Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp lựa chọn và bố trí mô hình
Dựa trên kết quả cứu phân lập xác định đặc tính sinh học, chọn chủng vi khuẩn Lactic, Bacillus subtilis, vi khuẩn quang hợp (Bacterio cholofin, Green
sunfuabacteria) xạ khuẩn (Actinomyces), nấm men thuộc chi Saccaromyce dùng
trong chế phẩm sinh học và sản xuất chế phẩm VNUA Biomix tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiến hành xây dựng mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại tỉnh Hà Nam như sau:
Xây dựng 3 mô hình nuôi gà thịt và 3 mô hình nuôi gà đẻ trên nền đệm lót sinh học tại 3 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hà Nam, mỗi hộ bố trí 01 mô hình nuôi gà thịt và 01 mô hình nuôi gà đẻ, quy mô mỗi mô hình 1.000 con. Lô thí nghiệm và lô đối chứng bố trí thuộc 2 dãy chuồng khác nhau. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở lô thí nghiệm và đối chứng giống nhau, chỉ khác là lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm sinh học VNUA Biomix vào nền đệm lót, còn ở lô đối chứng không bổ sung chế phẩm vi sinh.
Tỷ lệ sử dụng chế phẩm VNUA Biomix là 1kg/20 m2 nền chuồng, chế phẩm được trộn đều với bột ngô (hoặc cám gạo), làm ẩm và ủ ấm trong thời gian 1-2 ngày, sau đó rắc đều nên nền chuồng đã được rải lớp mùn cưa, trấu.
Giống gà được các hộ nuôi trong mô hình là giống gà Lương Phượng. Mật độ chuồng nuôi gà thịt 5 -15 con/m2, mật độ chuồng nuôi gà đẻ là 5 con/m2. Thời gian theo dõi gà thịt từ tuần tuổi thứ 1 – 17 và lặp lại theo chu kỳ nuôi, thời gian theo dõi gà đẻ từ tuần tuổi thứ 18 trở đi.
3.4.2. Phương pháp xác định sự tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis
Lấy mẫu từ nền đệm lót: cân 1g mẫu cho vào bình tam giác có chứa 9ml nước muối sinh lí vô trùng lắc đều được nồng độ pha loãng 10-1.
Chuẩn bị 2 dãy ống nghiệm, mỗi dãy có 4 ống nghiệm chứa 9ml nước muối sinh lí vô trùng đánh số thứ tự 1 – 4 để tiến hành pha loãng mẫu theo cơ số 10. Dùng mycropipet hút 1 ml từ bình tam giác chứa mẫu đất và chế phẩm cần phân lập có nồng độ pha loãng 10-1 cho vào ống nghiệm và lắc đều bằng máy
rotex được nồng độ 10-2 tiếp tục làm cho đến ống nghiệm cuối cùng. Tiếp theo chọn ống nghiệm có độ pha loãng 10-3, 10-4, …10-8. Sau đó, dùng mycropipet hút 0.1ml từ mỗi nồng độ pha loãng cho lên đĩa môi trường TSA (mỗi nồng độ lập lại 2 lần) và trang đều bằng que trang vô trùng, sau đó cho những đĩa TSA vào tủ ấm 37oC/ 24h. Tiếp theo, quan sát sự hình thành khuẩn lạc trên đĩa, chọn những khuẩn lạc nghi ngờ là của vi khuẩn Bacills subtilis, dùng que cấy vòng bắt và cấy giữ giống lại trên thạch nghiêng.
Trên môi trường thạch đĩa TSA: Bacillus subtilis phát triển làm hình thành khuẩn lạc dạng tròn rìa răng cưa không đều có tâm sẫm màu, phát triển chậm màu vàng xám đường kính 3-5 mm. Sau vài ngày bề mặt nhăn nheo hơi sẫm. Trên môi trường thạch nghiêng TSA: Dễ mọc, tạo thành màu tro xám, rìa gợn sóng.
Trên môi trường canh TSB: Phát triển làm đục môi trường tạo màng nhăn trên bề mặt môi trường, lắng cặn kết lại như vẩn mây ở đáy, khi lắc đều khó tan.
Sơ đồ xác định sự tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ xác định sự tồn tại của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis Mẫu đệm lót Mẫu đệm lót
Đồng nhất mẫu và pha loãng mẫu: Cân 1g mẫu + 9 ml dd NaCl 0,9% Dung dịch pha loãng mẫu 10-
Lần lượt pha loãng mẫu thành các nồng độ tiếp theo 10-2, ….
Hút 0,1ml dung dịch pha loãng ở mỗi nồng độ cấy lên thạch đĩa TSA
Chọn khuẩn lạc điển hình, nhuộm Gram và thử các phản ứng sinh hóa Ủ ở 37oC/ 24h
3.4.3. Phương pháp xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí
Sử dụng phương pháp cấy láng trực tiếp trên thạch PCA. Mỗi mẫu phải tiến hành nuôi cấy ở ít nhất 3 nồng độ nuôi cấy trên 2 đĩa petri. Ở từng nồng độ pha loãng hút 0,1 ml cho vào đĩa lồng đã được đổ thạch PCA. Dùng ống nghiệm thủy tinh nhỏ, đáy ống phẳng không gồ ghề ria cấy đều trên bề mặt thạch để dung dịch mẫu dàn đều trên bề mặt thạch. Để trong tủ ấm 370C/24 h rồi lấy ra đọc kết quả.
Sau 24 giờ, các đĩa petri được lấy ra để đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường. Chọn tất cả các đĩa có không quá 300 khuẩn lạc để tính kết quả. Sự phân bố của các khuẩn lạc trên đĩa thạch phải hợp lý, với độ pha loãng càng cao thì số khuẩn lạc càng ít. Nếu kết quả không hợp lý phải tiến hành các bước nuôi cấy lại. Tổng số vi khuẩn hiếu khí được tính theo công thức sau:
Tổng số vi khuẩn hiếu khí (CFU/g) = ∑C/(n1+0.1n2).d Trong đó:
C: Số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa thạch đã chọn n1, n2: số đĩa ở 2 đậm độ pha loãng liên tục thứ 1 và thứ 2
3.4.4. Phương pháp xác định vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (Coliform), E. Coli Sử dụng phương pháp cấy láng trực tiếp trên thạch MacConkey (Maria Sử dụng phương pháp cấy láng trực tiếp trên thạch MacConkey (Maria F.C., 2009). Đọc kết quả: trên môi trường thạch Mac Conkey sau khi nuôi cấy 370C/24h, Coliform hình thành khuẩn lạc màu đỏ cánh sen, tròn nhỏ, hơi lồi, không nhày, rìa gọn không làm chuyển màu môi trường. Lấy 3-5 khuẩn lạc đặc trưng cấy sang thạch TSI. Để tủ ấm 370C/24 h lấy ra đọc kết quả. Trên thạch TSI,
Coliform làm cho mặt nghiêng và mặt đáy của thạch đều có màu hồng.
Từ những ống dương tính ở trên dùng que cấy vô trùng chạm vào khuẩn lạc kiểm tra rồi ria cấy trên thạch EMB. Để ở nhiệt độ 42,50C/ 24 h sau đó lấy ra đọc kết quả. Khuẩn lạc E.coli phân có mầu ánh kim đặc trưng.
Từ những khuẩn lạc điển hình giám định tiếp tính chất sinh hóa phản ứng IMViC. Nếu là E.coli:
- Phản ứng Indol: E.coli dương tính làm môi trường có màu đỏ, E.coli
không điển hình có phản ứng âm tính màu vàng nhạt.
- Phản ứng đỏ Methyl: Cấy vi khuẩn vào môi trường nước pepton glucogen, ủ 370C từ 24-48h, nhỏ 5 giọt thuốc thử methyred vào, đọc kết quả,
- Phản ứng Voges-Prokauer: E.coli có phản ứng âm tính: không màu hoặc màu vàng.
- Trên môi trường thạch Simon-Citrat: Ria cấy vi khuẩn trên mặt môi trường thạch nghiêng, ủ 370C từ 1-3 ngày E.coli không sinh trưởng phản ứng âm tính.
3.4.5. Phương pháp xác định Salmonella
Phương pháp xác định Salmonella được tiến hành theo sơ đồ sau:
Hình 3.2. Sơ đồ xác định Salmonella
Mẫu phân (25g)
Môi trường dung dịch đệm Pepton (225ml). Ủ 370C/16-18h
Môi trường thạch MRSV, ủ ở 41,50C/24-48h
Môi trường Muler Kauffmanm (10ml). Ủ 370C/24-48h
Ria cấy trên thạch Rambach, ủ ở 370C trong 24h, chọn khuẩn
lạc rìa gọn, màu đỏ.
Ria cấy trên thạch XLT, ủ ở 370C trong 24h, chọn khuẩn lạc
đen, bóng, rìa gọn.
Chọn khuẩn lạc đặc trưng ria cấy trên thạch Tripple Sugar Iron Agar, ủ ở 370C trong 24h, chọn khuẩn lạc rìa gọn, màu đỏ
Tiến hành các phản ứng sinh hóa:
- IMViC: - + - + - Urease:-
3.4.6.Phương pháp nghiên cứu sự tồn tại của trứng, ấu trùng ký sinh trùng đường tiêu hóa và ngoại ký sinh trùng đường tiêu hóa và ngoại ký sinh trùng
Xác định trứng ký sinh trùng bằng phương pháp Fuleborn và Phương pháp gạn rửa sa lắng.
Nguyên lý là: lợi dụng tỷ trọng của một số dung dịch lớn hơn tỷ trọng của trứng giun sán làm cho trứng giun sán nổi lên trên.
Cách làm: lấy 5 - 10 gram phân (mẫu) vào một cốc nhỏ, dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân trong 40 - 50 ml nước muối NaCl bão hòa. Sau đó lọc qua lưới lọc để loại trừ cặn bã. Dung dịch lọc được để yên trong lọ tiêu bản (miệng hẹp, đáy rộng). Sau khoảng 15 - 30 phút trứng sẽ nổi lên. Dùng vòng vớt thép đường kính 5 mm. Vớt lớp váng ở phía trên để lên phiến kính, đậy lam kính, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm trứng giun sán.
Phương pháp gạn rửa sa lắng: Mục đích là tìm trứng các loại sán lá có tỷ trọng lớn hơn nước. Lấy một lượng phân cho vào cốc thủy tinh có nước cất, khuấy mạnh cho tan, lọc qua lưới lọc vào một cốc hình tam giác. Để yên cho cặn lắng xuống, đổ nước trên đi, lại cho nước vào, để yên 15 phút cho trứng giun sán lắng xuống, làm liên tục nhiều lần đến khi nước trong suốt, sau đó đổ nước đi, cho cặn vào đĩa lồng soi kính hiển vi tìm trứng sán lá.
Xác định ấu trùng ký sinh trùng bằng phương pháp Baemlan: Dùng phễu có đường kính 5 - 10 cm, cuối phễu lắp một ống cao su dài 10 - 15 cm, cuối ống cao su lắp ống nghiệm. Đặt lưới thép hoặc vải màn lên miệng phễu, cho đầy nước ấm 37 - 380C, trên lưới thép đặt 10 - 15 gam mẫu. Để yên 30 phút - 1 giờ, rồi lấy cặn ở ống nghiệm quan sát dưới kính hiển vi để tìm ấu trùng.
3.4.7. Phương pháp theo dõi nhiệt độ nền đệm lót và tiểu khí hậu chuồng nuôi
- Theo dõi nhiệt độ của nền đệm lót bằng nhiệt kế bách phân thủy ngân (0-1000C). Đặt nhiệt kế ở bề mặt nền đệm lót và ở độ sâu 5 cm so với bề mặt của đệm lót. Vị trí đo ở giữa và 4 góc chuồng để tính giá trị trung bình.
- Theo dõi nồng độ một số khí trong chuồng nuôi (H2S, NH3, CO2) bằng Kít đo khí thương mại (KITAGAMA - Gas detector tube system - Nhật Bản). Đo ở các vị trí 4 góc và giữa chuồng nuôi để tính giá trị trung bình.
3.4.8. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh học của gà nuôi
- Tỷ lệ nuôi sống:
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Tổng số con còn sống trong kỳ x 100 Số con có mặt ở đầu kỳ
- Gà bệnh được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám đặc trưng. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố với phần mềm Minitab 14.0.
3.4.9. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Thu thập phân tích số liệu, xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007, sơ đồ, bảng biểu…
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. NGHIÊN CỨU XÂY DỤNG MÔ HÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VNUA
BIOMIX TRONG CHĂN NUÔI GÀ TẠI TỈNH HÀ NAM
4.1.1. Làm nền đệm lót sinh học chuồng nuôi
Tiến hành xây dựng 3 mô hình nuôi gà thịt và 3 mô hình nuôi gà đẻ sử dụng nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Cách bố trí thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1 (TN1): hộ ông Trần Đức Thu - xã Công Lý, huyện Lý Nhân. Thí nghiệm 2 (TN1): hộ ông Lương Tuấn Anh - xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục.
Thí nghiệm 3 (TN1): hộ ông Nguyễn Xuân Minh - xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục.
Mỗi thí nghiệm bố trí 01 mô hình nuôi gà thịt và 01 mô hình nuôi gà đẻ, quy mô mỗi mô hình 1.000 con.
Tiến hành làm đệm lót sinh học chuồng nuôi gà theo các bước sau:
Bước 1. Ủ chế phẩm men – bột ngô: trộn đều 1 kg chế phẩm vi sinh
VNUA Biomic với 2-3 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm 1,5-2 lít nước sạch, trộn hỗn hợp cho ẩm đều, ủ ấm trong 1 - 2 ngày có thể sử dụng. Tỷ lệ sử dụng: 1 kg chế phẩm VNUA Biomic bổ sung cho 15-20 m2 nền đệm lót chuồng nuôi.
Bước 2: Rải chất độn chuồng (trấu, mùn cưa) lên toàn bộ nền chuồng dày
15-20cm đối với nuôi gà thịt, 20cm đối với gà đẻ. Sau khi rải xong, thả gà vào nhằm mục đích tạo 1 lớp phân gà trên bề mặt nền đệm lót.
Bước 3: Sau 7-10 ngày đối với gà con, 2- 3 ngày đối với gà hậu bị, gà sinh
sản, quan sát thấy phân rải khắp nền chuồng, dùng cào tay cào sơ qua bề mặt lớp đệm lót trước khi rắc chế phẩm sinh học .
Bước 4: Rắc đều hỗn hợp chế phẩm men đã được chuẩn bị ở Bước 1 lên
toàn bộ bề mặt nền đệm lót. Sau đó dùng tay (đeo găng) hoặc dùng cào tay, xoa đều trên bề mặt để men được phân tán đều khắp.
(Khi thực hiện Bước 3 và 4 quây gọn gà về 1 phía và tiến hành vào chiều tối để tránh cho gà bị stress)
Một số hình ảnh chuồng nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại các hộ như sau:
4.1.2. Sử dụng và bảo dưỡng nền đệm lót sinh học
Cứ sau vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để thoát mùi hắc do tiêu hủy phân sinh ra.
Tránh làm đệm lót bị ướt (nước uống và nước mưa hắt…). Nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
Đối với gà thịt, sau 3-4 tháng nuôi, nên thay toàn bộ nền đệm lót cũ bằng nền đệm lót sinh học mới theo lứa gà nuôi. Đối với gà sinh sản, định kỳ bổ sung chế phẩm VNUA Biomix 3-4 tuần/lần với tỷ lệ 1 kg chế phẩm vi sinh/30-40 m2 nền chuồng.
Do đệm lót sinh học luôn sinh nhiệt nên ở các tháng mùa Đông, mùa Xuân và mùa Thu, thời tiết mát thì nuôi gà rất tốt, nhưng ở các tháng mùa hè, nắng nóng, cần phải áp dụng một số biện pháp chống nóng như sau:
- Luôn đảm bảo tốt sự lưu thông không khí giữa trong và ngoài chuồng nuôi; có thể lắp đặt hệ thống phun nước trên mái chuồng hoặc sử dụng quạt hơi nước bên trong để làm mát chuồng nuôi, tránh cho gà không bị stress nhiệt.
- Trong các tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên nền đệm lót mỏng, độ dày từ 7-10 cm, hết thời gian nắng nóng, bổ sung đệm lót mới đạt độ dầy 20 cm như bình thường.
4.2. KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ NHIỆT ĐỘ VÀ KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI
4.2.1. Nhiệt độ
Để theo dõi, đánh giá nhiệt độ KKCN các mô hình thí nghiệm chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học, chúng tôi tiến hành đo nhiệt độ KKCN định kỳ 3 lần/tháng để lấy giá trị trung bình; vị trí đo ở 4 góc và ở giữa chuồng nuôi. Kết quả thu được được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2.
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ không khí chuồng nuôi các mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học (từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017) Bố trí mô hình Số lần đo/ tháng Nhiệt độ trung bình các tháng (0C) ( ± SD) 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 1. Thí nghiệm 1 Mô hình gà thịt Lô TN 3 26,25 26,25 24,25 22,75 21,25 22,75 23,45 24,9 25,25 27,25 28,25 26,25 Lô ĐC 3 25,75 25,75 23,75 18,06 17,25 18,05 20,75 23,5 24,5 26,52 27,50 25,50 Mô hình gà đẻ Lô TN 3 26,25 26,75 24,75 22,75 21,75 22,05 23,75 24,25 25,25 27,75 28,55 26,55 Lô ĐC 3 25,55 25,25 24,25 18,75 17,75 18,75 20,75 23,25 24,75 26,22 27,25 25,20 2. Thí nghiệm 2 Mô hình gà thịt Lô TN 3 25,75 26,75 24,25 22,75 21,05 22,25 23,75 24,50 25,75 27,5 28,5 26,75 Lô ĐC 3 24,25 25,75 23,25 19,06 17,55 18,25 20,75 23,50 24,05 26,5 27,25 25,55 Mô hình gà đẻ Lô TN 3 25,75 26,75 24,75 21,75 21,25 20,05 22,45 25,00 25,25 27,25 28,25 26,25
Lô ĐC 3 24,75 25,25 23,25 19,75 19,25 19,05 20,75 24,50 24,55 26,52 27,50 25,50 3. Thí nghiệm 3 Mô hình gà thịt Lô TN 3 25,25 26,75 24,25 22,75 21,75 22,25 22,75 24,95 25,52 27,55 28,55 26,75 Lô ĐC 3 24,25 23,75 23,25 19,25 19,00 19,05 21,05 23,55 24,75 26,22 27,25 25,55 Mô hình gà đẻ