TT
Biến thực Biến mã hóa
Ih (A) x1 Vh (m/h) x2 Z1 Z3 1 410 15 -1 -1 2 430 15 +1 -1 3 410 19 -1 +1 4 430 19 +1 +1 5 420 17 0 0 6 420 17 0 0 7 420 17 0 0 4.1.1.3. Quy trình thực nghiệm
- Chuẩn bị mẫu hàn: mài bề mặt mối hàn, đặc biệt ở vị trí tiếp giáp giữa các tấm để hàn để đảm bảo tốt chất lượng mối hàn.
Hình 4.6. Chuẩn bị mẫu để hàn
- Thiết kế, chế tạo đồ gá hàn để phục vụ cho quá trình hàn - Tiến hành gá đặt
Hình 4.7. Quá trình gá đặt trước khi hàn
- Nhập các thông số máy hàn theo bảng ma trận kế hoạch thực nghiệm - Chạy thử, kiểm tra và hiệu chỉnh chương trình hàn
- Thực nghiệm quá trình hàn
Hình 4.8. Quá trình hàn thực nghiệm
- Tháo liên kết hàn
- Làm sạch và kiểm tra mối hàn
b)
Hình 4.9. Kiểm tra mối hàn a – mặt trên mối hàn; b – mặt dưới mối hàn a – mặt trên mối hàn; b – mặt dưới mối hàn
- Lấy mẫu kiểm tra bằng cách cắt bỏ hai đầu của liên kết hàn.
a) b)
Hình 4.10. Kiểm tra lắp ghép mối giáp mối [24]
a – quy cách chuẩn bị kiểm tra mối hàn; b – cắt mẫu để kiểm tra mối hàn
4.1.1.4. Kết quả thực nghiệm
Để xác định các kích thước tiết diện ngang của mối hàn, tác giả sẽ tiến hành thực nghiệm qua các bước sau:
- Mài và đánh bóng vùng mặt cắt ngang của mối hàn bằng máy mài chuyên dùng và giấy ráp với độ nhám khác nhau.
- Sử dụng dung dịch cồn với 3 – 4 % dung dịch axit Nitơric để thẩm thực bề mặt mẫu rồi rửa sạch và sấy khô. Trên cơ sở đó ta có thể phân biệt được vùng kim loại mối hàn và vùng kim loại cơ bản, từ đó ta cũng có thể quan sát được hình dạng, vùng kết tinh của mối hàn và chụp ảnh.
- Sử dụng thước đo có độ chính xác cao để đo các thông số kích thước của mối hàn. Tại mỗi điểm đo trên 3 mẫu, kết quả đo sẽ lấy trung bình cộng và lập bảng thông số kích thước của mối hàn.
Hình ảnh tổ chức thô đại và cách kiểm tra thông số kích thước của mối hàn được thể hiện trong các hình dưới đây:
Hình 4.11. Hình ảnh thô đại và cách kiểm tra kích thước mối hàn
Kết quả thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số chế độ hàn đến hình dạng và kích thước mối hàn được cho trong bảng dưới đây: