Đặc điểm công nghệ đệm lót sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 26 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật để xử lý môi trường chăn nuô

2.2.3. Đặc điểm công nghệ đệm lót sinh học

2.2.3.1. Đặc điểm quần thể vi sinh vật trong công nghệ đệm lót sinh học

Theo Büscher W., Hartung E., Kechk M., (1994), Cơ chế hình thành chất gây thối: NH3 chủ yếu tạo ra từ sự phân giải ure và axit uric trong nước tiểu của các vi khuẩn và sự khử NH3 từ axit amin trong phân do các vi khuẩn có hại và gây bệnh như các vi khuẩn gam âm có men khử NH3 của các axit amin như

E.coli, Salmonella, tụ cầu….

H2S được hình thành do vi khuẩn khử axit amin lysine, cysteine; Sự hình thành các amin hữu cơ rất độc và thối do các vi khuẩn lên men thối rữa đã khử cacboxin (CO2) một số loại axit amin để tạo thành.Sự giải phóng NH3 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, cấu trúc nền, mức độ vệ sinh chuồng trại, khẩu phần ăn…(Büscher et al. 1994). Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào độ pH, nếu độ pH trên 7 sự giải phóng nhanh, dưới 7 giải phóng chậm (độ pH phân gà lợn…khoảng 8,5).

Chiang and Hsieh (1995) tổng kết rằng, sử dụng chế phẩm có chứa

lactobacillus acidophilus, Streptococcus faecium và Bacillus subtilis tạo thành

hỗn hợp vi sinh vật. Theo nghiên cứu, chế phẩm này đã làm giảm hàm lượng amoniac trong phân và chất độn chuồng trong chăn nuôi. Bổ sung một số vi sinh vật có ích như lactobacillus casei vào khẩu phần ăn của gia súc có thể giảm khí amoniac và các hợp chất hữu cơ bay hơi trong chuồng nuôi.

2.2.3.2. Đặc điểm nguyên liệu trong công nghệ đệm lót sinh học

Việc sử dụng các chất đệm lót nền chuồng có liên quan đặc biệt tới sự thoải mái và tập tính tự nhiên của vật nuôi. Các chất đệm lót như rơm, mùn cưa... có ảnh hưởng rõ rệt đến sự giảm tình trạng stress của vật nuôi khi so sánh với phương pháp nuôi nền bê tông Beattie et al. (1995); Tuyttens et al. (2004); Jensen and Pederson (2007).

Việc sử dụng mùn cưa và các nguyên liệu khác như trấu, rơm lúa mạch, lõi ngô, gỗ nghiền... để hấp thụ phân, nước tiểu, giảm mùi và đặc biệt là cung cấp cho vật nuôi một môi trường sống thoải mái, gần với tự nhiên hơn đã được nhiều

trang trại áp dụng ở nhiều nước như Đài Loan, Hongkong, Nhật Bản, Newzealand, Hà Lan... Hong et al. (1997), Tiquia et al. (1998), Corrêa et al.

(2000), Honeyman et al.(2003).

Vidal et al. (2008) cho biết, nền chuồng bổ sung rơm lúa mạch hoặc thân cây ngô ủ có tác dụng làm giảm sự thải NH3 ra môi trường, tuy nhiên sự thải CH4 không bị ảnh hưởng khi bổ sung rơm, thân cây ngô ủ hoặc thân gỗ nghiền nhỏ. Sự giảm tốc độ thải khí amoniac theo các tác giả là do sự hình thành một lớp hàng rào che phủ phía trên ngăn cản khí NH3 bốc hơi.

Việc bổ sung chất đệm lót cũng làm giảm pH của phân từ đó làm giảm sự thải NH3. Vấn đề khử mùi hôi và khí độc được đặt ra mạnh trong những năm gần đây khi chăn nuôi phát triển với tốc độ nhanh gây ô nhiễm lớn môi trường chăn nuôi. Trong chuồng nuôi tích tụ nhiều khí độc như NH3, CH4, N2O, H2S, CO2 làm cho vật nuôi dễ sinh các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn lớn, bị tổn thất về kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người chăn nuôi và những người xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)