Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.8. Lựa chọn vật liệu ứng dụng công nghệ hàn tự động dưới lớp thuốc
DƯỚI LỚP THUỐC
Trên cơ sở tài liệu về các vật liệu dùng trong chế tạo máy và trên cơ sở chi tiết máy nông nghiệp cụ thể, trong luận văn sử dụng vật liệu là thép hợp kim thấp độ bền cao (thép Q345B).
Các ứng dụng tiêu biểu của thép kết cấu hợp kim thấp là giá đỡ và thân xe tải, toa xe, thiết bị vận tải, chi tiết máy nông nghiệp, sàn cầu, đường ống và bình áp lực (Ngô Lê Thông, 2009a).
Thép hợp kim thấp độ bền cao (cũng được gọi là thép kết cấu hợp kim thấp) được sử dụng nhằm tạo ra cơ tính tốt hơn và khả năng chống ăn mòn tốt hơn trong không khí so với thép cacbon thông thường vì thép được chế tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể về mặt cơ tính chứ không phải về mặt thành phần hóa học. Thép hợp kim thấp độ bền cao có nồng độ cacbon thấp để có tính biến dạng và tính hàn tốt.
Trong ngành chế tạo máy, thép hợp kim thấp ít cacbon thường được sử dụng để chế tạo các kết cấu hàn (Ngô Lê Thông, 2009a), tổng lượng nguyên tố hợp kim luôn không quá 4% và tối đa 0,25%C. Nguyên tố Mangan làm tăng giá trị độ dai va đập song vẫn đảm bảo tính hàn, thỏa mãn yêu cầu về độ bền. Một lượng nhỏ các nguyên tố V được đưa vào để tạo tổ chức hạt mịn hơn, làm tăng độ bền và độ dai va đập. Giới hạn chảy có thể được tăng them bằng cach hợp kim hóa bằng Nb. Thép được sản xuất duới dạng cán hoặc thường hóa. Tính hàn của chúng giống tính hàn của thép cacbon thấp.
Bảng 2.15. Thành phần hóa học của thép hợp kim thấp Q345B
Tiêu
chuẩn Mác thép (%) C (%) Mn Si (%) P (%) S V (%) Nb (%) Ti (%) Nguyên tố khác
GB/T
1591-94 Q345B 0,2 1 1,6 0,55 0,04 0,04 0,02 0,15 0,015 0,06 0,02 0,2 -
Nguồn: Trần Văn Địch và Ngô Trí Phúc (2006)
Bảng 2.16. Tính chất cơ lý tính của thép Q345B Tiêu Tiêu chuẩn Mác thép Độ bền kéo (Mpa) Giới hạn chảy (Mpa) Độ giãn dài tương đối (%) Chịu công va đập Nhiệt độ oC Ak (J) GB/T 1591-94 Q345B 470 ÷ 630 345 21 34 +20