Phương pháp định loại nấm sợi (Nguyễn Lân Dũng, 2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng với bệnh nấm mốc xanh gây bệnh trên nấm linh chi (ganoderma SP ) trong điều kiện in vitro (Trang 34 - 36)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.6. Phương pháp định loại nấm sợi (Nguyễn Lân Dũng, 2006)

 Yêu cầu:

Có được các chủng nấm sợi thật thuần khiết (không được lẫn tạp nấm hoặc các vi sinh vật khác).

Các chủng cần định loại phải được nuôi cấy trên các môi trường, nhiệt độ, thời gian nuôi cấy theo đúng quy định của các khoá phân loại đối vối từng chi nấm mốc.

 Quy trình định loại một chủng nấm sợi:

 Quan sát đặc điểm phân loại của chủng nấm sợi cần định loại.  Quan sát đặc điểm khuẩn lạc trên thạch.

- Hình dáng

- Kích thước (đường kính, chiều dày)

- Dạng mặt (nhung mượt, mịn, len xốp, dạng hạt, lồi lõm, có khía hay không…)

- Màu sắc khuẩn lạc mặt trên và mặt dưới

- Dạng mép khuẩn lạc (mỏng, dày, phẳng, nhăn nheo…) - Giọt tiết nếu có (nhiều, ít, màu sắc)

- Mùi khuẩn lạc (có, khơng mùi)

- Sắc tố hồ tan (màu của mơi trường xung quanh khuẩn lạc) nếu có.

o Các cấu trúc khác: bó sợi, bó giá (Synnematous or sporodochial conidiomata) các cấu trúc mang bào tử trần (Fruit body - conidiomata) như đĩa giá (acervuli) hoặc túi giá (Pycnidia), đệm nấm (Stroma), hạch nấm (sclerotia) vv..

 Quan sát các đặc điểm vi học

- Sợi nấm: (hyphae) có vách ngăn, khơng có vách ngăn, có mấu.

- Bào tử trần(conidia): kiểu phát sinh bào tử trần (ở nấm bất tồn), hình dạng, kích thước, màu sắc, bề mặt (nhẵn, có gai, gồ ghề) cách sắp xếp đơn độc chuỗi gốc non (basipetal) chuỗi gốc già (acropetal) khối cầu vv…

(nếu có) (Sporangia & Sporangiola) hình dáng, kích thước, màu sắc, bề mặt của nang, cuống nang, khơng hoặc có nhánh (nhánh mọc vòng, mọc cách, hợp trục vv…); bào tử nang ( hình dạng, kích thước, bề mặt, …) ở nấm tiếp hợp.

- Bộ máy mang bào tử trần (conidiogenous apparatus): giá bào tử trần (conidiophore) - kích thước, đường kính, chiều dài, bề mặt (nhẵn, có gai, có nốt sần, vv…) màu sắc, có vách ngang hoặc khơng, có hoặc khơng có cấu trúc đặc biệt như tế bào chân (foot cell) sợi cứng (setae) tăng trưởng ở gốc hoặc ở ngọn có hoặc khơng có dạng hình thái đặc biệt như bó giá, đệm giá. Các nhánh (của bào tử trần) số lượng nhánh, kích thước bề mặt, màu sắc, cách sắp xếp (đối xứng, không đối xứng sát nhau hoặc tẽ rộng, vị trí dọc giá bào tử trần hoặc tập trung ở ngọn giá)vv…

- Tế bào sinh bào tử trần (conidiogenous cell)

Kiểu tế bào sinh bào tử trần (thể bình, dạng có khun ở đỉnh, dạng sinh bào tử trần đồng thời, như dạng (dạng bình- phialo type; dạng phân đốt, Annello type). Dạng sinh bào tử trần không đồng thời (Aleurio- type), bào tử đính kiểu nảy chồi (Blasto - type), dạng sinh bào tử trần qua lỗ để lại sẹo (Poro - type) vv.. hình dạng, kích thước, màu sắc, cách sắp xếp (đơn dộc hoặc thành cụm, thành vịng), vị trí (trên sợi nấm, dọc theo giá bào tử trần, các nhánh hoặc ở đính giá) vv…

- Thể quả túi (ascocarp) như cleistothecium, cần khảo sát vị trí, số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc, bề mặt của thể quả, quan sát túi bào tử (ascus) bào tử túi (ascospore) về hình dạng, kích thước bề mặt.

 Tiến hành định loại

Căn cứ vào kết quả quan sát đầy đủ, chính xác các đặc điểm của khuẩn lạc và các đặc điểm vi học tiến hành xác định tên lồi (hoặc thứ nếu có) chủng nấm mốc như sau:

Dùng khố phân loại của các nhóm phân loại bậc cao (ngành, ngành phụ, lớp, bộ, họ, chi) để xác định lần lượt xem những nấm mốc thuộc chi nấm mốc nào. Tiếp theo dùng khoá phân loại của chi đó để xác định đến lồi (thứ) bằng cách so sánh tất cả các đặc điểm đã quan sát được của chủng nấm mốc đó với các đặc điểm tương ứng của lồi nào đó trong khố phân loại. Nếu các đặc điểm so sánh phù hợp với đặc điểm của lồi mơ tả trong khố, ta xác định được tên lồi của chủng nấm mốc cần định loại.

Nếu có chủng nấm mẫu của lồi (hoặc thứ) vừa xác định thì tiến hành so sánh các đặc điểm hình thái khuẩn lạc, đặc điểm vi học của chủng mẫu với các đặc điểm tương ứng của chủng cần định loại. Nếu các đặc điểm của 2 chủng phù hợp với nhau thì có thể khẳng định chắc chắn loài (hoặc thứ) của chủng nấm mốc cần định loại.

Nếu có chủng nấm mẫu của lồi (hoặc thứ) vừa xác định thì tiến hành so sánh các đặc điểm hình thái khuẩn lạc, đặc điểm vi học của chủng mẫu với các đặc điểm tương ứng của chủng cần định loại. Nếu các đặc điểm của 2 chủng phù hợp với nhau thì có thể khẳng định chắc chắn loài (hoặc thứ) của chủng nấm mốc cần định loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng với bệnh nấm mốc xanh gây bệnh trên nấm linh chi (ganoderma SP ) trong điều kiện in vitro (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)