40,30% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 của huyện Mỹ Đức

Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích đất

nông nghiệp (%)

Đất nông nghiệp 14057.41 100.00

+ Đất sản xuất nông nghiệp 12433.95 88.45

Đất trồng cây hàng năm 6312.01 44.90

Đất trồng lúa 5024.83 35.75

Đất trồng cây hàng năm khác 897.18 6.38

Đất trồng cây lâu năm 199.93 1.42

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 1438.54 10.23

+ Đất nông nghiệp khác 184.92 1.32

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018) Bên cạnh đó, loại đất nuôi trồng thủy sản cũng tương đối lớn phù hợp cho việc trồng trọt kết hợp chăn nuôi thủy sản như các mô hình: Lúa - cá - gia súc,

gia cầm hoặc chuyên canh Thủy sản chiếm 7,01%. Diện tích trồng cây lâu năm chiếm 2,19% so với tổng diê ̣n tı́ch đất nông nghiê ̣p là không đáng kể. Qua đây ta thấy thế ma ̣nh của vùng là trồng lúa nước; nô hình thủy sản kết hợp chăn nuôi, vì thế huyện cần có chính sách hỗ trợ phát triển để đa ̣t hiê ̣u quả canh tác cao nhất.

4.1.2 Tình hình biến động đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Diện tích đất nông nghiệp đến cuối năm 2018 là 14.057,31 ha, diện tích tự nhiên; thực giảm 516,71 ha so với năm 2016

Bảng 4.3. Biến động đất đai qua các năm 2016 - 2017 của huyện Mỹ Đức

STT Chỉ tiêu sử dụng đất 2016 2017 2018 TDPTQB

Tổng diện tích tự nhiên 22625.08 22625.08 22625.08 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 14574.12 14528.13 14057.41 98.21 1.1 Đất trồng lúa LUA 8251.52 8114.80 7913.68 97.93

Trong đó: Đất chuyên

trồng lúa nước LUC 7090.39 6958.80 5024.83 84.18

1.2 Đất trồng cây hàng năm

khác HNK 960.85 1036.16 897.18 96.63

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 213.64 267.94 199.93 96.74 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 3320.41 3320.41 3320.41 100.00 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 207.15 180.15 102.75 70.43 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1506.60 1494.72 1438.54 97.72 1.7 Đất nông nghiệp khác NKH 113.94 113.94 184.92 127.40 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức (2017) Trong năm kế hoạch diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 45,99 ha (trong đó chuyển sang đất quốc phòng 4,25ha; đất thương mại dịch vụ 0,2ha; đất phát triển hạ tầng 28,69 ha; đất bãi rác 1,06 ha; đất ở nông thôn 8,46ha; đất ở đô thị 0,3 ha; đất trụ sở cơ quan sự nghiệp 0,4ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 0,05 ha; đất sinh hoạt cộng đồng 2,58 ha).

4.1.3. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức

a. Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ nội vụ ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mỹ Đức, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban Nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. Biên chế phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức gồm: 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng, 09 cán bộ chuyên viên. Huyện Mỹ Đức còn có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Mỹ Đức, là đơn vị sự nghệp công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động về sử dụng đất, thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Biên chế văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức gồm: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 18 cán bộ chuyên viên.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Đức

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2017) Cán bộ địa chính cơ sở hoạt động ở xã, thị trấn giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi

UBND huyện Mỹ Đức

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chi nhánh Văn phòng Đăng ký QSD đất Cán bộ Địa chính cấp xã Đối tượng sử dụng đất

xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các cán bộ địa chính cơ bản được đào tạo đúng chuyên môn, đa phần đã tốt nghiệp đại học, một số cán bộ có trình độ cao đẳng. Trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai, cán bộ địa chính thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai. Có 46 cán bộ địa chính công tác tại 22 xã, thị trấn.

b. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu chung về hiệu quả, trong khi kiểm tra mà phát hiện vi phạm hay bất cập thì có quyền xử lý theo pháp luật.

Nhà nước cũng có quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất nông nghiệp thông qua các chính sách tài chính đất nông nghiệp: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Cơ quan quản lý cấp huyện cũng có quyền phân phối và phân phối lại đất nông nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt.

UBND huyện và các phòng ban liên quan hiện nay cấp cơ sở (thị trấn, xã) có nhiệm vụ xác nhận hiện trạng đất nông nghiệp trong địa bàn. Cơ quan cấp huyện thực hiện thống kê đất nông nghiệp định kỳ và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm một lần. Do đó, UBND huyện quản lý toàn bộ số liệu chính xác về diện tích đất toàn huyện và từng xã riêng biệt, diện tích của mỗi loại đất: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng…, có số liệu thống kê cụ thể diện tích đất của từng chủ sử dụng và sự phân bố các loại đất trên từng thôn, xóm. Cơ quan cấp huyện có nhiệm vụ cơ bản: đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ độ cao, điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa, điều tra xây dựng sơ đồ đất đơn giản. Ngoài ra, kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức việc phân loại ruộng đất, xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tham gia quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp… của huyện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp. UBND huyện chỉnh lý các thửa có thay đổi hình thể và mục đích sử dụng, rà soát và hiệu chỉnh các sổ sách địa chính theo đúng hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê (01/01/2014). Xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hoá, quỹ đất chưa sử dụng, đánh giá thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất nông nghiệp so với kỳ

thống kê trước để có hướng chỉnh lý kịp thời. Hướng dẫn các đơn vị cấp xã lập và sử dụng sổ địa chính để tiến hành đăng ký ruộng đất và quản lý thường xuyên trên các mặt: hình thể, kích thước các thửa ruộng, độ màu mỡ của ruộng đất, mục đích sử dụng ruộng đất, quyền quản lý, sử dụng ruộng đất, chỉnh lý bản đồ, vào sổ, chữa sổ về các biến động ruộng đất khi các biến động ấy đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Tổ chức việc lưu trữ tài liệu ruộng đất theo phân cấp, kiểm tra, đề xuất ý kiến để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại về ruộng đất. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ruộng đất cấp xã. Ngoài ra cơ quan chức năng huyện còn có nhiệm vụ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, đề xuất việc hoàn chỉnh chính sách pháp luật đất nông nghiệp. Kết quả thống kê đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng số liệu và trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo mẫu kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)