3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 21 xã và 01 thị trấn, tôi chọn điểm nghiên cứu là 02 xã và 01 thị trấn cụ thể là: Xã Phùng Xá, xã Hợp Tiến và thị trấn Đại Nghĩa mang tính đại diện chung nhất cho toàn huyện.
Tính đại diện chung nhất của các xã, thị trấn cụ thể là:
- Xã Hợp Tiến: Là xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trung bình trên địa bàn huyện, tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tốt, người dân chấp hành pháp luật về đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp tốt.
- Xã Phùng Xá: Là xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, đa dạng, tuy nhiên, tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn chưa được tốt, người dân chấp hành pháp luật về đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp chưa tốt, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích còn phổ biến.
- Thi trấn Đại Nghĩa: Là trung tâm Hành chính của huyện, tại thị trấn tỷ lệ người dân sản xuất nông nghiệp thấp, nhiều hộ dân vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm những ngành nghề khác. Công tác quản lý đất đai ở mức trung bình, nhiều hộ dân có ruộng nhưng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
3.2.2. Thu thập số liệu
3.2.2.1.Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp liên quan đến diện tích đất nông nghiệp (các loại đất nông nghiệp: Đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng...) được thu thập thông qua các báo cáo từ phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức.
Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về đất đai như việc người sử dụng đất chấp hành các chủ chương chính sách của Đảng, nhà nước trong việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn… được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Phỏng vấn cán bộ, công chức quản lý
Trên địa bàn huyện Mỹ Đức gồm 21 xã và 01 thị trấn, có 46 cán bộ địa chính xây dựng cấp xã; 12 cán bộ công chức phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, 14 cán bộ, công chức phòng Kinh tế huyện; 18 cán bộ viên chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Mỹ Đức. Phỏng vấn 14 cán bộ cấp xã và 06 cán bộ cấp huyện liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. b. Nội dung phỏng vấn chủ yếu:
+ Thông tin về cán bộ được phỏng vấn.
+ Ý kiến đánh giá của cán bộ về công tác quản lý đất nông nghiệp:
- Về các văn bản pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp.
- Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý việc sử dụng đất của nông dân trên địa bàn, về việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến người dân.
- Công tác đo đạc bản đồ, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp. - Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp cho người dân. - Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo liên quan đến đất nông nghiệp…
+ Ý kiến đề xuất để tăng cường công tác QLNN về đất nông nghiệp tại địa phương và trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
c. Phỏng vấn hộ nông dân
Trên địa bàn 03 xã, thị trấn đã chọn: Mỗi xã, thị trấn điều tra, phỏng vấn 30 hộ dân.
Trong đó bao gồm:
- Hộ kiêm nông nghiệp và ngành nghề khác (22 hộ).
- Hộ có đất nông nghiệp nhưng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp (16 hộ). d. Nội dung phỏng vấn chủ yếu
- Thông tin về hộ được phỏng vấn.
- Diện tích sử dụng đất nông nghiệp của hộ.
- Sử dụng như thế nào, có đúng mục đích, đúng quy định không. - Việc chấp hành pháp luật về đất đai như thế nào…
- Ý kiến đánh giá của hộ về công tác quản lý đất nông nghiệp tại địa phương.
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra
Đối tượng Số lượng Phương pháp chọn mẫu
1. Cán bộ
Huyện 6 Chọn những cán bộ liên quan đến quản lý đất nông nghiệp Xã, thị trấn
14
Chúng tôi phỏng vấn cán bộ địa chính của thị trấn (2 phiếu) và 12 xã (mỗi xã 1 phiếu) có diện tích nông nghiệp khác nhau trên địa bàn huyện
2. Hô nông dân
Thị trấn
30 Chúng tôi chọn hỗ ngẫu nhiên các hộ có đất nông nghiệp theo danh sách thị trấn cung cấp
Hợp Tiến
30 Chúng tôi chọn hỗ ngẫu nhiên các hộ có đất nông nghiệp theo danh sách xã cung cấp
Phùng Xã
30 Chúng tôi chọn hỗ ngẫu nhiên các hộ có đất nông nghiệp theo danh sách xã cung cấp
Nguồn: Tác giả (2019)
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, thực trạng sử dụng đất, các cơ chế chính sách của Nhà nước về đất nông nghiệp tại địa phương.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất nông nghiệp.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng đất, cơ cấu đất nông nghiệp - Diện tích canh tác (ha)
- Tỷ lệ phân bổ đất đai + % Phân bố đất đai
+ % Phân bố đất nông nghiệp
+ % đất nông nghiệp dành cho cây hàng năm + % đất nông nghiệp dành cho cây hàng năm + % đất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản + % đất dành cho đất nông nghiệp khác
- Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp + Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ nông nghiệp
b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả công tác về quản lý đất nông nghiệp - Công tác ban hành các văn bản pháp luật về đất đau.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất nông nghiệp - Hiện trạng, diện tích và tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp.
- Diện tích và cơ cấu đất phân bổ cho nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các ngành nghề khác).
- Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ địa chính.
- Tình hình lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Tình hình giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Tình hình giao đất, thu hồi, bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. - Số liệu về các vụ vi phạm và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp - Tình hình thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. - Số lượng, trình độ cán bộ trong bộ máy quản lý về đất nông nghiệp.
3.2.4.1. Hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về đất
- Số lượng văn bản chính sách về đất đai, đất nông nghiệp.
- Số lượng người dân đánh giá về chính sách (tốt, không tốt, phù hợp, không phù hợp).
- Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ.
3.2.4.2. Kết quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
- Diện tích đất nông nghiệp qua từng năm 2015 - 2017.
- Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được cấp hàng năm trên địa bàn huyện.
- Diện tích thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng theo các năm nghiên cứu
- Số lượng vi phạm, xử lý vi phạm về đất nông nghiệp
3.2.4.3. Đánh giá quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
- Nhận xét của người dân đối với chính sách được ban hành - Nhận xét của người dân đối với đội ngũ tiếp dân, cán bộ cơ sở
- Tiêu chí hoàn thành mục tiêu về quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Kết quả xử lý các vụ vi phạm
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA NGHIỆP VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC
4.1.1. Khái quát thực trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức huyện Mỹ Đức
4.1.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng, quản lý đất nông nghiệp
Quan biểu đồ 4.1 ta thấy, tính đến năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Mỹ Đức là 22.625,08 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 14057,41 ha chiếm 62,13% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 7396,26 ha chiếm 32,69 % và diện tích đất chưa sử dụng 1191,41 ha chỉ chiếm 5,18%.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của huyện Mỹ Đức
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018) Qua đó ta thấy đất nông nghiệp vẫn đang là nhóm đất chính của toàn huyện. Tuy nhiên, cơ cấu của đất phi nông nghiệp trong một vài năm tới sẽ tăng lên, điều này chứng tỏ sự phát triển kinh tế của huyện Mỹ Đức đang đi đúng hướng và từ đó đời sống của người dân được nâng cao.
Bảng 4.1. Phân loại đất nông nghiệp theo đối tượng sử du ̣ng, quản lý đất
Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)
Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích đất tự nhiên (%)
- Đất tự nhiên 22625.08 100.00 - Đất nông nghiệp 14057.41 62.13 + Hộ gia đình, cá nhân 9689.81 42.83 + UBND cấp xã 2991.25 13.22 + Tổ chức kinh tế 568.27 2.51 +Tổ chức khác 808.08 3.57
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018) Theo Bảng 4.1 thì diện tích đất nông nghiệp của huyện là 14057,41 ha chiếm 62,13% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó: Hộ gia đình, cá nhân chiếm diê ̣n tı́ch chủ yếu 42,83%; diện tích đất cho UBND cấp xã chiếm 13,22% tổng diện tích tự nhiên; đất của Tổ chức kinh tế chiếm 2,51% tổng diện tích tự nhiên; và đất của tổ chức khác chiếm 3,57% tổng diện tích tự nhiên.
4.1.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp phân theo mục đích sử dụng
Mỹ Đức là huyện có địa hình bán sơn địa, có sông Đáy và sông Thanh Hà chảy qua nên vây trồng chính là cây lúa có diện tích lớn nhất chiếm đến 40,30% diện tích đất nông nghiệp.
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 của huyện Mỹ Đức
Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)
Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích đất
nông nghiệp (%)
Đất nông nghiệp 14057.41 100.00
+ Đất sản xuất nông nghiệp 12433.95 88.45
Đất trồng cây hàng năm 6312.01 44.90
Đất trồng lúa 5024.83 35.75
Đất trồng cây hàng năm khác 897.18 6.38
Đất trồng cây lâu năm 199.93 1.42
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 1438.54 10.23
+ Đất nông nghiệp khác 184.92 1.32
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018) Bên cạnh đó, loại đất nuôi trồng thủy sản cũng tương đối lớn phù hợp cho việc trồng trọt kết hợp chăn nuôi thủy sản như các mô hình: Lúa - cá - gia súc,
gia cầm hoặc chuyên canh Thủy sản chiếm 7,01%. Diện tích trồng cây lâu năm chiếm 2,19% so với tổng diê ̣n tı́ch đất nông nghiê ̣p là không đáng kể. Qua đây ta thấy thế ma ̣nh của vùng là trồng lúa nước; nô hình thủy sản kết hợp chăn nuôi, vì thế huyện cần có chính sách hỗ trợ phát triển để đa ̣t hiê ̣u quả canh tác cao nhất.
4.1.2 Tình hình biến động đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức
Diện tích đất nông nghiệp đến cuối năm 2018 là 14.057,31 ha, diện tích tự nhiên; thực giảm 516,71 ha so với năm 2016
Bảng 4.3. Biến động đất đai qua các năm 2016 - 2017 của huyện Mỹ Đức
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã 2016 2017 2018 TDPTQB
Tổng diện tích tự nhiên 22625.08 22625.08 22625.08 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 14574.12 14528.13 14057.41 98.21 1.1 Đất trồng lúa LUA 8251.52 8114.80 7913.68 97.93
Trong đó: Đất chuyên
trồng lúa nước LUC 7090.39 6958.80 5024.83 84.18
1.2 Đất trồng cây hàng năm
khác HNK 960.85 1036.16 897.18 96.63
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 213.64 267.94 199.93 96.74 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 3320.41 3320.41 3320.41 100.00 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 207.15 180.15 102.75 70.43 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1506.60 1494.72 1438.54 97.72 1.7 Đất nông nghiệp khác NKH 113.94 113.94 184.92 127.40 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức (2017) Trong năm kế hoạch diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 45,99 ha (trong đó chuyển sang đất quốc phòng 4,25ha; đất thương mại dịch vụ 0,2ha; đất phát triển hạ tầng 28,69 ha; đất bãi rác 1,06 ha; đất ở nông thôn 8,46ha; đất ở đô thị 0,3 ha; đất trụ sở cơ quan sự nghiệp 0,4ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 0,05 ha; đất sinh hoạt cộng đồng 2,58 ha).
4.1.3. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức
a. Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai
của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ nội vụ ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mỹ Đức, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban Nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. Biên chế phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức gồm: 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng, 09 cán bộ chuyên viên. Huyện Mỹ Đức còn có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Mỹ Đức, là đơn vị sự nghệp công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động về sử dụng đất, thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Biên chế văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức gồm: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 18 cán bộ chuyên viên.
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Đức
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2017) Cán bộ địa chính cơ sở hoạt động ở xã, thị trấn giúp Ủy ban nhân dân xã,