Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số vsv có hại và kst trong mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 51 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số vsv có hại và kst trong mô

VÀ KST TRONG MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI GÀ SỬ DỤNG ĐLSH

4.4.1. Ảnh hưởng của một số vi sinh vật có hại trong nền đệm lót

Để đánh giá ảnh hưởng của một số vi sinh vật có hại trong môi trường chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học, chúng tôi cũng tiến hành lấy mẫu như đối với lấy mẫu xác định sự tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis. Kết quả phân tích mẫu được lấy giá trị trung bình, được tổng hợp và trình bày ở bảng4.7 và bảng4.8.

40

Bảng 4.7. Kết quả xác định vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (Coliform)

Đơn vị tính: CFU/g

Tên mô hình Thời gian theo dõi

Tháng 9/2016 Tháng 12/2016 Tháng 3/2017 Tháng 6/2017 Mô hình nuôi gà thịt Tuổi gà (tuần) 7 15 6 13 Thí nghiệm 1 0,46x103 0,55 x103 0,49 x103 0,56 x103 Thí nghiệm 2 0,39 x103 0,57 x103 0,44 x103 0,58 x103 Thí nghiệm 3 0,25 x103 0,48 x103 0,32 x103 0,55 x103 Tổng hợp chung 0,37 x103 0,53 x103 0,42 x103 0,56 x103 Lô ĐC 3,5 x103 4,5 x103 3,7 x103 5,2 x103 Mô hình nuôi gà đẻ Tuổi gà (tuần) 20 30 42 52 Thí nghiệm 1 0,32 x103 0,47 x103 0,59 x103 0,60 x103 Thí nghiệm 2 0,34 x103 0,48 x103 0,62 x103 0,61 x103 Thí nghiệm 3 0,31 x103 0,35 x103 0,57 x103 0,49 x103 Tổng hợp chung 0,32 x103 0,43 x103 0,59 x103 0,57 x103 Lô ĐC 4,5 x103 4,2 x103 5,3 x103 4,7 x103

Kết quả theo dõi ở bảng4.7 cho thấy: Số lượng vi sinh vật chỉ điểm Coliform trong nền đệm lót sinh học xác định được trong khoảng 0,25 x103 TB/gđến 0,58 x102 TB/g đối với mô hình nuôi gà thịt và từ 0,31 x103 TB/gđến 0,62 x103 TB/g đối với mô hình nuôi gà đẻ. Tuy nhiên, số lượng Coliform tổng số trong các lô thí nghiệm vẫn trong giới hạn cho phép (QCVN 01-15/2010/BNNPTNT: < 103 TB/g). Trong khi ở các lô đối chứng, số lượng Coliform tổng số đều vượt QCVN từ 3,5-5,3 lần. Mặt khác, số lượng vi sinh vật chỉ điểm Coliform trong nền đệm lót sinh học có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi trong cả mô hình nuôi gà thịt và gà đẻ.

Sự lên men của vi sinh vật trong quá trình phân giải phân và chất thải do gà thải ra là quá trình phân giải hiếu khí, vì vậy cần phải cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật hoạt động thông qua quá trình tự đảo bới của gà và của người chăn nuôi, nhằm

làm cho lớp đệm lót luôn tơi xốp, tạo sự trao đổi oxy của vi sinh vật diễn ra thuận lợi, hạn chế sự lên men yếm khí trong chuồng nuôi.

Các vi sinh vật gây bệnh bị diệt thì khó có thể khôi phục lại về số lượng, ngược lại các vi sinh vật có lợi trong đệm lót sẽ tồn tại và duy trì được một số lượng khá lớn để thực hiện nhiệm vụ của chúng. Dựa vào đặc tính này, chế phẩm sinh học VNUA-Biomix được nghiên cứu sản xuất ra trên cơ sở chọn lọc tập hợp các chủng vi sinh vật có lợi, nên ngoài việc phân hủy các chất thải còn có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi.

Trong nền đệm lót sinh học, tuy thực tế không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, chúng nằm trong phạm vi hoàn toàn có thể kiểm soát, ở trạng thái bị ức chế hoặc bất hoạt nên chúng ít có khả năng gây bệnh mà nếu mắc bệnh thì thường không bị nặng. Trái lại, chúng còn có tác dụng gây miễn dịch không đặc hiệu từ vi khuẩn gây bệnh đã giảm hoạt lực hoặc gây miễn dịch cho con vật do các virus bị suy yếu, giảm độc lực.

Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả xác định vi sinh vật có hại trong nền ĐLSH

Lô Mô hình Coliform tổng số

(103MPN/ml) E.Coli (102MPN/ml) Salmonella (MPN/ml) TN (VNUA.Biomix) Gà thịt Đạt TCVN Đạt TCVN KPH Gà đẻ Đạt TCVN Đạt TCVN KPH ĐC (Không sử dụng chế phẩm) Gà thịt Không đạt TCVN Không đạt TCVN KPH Gà đẻ Không đạt TCVN Không đạt TCVN KPH

Kết quả tổng hợp ở bảng4.8 cho thấy: chăn nuôi gà trên nên đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm VNUA Biomix, mật độ coliforms và E.coli trong nền đệm lót sinh học luôn nằm trong giới hạn cho phép (nhỏ hơn 103MPN/ml đối với coliforms và nhỏ hơn 102MPN/ml đối với E.coli) và không phát hiện thấy sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella. Kết quả này là phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về chăn nuôi gà an toàn sinh học.

Đối với lô đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học, mật độ coliform và E.coli ở mức cao, các chỉ tiêu này đều không đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (theo QCVN 01-15/2010/BNNPTNT). Tuy nhiên, cũng không phát hiện thấy sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella trong mẫu lót nền chuồng.

42

4.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ký sinh trùng trong môi trường chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Chúng tôi cũng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm giống như đánh giá ảnh hưởng của một số vi sinh vật có hại. Kết quả được tổng hợp và trình bày ở bảng4.9.

Bảng 4.9. Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của ký sinh trùng trong môi trường chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Tên mô hình

Thời gian theo dõi

Tháng 9/2016 Tháng 12/2016 Tháng 3/2017 Tháng

6/2017 1. Mô hình nuôi gà thịt

Tuổi gà (tuần) 7 15 6 13

Chỉ tiêu theo dõi: Trứng KST

Lô TN KPH 2 loài KPH 2 loài

Lô ĐC KPH 3 loài KPH 3 loài

Chỉ tiêu theo dõi: Ấu trùng KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Lô ĐC KPH KPH KPH KPH

Chỉ tiêu theo dõi: Ngoại KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Lô ĐC KPH KPH KPH KPH

2. Mô hình nuôi gà đẻ

Tuổi gà (tuần) 20 30 42 52

Chỉ tiêu theo dõi: Trứng KST

Lô TN KPH KPH 2 loài 2-3 loài

Lô ĐC 3 loài 3-4 loài 4 loài 4 loài

Chỉ tiêu theo dõi: Ấu trùng KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Lô ĐC KPH KPH KPH KPH

Chỉ tiêu theo dõi: Ngoại KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Kết quả bảng4.9 cho thấy:

- Đối với mô hình nuôi gà thịt: ở tuần tuổi thứ 6 và 7 không phát hiện thấy trứng, ấu trùng của các loài ký sinh trùng đường tiêu hóa của gà và ngoại ký sinh trùng ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng. Tuy nhiên, ở tuần tuổi thứ 13 và 15 phát hiện thấy trứng của 2 loài giun kim gồm: Haterakis gallinarum và H. berampria ở lô thí nghiệm và 3 loài gồm: H. gallinarum, H. brevispiculum vàH. berampria ở lô đối chứng.

- Đối với mô hình nuôi gà đẻ: chúng tôi phát hiện thấy trứng của 2-3 loài gồm: H. gallinarum, H. brevispiculum vàH. berampria ở các tuần tuổi thứ 42 và 52 trong các mẫu ở lô thí nghiệm; phát hiện thấy trứng của 3 loài giun kim: (H. gallinarum, H. brevispiculum, H. berampria) ngay từ tuần tuổi thứ 20 và phát hiện thêm 1 loài giun đũa (Ascaridia galli)trong các mẫu ở lô đối chứng từ tuần tuổi thứ 30.

- Không phát hiện thấy ấu trùng và ngoại ký sinh trùng tồn tại trên nền đệm ở cả lô thí nhiệm và lô đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)