Nhìn vào đồ thị và phương trình hồi quy thực nghiệm ta thấy:
Hệ số ảnh hưởng đồng thời giữa Ih(x1) và Vh(x2) đến chiều sâu ngấu h ngược chiều nhau (lần lượt là + 0,75 và – 0,35), có nghĩa là khi Ih tăng và Vh giảm thì chiều sâu ngấu tăng, ngược lại khi Ih giảm và Vh tăng thì chiều sâu ngấu giảm.
Hệ số ảnh hưởng đồng thời giữa Ih(x1) và Vh(x2) đến chiều cao đắp ccùng chiều nhau (lần lượt là + 0,625 và + 0,225), có nghĩa là khi Ih tăng và Vh tăng thì chiều cao đắp c tăng, ngược lại khi Ih giảm và Vh giảm thì chiều cao đắp c giảm.
Hệ số ảnh hưởng đồng thời giữa Ih(x1) và Vh(x2) đến chiều rộng mối hàn b ngược chiều nhau (lần lượt là + 0,35 và – 1,1), có nghĩa là khi Ih tăng và Vh
giảm thì chiều rộng mối hàn tăng, ngược lại khi Ih giảm và Vh tăng thì chiều rộng mối hàn giảm.
Dựa vào các mẫu thực nghiệm, các mẫu đã kiểm tra Macro để xác định kích thước mong muốn của các mối hàn và vùng kim loại mối hàn để đảm bảo không xảy ra hiện tượng mối hàn dễ bị nứt nóng, khả năng biến dạng mối hàn lớn, hệ số ngấu (hệ số hình dạng bên trong) n = b/h thường có giá trị từ 0,8 ÷ 4, tối ưu từ 1,3 ÷ 2 (Ngô Lê Thông, 2009a) sự chuyển tiếp kim loại từ mối hàn vào kim loại cơ bản đều, không gây ra hiện tượng tập trung ứng suất, khả năng biến dạng mối hàn giảm, tăng khả năng chịu tải trọng động thì hệ số hình dạng mối hàn (hệ số hình dạng bên ngoài) n = b/c thường có giá trị 7 ÷ 10 (Ngô Lê Thông, 2009a). Trên cơ sở đã đưa ra và dựa vào quá trình hàn thực nghiệm, đánh giá sự tương quan giữa hệ số hình dạng bên trong, hình dạng bên ngoài để xác định các thông số kích thước mong muốn:
- Đối với giá trị chiều sâu ngấu của mối hàn phải đảm bảo để mối hàn có sự liên kết bền chặt, giá trị chiều sâu ngấu càng lớn càng tốt nhưng phải đảm bảo
hình dáng mối hàn đẹp, không bị hiện tượng cháy lẹm, không xảy ra hiện tượng nóng chảy khi sử dụng cùng thông số chế độ hàn cho nhiều chi tiết khác nhau (mối hàn ổn định). Dựa vào các mẫu thực nghiệm và bằng kinh nghiệm ta xác định được chiều sâu ngấu của mối hàn phù hợp từ 4,5 ÷ 5,5 mm.
- Để đảm bảo mối hàn không bị khuyết lõm, góc chuyển tiếp giữa mặt trên của mối hàn và mặt chảy của mối ghép hàn tốt, khả năng biến dạng mối hàn giảm, giảm hiện tượng tập trung ứng suất, tăng khả năng chịu tải trọng động. Dựa vào các mẫu thực nghiệm và bằng kinh nghiệm ta xác định được chiều rộng mặt trên của mối hàn phù hợp từ 12,5 ÷ 13,5 mm.
- Sự chuyển tiếp kim loại từ mối hàn vào kim loại đều, khó gây hiện tượng tập trung ứng suất, giảm khả năng biến dạng mối hàn, tăng khả năng tải trọng động, trên cơ sở chiều rộng mối hàn đã chọn và kết hợp với kết quả thực nghiệm ta lựa chọn chiều cao đắp phù hợp 2,0 ÷ 3,0 mm.
Bảng 4.6. Phạm vi kích thước mong muốn của mối hàn
Chiều sâu ngấu (h) Chiều rộng mối hàn (b) Chiều cao đắp (c)
4,5 ÷ 5,5 12,5 ÷ 13,5 2 ÷ 3
Sử dụng công cụ “Optimizer” của phần mềm Modde 11.0.1 để tìm ra bộ thông số chế độ hàn theo với kích thước mong muốn (MKS Umetrics, 2015; Vũ Văn Ba, 2015). Nhập các thông số đầu vào với khoảng biến thiên đã xác định và các thông số phạm vi kích thước mong muốn của mối hàn. Kết quả thu được thể hiện trên bảng 4.7.
Bảng 4.7. Bộ thông số chế độ hàn theo phạm vi kích thước mong muốn của mối hàn
Khoảng biến thiên của các thông số đầu
Phạm vi kích thước mối hàn mong muốn
h
[m
m
]