5.1. KẾT LUẬN
1) Trên cơ sở tổng hợp lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu đã đã xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận, trong đó đã đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, những nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. QLNN về đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nông nghiệp; phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất từng vùng; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; điều tiết các nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý
2) Kết quả nghiên cứu về thực tiễn cải quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho thấy hàng năm UBND huyện Mỹ Đức đều xây dựng kế hoạch cụ thể đối với công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Để tăng cường hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều văn bản cụ thể, chi tiết những nội dung về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó công tác tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp được triển khai một cách tương đối thường xuyên, cụ thể, thông qua nhiều hình thức, khá đa dạng. UBND huyện cũng thành lập những đoàn công tác thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra về tình hình quản lý, sử dụng đất, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai. Hàng năm, UBND huyện đều tổ chức các đợt thanh tra giám sát về công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và có những đánh giá cụ thể để từ đó có cơ sơ kiến nghị đối với cơ quan cấp trên và điều chỉnh những quy định thuộc thẩm quyền để người sử dụng đất nắm được, thực hiện tốt các chính sách, quy định của pháp luật về đất nông nghiệp.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức vẫn còn có những hạn chế nhất định như thời gian giải quyết công việc còn kéo dài, nhiều cán bộ chuyên môn còn làm chưa đúng quy định và sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả giữa các cơ
quan chuyên môn trong quá trình giải quyết hồ sơ, làm cho người dân vẫn phải đi lại nhiều lần. Đề tài nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức, đó là Chủ trương và các chính sách quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ; Nguồn kinh phí thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Cơ sở vật chất phục vụ thực hiện công tác quản lý đất đai; Trình độ hiểu biết của người dân và cơ chế phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
3) Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức gồm (i) Các yếu tố về cơ chế, chính sách đất đai; (ii) Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước; (iii) Nguồn năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nhà nước về đất đai; (iv) Nhận thức của người dân đối với quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; (v) Kinh phí đầu tư, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đất đai. Trong đó, yếu tố về tổ chức thực hiện là yếu tố ảnh hưởng nhất.
4) Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chúng tôi đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn huyện Mỹ Đức gồm (i) Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp; (ii) Tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách của nhà nước về quản lý sử dụng đất nông nghiệp; (iii) Tăng cường cải cách tổ chức bộ máy hành chính; (iv) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; (v) Nâng cao trình độ áp dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; (vi)Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
5.2. KIẾN NGHỊ
- Đối với Nhà nước
Nhà nước cần tiếp tục điều chỉnh và ban hành các văn bản về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức thực hiện ở tất cả các đơn vị; tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả.
Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.
-Đối với UBND thành phố Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật trong các lĩnh vực nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ; thường xuyên thanh tra, kiểm tra kịp thời xử lý những vi phạm của cán bộ trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; tiếp tục tăng cường chỉ đạo áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài nguyên và môi trường (2014). Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT: ban hành ngày: 02/06/2014 Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
2. Chính phủ (1993). Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 về việc ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
3. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 25/5/ 2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
4. Chính phủ (2015). Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa. 5. Chính phủ (2017). Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về sửa đổi, bổ
sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
6. Chính phủ (1993). Nghị định số 64/CP của Chính phủ : Nghị định ban hành bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
7. Đoàn Văn Tuấn (2013). Công tác quản lý đất đai - những vấn đề đang đặt ra, Truy cập 30/01/2019.
8. Đỗ Thị Đức Hạnh (2013). Bài giảng quản lý hành chính về đất đai, Đại học nông nghiệp Hà Nội, HàNội.
9. Fao (1994). Nguồn: httpnongnghiepthegioi.weebly.com/t7892-ch7912c-fao.html 10. Hoàng Anh Đức (1995). Đại cương về quản lý hành chính nhà nước. Truy cập
ngày 23/03/2019 tại: https://voer.edu.vn/m/dai-cuong-ve-quan-ly-hanh-chinh-nha- nuoc/880ff
11. Lê Anh Hùng (2011). Tích tụ, tập trung ruộng đất ở Việt Nam trong điều kiện mới: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Truy cập ngày 11/04/2019 tại trang web: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2017/48275/Tich-tu- tap-trung-ruong-dat-o-Viet-Nam.aspx
12. Lưu Hồng Quang (2018) Giải pháp tăng cường QLNN về đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, Luận văn thạc sĩ nghành quản lý kinh tế - Học viện nông nghiệp Việt Nam.
13. Nghị định số 64/CP của Chính phủ : Nghị định ban hành bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
14. Nguyễn Hữu Hải (2010). Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi quyền công dân. Truy cập ngày 23/03/2019 tại: ttp://www.tapchicongsan.org.vn /Home/Binh-luan/2017/45704/Giam-sat-cua-cac-to-chuc-chinh-trong.aspx
15. Nguyễn Hữu Hải (2010). Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1. Học viện hành chính quốc gia.
16. Nguyễn Ngọc Lưu (2014). Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Quang Minh (5/2012). Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và kiến nghị bổ sung, sửa đổi, Tạp chí cộng sản. (835).
18. Nguyễn Thái Khắc Sơn (2007). Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai. Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
19. Nguyễn Thị Luyến (2015) Giải pháp tăng cường QLNN về đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, Luận văn thạc sĩ nghành quản lý kinh tế - Học viện nông nghiệp Việt Nam.
20. Nguyễn Văn Hợi (2015). Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ nghành quản lý kinh tế, học viện Nông nghiệp Việt Nam.
21. Phạm Tiến Phúc (2012). Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh, Truy cập ngày 22/05/2019 tại: http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh- chinh/201810/gioi-thieu-chung-ve-tinh-quang-ninh-2284365/index.htm
22. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức (2016). Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016-2020.
23. Phạm Văn Luật (2013). Cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật, Truy cập ngày 05/04/2049 tại: https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/nghe-an-vai-net-tong.
24. Quốc hội (2013). Luật đất đai năm 2013. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Theo Phan Huy Cường (2015). Nghệ An vài nét tổng quan, Truy cập ngày 28/01/2019 tại: https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/nghe-an-vai-net-tong.html
26. Trần Quốc Khánh (2009). Mức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất canh tác của người dân, Truy cập ngày 22/01/2019 tại: https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dat- dai/muc-boi-thuong-khi-nha-nuoc-thu-hoi-dat-canh-tac-.aspx
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
(Dùng để phỏng vấn cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý nhà nước về đất đai)
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC
Ngườiđiều tra: Đỗ Văn Tùng, ngày điều tra / / 2018 . Phiếu số:……
Trân trọng cảm ơn quý ông, bà, cơ quan, đơn vị đã phối hợp tiến hành khảo sát và cung cấp thông tin theo Phiếu khảo sát này! Mục tiêu của khảo sát là nhằm tìm hiểu thực tế công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Mọi thông tin trong phiếu điều tra, khảo sát sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, các thông tin cá nhân sẽ được đảm bảo giữ kín
Xin ông (bà) vui lòng cho biết thông tin về những vấn đề dưới đây (đánh dấu x vào cho câu trả lời phù hợp với hiểu biết của ông/bà)
I. Thông tin chung
1. Họ tên người được điều tra: Ông (bà)... 2. Chức vụ:... 3. Đơn vị công tác:...huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội
II/ Nội dung phỏng vấn
1. Trong những năm gần đây (2015,2016,2017) công tác QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có được tốt không?
a. Tốt
b. Trung bình c. Yếu
2. Hàng năm, cơ quan ông/bà có triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến người dân ? Nếu có thì bao nhiêu lượt/năm?
a. Không tổ chức b. Có tổ chức
3. Khi tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất nông nghiệp thì tỷ lệ nông hộ tham gia đạt bao nhiêu phần trăm? Hình thức tuyên truyền khác?
a. Dưới 30% c. 60% đến 80%
b. 30% đến 60% d. Trên 80%
e. Hình thức tuyên truyền khác:…… ………
4. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp chưa? a. Phù hợp b. Tương đối
c. Chưa phù hợp d. Cần điều chỉnh * Ý kiến khác:………
………
5. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã hợp lý chưa? a. Phù hợp b. Tương đối
c. Chưa phù hợp d. Cần điều chỉnh * Ý kiến khác:………
………
6. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất nông nghiệp có thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt hay không. Quy hoạch Kế hoạch Đúng Không Đúng Không Giao đất Cho thuê đất Thu hồi đất Chuyển mục đích sử dụng đất * Ý kiến khác:……… ………
7. Hệ thống bản đồ của địa phương đã được lập đầy đủ chưa? Nếu chưa đầy đủ thì còn thiếu loại bản đồ nào? Tại sao? a. Đầy đủ b. Chưa đầy đủ (chuyển ý c)
c. Nguyên nhân chưa có đầy đủ bản đồ và ý kiến:………
………
………
8. Người dân chấp hành việc đăng ký biến động đất nông nghiệp với cơ quan nhà nước đầy đủ hay không?
a. đầy đủ b. chưa đầy đủ
9. Đối với đất Nông nghiệp, người dân có đơn thư, khiếu nại tố cáo thuộc các lĩnh vực sau đây ở mức độ nào?
STT Nội dung lĩnh vực Rất phổ biến biến Phổ Ít phổ biến Không có 1
Liên quan đến việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
2 Liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất trái phép 3 Liên quan đến việc lấn chiếm đất đai
4
Liên quan đến cấp và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NN. 5 Liên quan đến việc đòi lại đất cũ
6 Khác (ghi rõ):………. ………
10. Tình trạng người dân vi phạm pháp luật về đất đai (đất nông nghiệp) thuộc các lĩnh vực sau đây ở mức độ nào?
STT Nội dung lĩnh vực Rất phổ biến biến Phổ Ít phổ biến Không có
1 Liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất trái phép 2 Liên quan đến việc lấn chiếm đất đai
3
Liên quan đến tranh chấp đất NN.
4
Khác (ghi rõ):………. ………
11.Ông/bà cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý đất nông nghiệp bằng phương pháp xếp hạng từ 1 đến 6. Mức độ ảnh hưởng nhiều nhất là 1 và giảm dần đến 6.
+ Điều kiện tự nhiên địa hình + Cơ chế chính sách của nhà nước + Nguồn lực
+ Trình độ cán bộ quản lý
+ Hiểu biết và ý thức của người dân và tổ chức sử dụng đất + Công tác tổ chức thực hiện
12. Công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp trên địa bàn đạt bao nhiêu %.
a. đạt 50% b. đạt 50 đến 80% c. đạt trên 80% d. số khác…………
13. Ông/bà hãy cho biết khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp GCN quyền sử dung đất tại địa phương ?
……….……… ……….………
Kết thúc phỏng vấn./. Xin chân thành cảm ơn ông /bà đã hợp tác.
PHỤ LỤC 2
(Dùng để phỏng vấn nông hộ)
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC
Ngườiđiều tra: Đỗ Văn Tùng, ngày điều tra / / 2018 Phiếu số:……