Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB khi nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

Phần 4 Kếtquả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

4.2.4. Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB khi nhà

nhà nước thu hồi đất

Đối với công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong những năm gần đây đã tổ chức triển khai thực hiện tốt, qua đó đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất kinh doanh, quy hoạch các trụ sở làm việc cho các cơ quan, các trường học trên địa bàn huyện đảm bảo công khai, dân chủ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

a. Tình hình công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Huyện Mỹ Đức triển khai công tác giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, đồng thời cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho người sử dụng đất hợp pháp.

Đến nay về cơ bản huyện Mỹ Đức đã hoàn thành công tác giao đất nông nghiệp, công tác dồn ô đổi thửa cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức. Đây cũng là một hiện tượng diễn ra phổ biến và theo quy luật trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn nước ta từ kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề là làm sao người dân có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm thích ứng với nhu cầu thị trường lao động khi tình trạng đất nông nghiệp đang giảm do phát triển các khu công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh. Tại 03 xã được điều tra Phùng Xá, Hợp Tiến và thị trấn Đại Nghĩa thì tỷ lệ số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao gần như từ 92 đến hơn 97% số hộ được hỏi đều có sử dụng đất nông nghiệp.

Bảng 4.12. Kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Giao đất sản xuất nông nghiệp

- Số hộ được giao tính đến thời điểm (hộ) 37.589 38.421 39.762 39762 - Diện tích đất giao tính đến thời điểm

(ha)

10.238,64 12.366,40 14.579,36 14057,41

+ Chia ra các loại đất

- Diện tích đất trồng lúa (ha) 10.135,6 12.232,36 14.222,56 14041.21 - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản (ha) 103,04 134,04 356,8 453,34 2. Cho thuê đất

- Số tổ chức, cá nhân 8 7 5 7

- Diện tích (ha) 26,5 24 10,66 14,57

3. Chuyển mục đích sử dụng đất đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

22,5 14,8 11,2 25.61

- Đất trồng lúa 14,6 10,1 8,6 11.41

- Đất trồng cây hàng năm khác 2,5 1,2 0,6 2.68

- Đất trồng cây lâu năm 1,2 1 0,4 1.56

- Đất nuôi trồng thủy sản 3,5 2 1,2 4.56

- Đất nông nghiệp khác 0,7 0,5 0,4 5.4

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Mỹ Đức (2018) Trong năm 2015, 2016 và 2017 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành 12 quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 11 tổ chức với diện tích 43,36 ha. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng có liên quan phối hợp với UBND các xã, thị trấn bàn giao đất trên thực địa cho các cơ quan, đơn vị và các chủ dự án như: Công ty cổ phần Thủy sản và du lich Quan Sơn trên địa bàn xã Hợp Tiến, công ty TNHH dệt may xuất khẩu Đại Nghĩa,

công ty dệt Toàn Thắng; Quy hoạch các công trình phục vụ mục đích công cộng … Một số dự án sử dụng đất không có hiệu quả, UBND huyện đã có văn bản đề nghị UBND Thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng đất, có 01 doanh nghiệp buộc phải trả lại đất do sử dụng đất không đúng mục đích như Công ty bò sữa Đồng Tâm. UBND huyện ban hành quyết định cho 09 cơ sở thuê đất để sản xuất kinh doanh, với tổng diện tích 17,8 ha, chỉ đạo bàn giao đất, ký hợp đồng thuê đất và cấp GCNQSD đất cho cơ sở để thực hiện dự án đúng quy định. Đến nay, các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Công tác chuyển mục đích sử dụng đất luôn luôn ở thể động, sự vận động liên tục và phức tạp ấy sẽ rất khó kiểm soát nếu không có cơ chế quản lý chặt chẽ. Từ khi Luật đất đai 2003; Luật đất đai 2013 được ban hành, việc chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo hai hình thức. Trong đó hầu hết các trường hợp chuyến mục đích sử dụng đất nông nghiệp là bắt buộc phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là đất trồng lúa nước, đất nuôi trồng thủy sản. Thời gian gần đây, việc chuyển mục đích đất nông nghiệp diễn ra ồ ạt, tự phát chủ yếu là chuyển sang đất ở, đất xây dựng và sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, trong những năm tới UBND huyện Mỹ Đức cần có những biện pháp tích cực để chấn chỉnh tình trạng này đưa việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện vào quy củ, đảm bảo an ninh lương thực cũng như đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Để đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư, việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải có kế hoạch cụ thế, phù hợp quy hoạch sở dụng đất.

Những con số trên cho thấy chủ trương của huyện Mỹ Đức là tiếp tục chuyển đối mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác với tổng diện tích trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 là 48,5 ha chiếm 0,33% diện tích đất nông nghiệp năm 2016. Theo dự định, diện tích đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng lớn nhất là đất trồng lúa chiếm 68,66% tổng diện tích đất chuyển đổi và đất nuôi trồng thủy sản chiếm 13,81%.

Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp với số lượng không nhỏ thế hiện quá trình đô thị hóa đang lan nhanh trên địa bàn huyện trong khi mục tiêu phát triển nông nghiệp đến năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,5%/ năm sẽ gây áp lực lớn cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp nói chung.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng nhằm hợp lý hóa trong khai thác tiềm năng đất đai song việc chuyển đổi này cần được quản lý hết sức chặt chẽ đảm bảo nền kinh tế của huyện đi đúng hướng tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng tự phát làm giảm sút nghiêm trọng loại đất này ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng nhu cầu, an ninh lương thực của nhân dân trong huyện.

b. Ý kiến đánh giá về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp được thu hồi chủ yếu được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để xây dựng hạ tầng, giao thông, trụ sở cơ quan. Tuy nhiên những kết quả thu hồi đất vẫn chưa hoàn thành được kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng như đã đưa ra trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Điều này do việc giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn từ phía người dân, nhiều trường hợp đã phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất. Mặt khác cũng do những thủ tục hành chính trong việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng còn nhiều những vướng mắc, rườm rà đã gây cản trở, thậm chí còn phiền hà cho người dân.

Bảng 4.13. Bảng đánh giá việc thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mỹ Đức

Tiêu chí đánh giá

Đối với người dân (90 hộ dân) Đối với cán bộ (20 cán bộ) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Thủ tục thu hồi rườm rà 43 47,77 9 45,00

Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan 26 28.88 11 55,00

Xác định sai loại đất 6 6,6 1 5,00

Khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng 30 33,33 2 10,00

Đã thực hiện tốt 35 38,88 12 60,00

Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong trong thu hồi và bồi thường

đất của địa phương chưa thực sự tốt người dân đánh giá đạt 28,88%, cán bộ quản lý đánh giá 53,33%. Đất đai là một vấn đề lớn nhưng nhiều trường hợp chỉ có sự tham gia của chính quyền địa phương sở tại mà thiếu mất sự phối hợp, triển khai của các tổ chức xã hội ở địa phương cho công tác tư tưởng, phổ biến về mục đích thu hồi và đền bù đất, công tác quản lý hồ sơ Hồ sơ quản lý đất đai tại một số địa phương còn chưa chặt chẽ gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc đất, loại đất. Mặt khác do một số hộ dân chưa đồng thuận về chính sách bồi thường, hỗ trợ nên không tạo được sự đồng thuận và thiệt thòi cho người dân bị thu hồi đất.

c. Công tác bồi thường, hỗ trợ Giải phóng mặt bằng

Có nhiều nguyên nhân làm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có thể nói là trầy trật, điều dễ nhận thấy là hệ thống văn bản có liên quan đến công tác đền bù, GPMB, tái định cư ban hành chưa đồng bộ, nhiều văn bản còn chồng chéo. Trong khi đó công tác quản lý đất nông nghiệp, quản lý xây dựng của chính quyền cấp xã, phường còn nhiều bất cập, dẫn đến khó xử lý trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc áp giá đền bù thường kéo dài và vẫn còn đó nhiều trường hợp thiếu công khai, minh bạch làm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Trong nhiều trường hợp dân phản ứng là do áp dụng chính sách không công bằng. Không ít đơn vị tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ chưa thực hiện đúng quy trình công khai, dân chủ về chính sách, về phương án bồi thường và còn sai sót trong kiểm kê, áp giá…

Thực tế hiện nay nếu tính riêng công tác đền bù đất có thể thấy giữa thực tế khung giá đền bù của nhà nước áp dụng và giá đất thực tế hay mong muốn của người dân còn một khoảng cách khá xa, giá nhà nước quy định thì thấp so với giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Qua số liệu Bảng 4.14 ta thấy việc đền bù thực tế chủ yếu bằng tiền và nhận vào làm ở khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 25,01%, tỷ lệ đền bù bằng tiền 71,42%, tiền và học nghề 3,57%. Hầu hết người dân nhận tiền đền bù rồi tự tìm kiếm những ngành nghề phù hợp cho mình, địa phương hoặc các doanh nghiệp không có định hướng cũng như mở lớp đào tạo nghề cho lao động bị mất đất và con em họ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc hộ gia đình sau khi mất đất được nhận tiền và nhận vào làm khu công nghiệp cũng chỉ chiếm một phần nhỏ, tỷ lệ này là 25,01%. Rõ ràng phía các nhà quản lý, các doanh nghiệp muốn đền bù bằng tiền cho nhanh gọn, người nông dân thì vẫn muốn có công việc để đảm bảo cuộc sống cho họ.

Bảng 4.14. Thực tế đền bù và nguyện vọng đền bù của người bị thu hồi đất nông nghiệp

Diễn giải Ý kiến của các hộ dân

Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Thực tế đền bù

Tiền mặt 20 71,42

Tiền và học nghề 1 3,57

Tiền và nhận vào làm khu công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 7 25,01 Nguyện vọng được đền bù Nhận tiền mặt 9 32,14

Nhận tiền và đất nông nghiệp 3 10,71

Tiền và đào tạo nghề 3 10,71

Tiền và nhận vào làm khu công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 13 46,42

Tổng 28 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2018) Về nguyện vọng của người nông dân muốn được đền bù thì có 32,14% người nông dân khi được hỏi có nguyện vọng được nhận đền bù bằng tiền; 10,71% có nguyện vọng nhận tiền và đất nông nghiệp; 10,71% có nhu cầu nhận tiền và đào tạo nghề; 46,42% có nhu cầu nhận vào làm tại các khu công nghiệp. Để "chạy kịp" với thực tiễn, những năm qua, cơ chế, chính sách bồi thường GPMB từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là từ năm 2010 đến nay thay đổi liên tục. Đơn giá bồi thường, chính sách hỗ trợ cũng thay đổi, bổ sung, dẫn đến chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, nhất quán nên gây khó khăn trong quá trình thực hiện và trong khi quá trình lập phương án đền bù cho đến khi ra quyết định thu hồi đất thực hiện quá chậm; một số dự án chậm trễ trong phê duyệt phương án dẫn đến chi trả chậm, trong khi cơ chế, chính sách thì thay đổi theo xu hướng tăng, mà giải phóng mặt bằng càng để lâu thì càng không có lợi cho các hộ dân là những người được đền bù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)