Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Kết quả tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng
4.2.1. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng với nấm LC1
Xạ khuẩn
Xạ khuẩn được xem là nguồn sản xuất chất kháng sinh nhiều nhất (Miyadoh, 1997). Đây là đặc tính quan trọng nhất của xạ khuẩn. Vì vậy, từ bộ sưu tập các chủng xạ khuẩn được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau được giữ trong glycerol 30%, tơi tiến hành hoạt hóa trên mơi trường Gause-1. Các chủng xạ khuẩn sau khi được hoạt hóa từ glycerol, cấy chuyển 1 - 2 lần trên mơi trường
Gause-1 và sau đó tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm mốc xanh gây bệnh trên Linh chi bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch.
Xạ khuẩn sau khi cấy chuyển 1-2 lần trên môi trường thạch Gause-1 được tiến hành nuôi cấy trên môi trường ISP2 lỏng lắc 200 vòng/phút ở 300C thu dịch xạ khuẩn sau 7 ngày. Sau đó nấm mốc xanh được ni trong mơi trường PDA lỏng từ 3-5 ngày thu 100µl dịch nuôi, chang đều trên đĩa petri môi trường PDA, dùng dụng cụ đục lỗ thạch đã biết đường kính để đục các giếng thạch, bổ sung dịch xạ khuẩn vào giếng trên đĩa petri cấy chang nấm. Sau đó đặt vào tủ ni 30°C và quan sát kết quả sau 3-4 ngày nuôi cấy.
Kết quả là trong 24 chủng xạ khuẩn dùng để tuyển chọn đã tìm được 4 chủng xạ khuẩn là 116, 15, 12 và XK2 có tính đối kháng trong điều kiện in vitro với nấm mốc xanh gây bệnh trên Linh chi (Hình 4.8) (Bảng 4.3).
Hình 4.8. Kết quả thử hoạt tính kháng nấm mốc xanh gây bệnh trên nấm Linh chi của một số chủng xạ khuẩn bằng phương pháp
khuếch tán đĩa thạch
Kết quả cho thấy chủng xạ khuẩn 116 và 15 có khả năng đối kháng mạnh với nấm gây bệnh trên Linh chi. Trong đó chủng xạ khuẩn 116 có hoạt tính mạnh nhất với nấm mốc xanh, với đường kính vịng vơ nấm là 15mm (Hình 4.8). Vì
vậy, tơi tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lý- sinh hóa của chủng xạ khuẩn 116.
Bảng 4.3. Hoạt tính đối kháng của các chủng xạ khuẩn
với nấm mốc xanh gây bệnh trên nấm Linh chi bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch
Tên chủng Đường kính vịng vơ nấm (D-d mm)
116 15±0.1
15 5±0.1
12 3±0.1
XK2 0.2±0.1
Chú thích: D: đường kính vịng kháng; d: đường kính giếng (tính bằng milimet)
Vi khuẩn
Sử dụng nguồn lưu trữ vi khuẩn tại Bộ môn Vi sinh chúng tôi đã tuyển chọn trong tổng số 20 chủng .
Các chủng vi khuẩn được hoạt hóa và ni cấy trên mơi trường LB và sau đó tuyển chọn các chủng có khả năng đối kháng với nấm mốc xanh gây bệnh trên Linh chi bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch.
Vi khuẩn được tiến hành nuôi cấy trên môi trường LB lỏng lắc 200 vòng/phút ở 300C thu dịch xạ khuẩn sau 3 ngày. Sau đó nấm mốc xanh được ni trong mơi trường PDA lỏng từ 3-5 ngày thu 100µl dịch ni, chang đều trên đĩa petri môi trường PDA, dùng dụng cụ đục lỗ thạch đã biết đường kính để đục các giếng thạch, bổ sung dịch vi khuẩn vào giếng trên đĩa petri cấy chang nấm. Sau đó đặt vào tủ ni 30°C và quan sát kết quả sau 3-4 ngày ni cấy (Hình 4.9) (Bảng 4.4).
Bảng 4.4. Hoạt tính đối kháng của các chủng vi khuẩn
với nấm mốc xanh gây bệnh trên nấm Linh chi bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch
Tên chủng Đường kính vịng vơ nấm (D-d mm)
GL01 15±0.1
KCO3 18±0.1
GL13 0.2±0.1
QP07 4±0.1
Hình 4.9. Vi khuẩn đối kháng với nấm LC1
Kết quả tuyển chọn đã tìm được 2 chủng KCO3 và GL01 đối kháng mạnh trong điều kiện in vitro với nấm mốc xanh gây bệnh trên Linh chi. Với
vịng vơ nấm lần lượt là 18 và 15mm.