Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là một phần quỹ đất của phạm vi lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố tác

động đến việc sử dụng đất và quản lý đất đai nói chung và một số nhân tố riêng. Việc sử dụng đất nông nghiệp và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, yếu tố khoa học công nghệ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai (Lưu Hồng Quang, 2018).

2.1.3.1. Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách

Nhóm yếu tố này bao gồm: Luật đất đai, các Nghị định, quy định về chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn), chính sách xã hội khác.

Phát triển nông nghiệp bền vững luôn được coi là mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, trong đó vấn đề quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả là mục tiêu cơ bản để hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nhận thức được điều đó, nhà nước đã triển khai hàng loạt các chính sách từ trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp như: Chính sách đất đai, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ cho nông dân, đề án dạy nghề cho lao động nông thôn...

Nước ta, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo, vì vậy Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách ưu ái, đầu tư, có nhiều sửa đổi, cải cách trong công cuộc phát triển như: Từ chỗ xây dựng các hợp tác xã kiểu cũ, các nông trường đến việc khoán hộ gia đình và từng bước hình thành các hợp tác xã kiểu mới, các trang trại; Có nhiều các hình thức sở hữu đất nông nghiệp đối với cá nhân, tập thể nên các chính sách của Nhà nước đưa ra cần có sự cẩn trọng tránh chồng chéo, không rõ ràng gây khó khăn trong thực hiện quản lý. Luật đất đai cũng từng bước hoàn thiện, từ Luật đất đai năm 1989, năm 1993 đến luật đất đai 2003 và hiện nay là Luật đất đai năm 2013. Sau khi có Luật đất đai, việc giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho người sản xuất nông nghiệp dẫn tới nội dung phương hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức chỉ dạo thực hiện cũng thay đổi theo. Do vậy, các chính sách đưa ra kịp thời, hợp lý thì công tác quản lý đất nông nghiệp sẽ hiệu quả và ngược lại (Nguyễn Ngọc Lưu, 2014).

Cơ chế chính sách của nhà nước, của chính quyền tại địa phương có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Vì vậy, với mục tiêu quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thì nhà nước cần có một cơ chế, chính sách nhất quán, hợp lý, sát với thực tế hơn nữa.

2.1.3.2. Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước

trong từng bộ phận và toàn thể bộ máy chung; có chính sách động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời những nhân tố mới hiệu quả, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cản trở công việc chung; tạo dựng không khí môi trường làm việc lành mạnh, cởi mở, phấn khởi, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể; phát hiện và đề xuất kịp thời những biện pháp khắc phục những tình huống phức tạp xuất hiện trong quá trình triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Việc tổ chức dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đó là phải quan tâm đến lợi ích của người nông dân, dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ, nông trại là con đường cơ bản và lâu dài nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng đất nông nghiệp, lao động và vốn của họ. Quản lý nhà nước gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung đầu tư vào thâm canh, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đảm bảo an toàn và an ninh lương thực. Do đó, các chính sách đưa ra yêu cầu có tính chính xác cao, hợp lý tránh lãng phí. Công tác tổ chức thực hiện cần có sự tương tác thường xuyên giữa các cấp để có những điều chỉnh hợp lý trong chính sách (Lê Anh Hùng, 2011).

2.1.3.3. Trình độ, năng lực của cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Hệ thống chính trị - hành chính các cấp, trong đó chính quyền tại cấp huyện, cấp xã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống.

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, thị trường bất động sản nói chung và đất nông nghiệp nói riêng rất phức tạp, nhạy cảm, rễ nảy sinh sự bất minh bạch. Vì thế là cán bộ quản lý về đất đai trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên. Để giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thì các cấp chính quyền địa phương đóng vai trò chủ lực, sát thực. Người cán bộ có trình độ và năng lực sẽ có những quyết định đúng đắn, đưa ra các phương án có tầm chiến lược và phù hợp với địa phương tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn lực vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cụ thể là nguồn đất nông nghiệp.

2.1.3.4. Hiểu biết, nhận thức của người sử dụng đất nông nghiệp

Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến việc quản lý đất nông nghiệp đó là ý thức, trách nhiệm của người nông dân trong việc sử dụng đất.

Đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đa phần là nông dân, nên còn nhiều hạn chế về hiểu biết các quy định của Pháp luật, vì thế việc sử dụng đất bộc lộ nhiều tính tự phát, tư duy lạc hậu theo kiểu lối mòn đã ăn sâu vào tiềm thức. Vì vậy công tác quản lý việc sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước, cán bộ chuyên môn gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, chỉ đạo người nông dân tuân thủ, chấp hành những quy định của pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức của người dân và các tổ chức cũng từng bước được phát triển theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại đa số người dân chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cho riêng mình, chứ chưa có sự nhìn nhận về lợi ích lâu dài, lợi ích cộng đồng. Do vậy, quá trình khai thác sử dụng đất nông nghiệp bất hợp lý xảy ra khá phổ biến như: Vấn đề đốt nương làm rẫy, canh tác trên đất dốc, nạn chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách tùy tiện từ sản xuất nông nghiệp sang đất ở, đất xây dưng,… phá vỡ tiến trình sử dụng đất khoa học và bền vững, ảnh hưởng nặng nề đến việc bảo vệ đất chống xói mòn và môi trường sinh thái đầu nguồn cũng như cảnh quan thiên nhiên, cấu trúc đô thị (Nguyễn Ngọc Lưu, 2014).

2.1.3.5. Kinh phí, đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý

Bên cạnh nguồn lực về con người, các yếu tố về kỹ thuật cũng có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, các hoạt động khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hành chính là những việc làm được thực hiện thường xuyên, định kỳ trong các cơ quan quản lý nhà nước. Công việc này đỏi hỏi các trang thiết bị đo đạc hiện đại, có độ chính xác cao hỗ trợ cho các cán bộ địa chính

ngoài thực địa trong quá trình khảo sát. Ngoài ra, việc thống kê tổng hợp số liệu sau đo đạc, lập bản đồ hành chính và quản lý hồ sơ địa chính cần được thực hiện trên những phần mềm quản lý đất đai chuyên nghiệp để đảm bảo cho công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về đất đai được thực hiện nhất quán, thuận lợi cho công tác theo dõi, quản lý (Nguyễn Thị Luyến, 2015).

Các trang thiết bị và phương tiện cho cán bộ quản lý đất nông nghiệp có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ các công cụ đắc lực cho người quản lý. Các trang thiết bị các hiện đại, đầy đủ sẽ giúp cho người quản lý thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình và giúp cho quản lý nhà nước về đất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Công nghệ hiện đại hiện nay sẽ giúp cho việc quản lý đất nông nghiệp một cách chính xác và cập nhật liên tục nhất. Khi áp dụng được công nghệ thông tin vào công tác quản lý thì việc quản lý đất nông nghiệp sẽ được chính xác hóa, các thửa đất sẽ được số hóa. Hệ thống sẽ tự động báo cho người quản lý nắm được thực trạng một cách nhanh nhất, thay vì phải đi tìm ở sổ ghi chép như trước đây không kiểm soát được (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)