Tổng hợp kết quả xác định vi sinh vật có hại trong nền ĐLSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 53 - 55)

Lô Mô hình Coliform tổng số

(103MPN/ml) E.Coli (102MPN/ml) Salmonella (MPN/ml) TN (VNUA.Biomix) Gà thịt Đạt TCVN Đạt TCVN KPH Gà đẻ Đạt TCVN Đạt TCVN KPH ĐC (Không sử dụng chế phẩm) Gà thịt Không đạt TCVN Không đạt TCVN KPH Gà đẻ Không đạt TCVN Không đạt TCVN KPH

Kết quả tổng hợp ở bảng4.8 cho thấy: chăn nuôi gà trên nên đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm VNUA Biomix, mật độ coliforms và E.coli trong nền đệm lót sinh học luôn nằm trong giới hạn cho phép (nhỏ hơn 103MPN/ml đối với coliforms và nhỏ hơn 102MPN/ml đối với E.coli) và không phát hiện thấy sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella. Kết quả này là phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về chăn nuôi gà an toàn sinh học.

Đối với lô đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học, mật độ coliform và E.coli ở mức cao, các chỉ tiêu này đều không đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (theo QCVN 01-15/2010/BNNPTNT). Tuy nhiên, cũng không phát hiện thấy sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella trong mẫu lót nền chuồng.

42

4.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ký sinh trùng trong môi trường chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Chúng tôi cũng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm giống như đánh giá ảnh hưởng của một số vi sinh vật có hại. Kết quả được tổng hợp và trình bày ở bảng4.9.

Bảng 4.9. Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của ký sinh trùng trong môi trường chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Tên mô hình

Thời gian theo dõi

Tháng 9/2016 Tháng 12/2016 Tháng 3/2017 Tháng

6/2017 1. Mô hình nuôi gà thịt

Tuổi gà (tuần) 7 15 6 13

Chỉ tiêu theo dõi: Trứng KST

Lô TN KPH 2 loài KPH 2 loài

Lô ĐC KPH 3 loài KPH 3 loài

Chỉ tiêu theo dõi: Ấu trùng KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Lô ĐC KPH KPH KPH KPH

Chỉ tiêu theo dõi: Ngoại KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Lô ĐC KPH KPH KPH KPH

2. Mô hình nuôi gà đẻ

Tuổi gà (tuần) 20 30 42 52

Chỉ tiêu theo dõi: Trứng KST

Lô TN KPH KPH 2 loài 2-3 loài

Lô ĐC 3 loài 3-4 loài 4 loài 4 loài

Chỉ tiêu theo dõi: Ấu trùng KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Lô ĐC KPH KPH KPH KPH

Chỉ tiêu theo dõi: Ngoại KST

Lô TN KPH KPH KPH KPH

Kết quả bảng4.9 cho thấy:

- Đối với mô hình nuôi gà thịt: ở tuần tuổi thứ 6 và 7 không phát hiện thấy trứng, ấu trùng của các loài ký sinh trùng đường tiêu hóa của gà và ngoại ký sinh trùng ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng. Tuy nhiên, ở tuần tuổi thứ 13 và 15 phát hiện thấy trứng của 2 loài giun kim gồm: Haterakis gallinarum và H. berampria ở lô thí nghiệm và 3 loài gồm: H. gallinarum, H. brevispiculum vàH. berampria ở lô đối chứng.

- Đối với mô hình nuôi gà đẻ: chúng tôi phát hiện thấy trứng của 2-3 loài gồm: H. gallinarum, H. brevispiculum vàH. berampria ở các tuần tuổi thứ 42 và 52 trong các mẫu ở lô thí nghiệm; phát hiện thấy trứng của 3 loài giun kim: (H. gallinarum, H. brevispiculum, H. berampria) ngay từ tuần tuổi thứ 20 và phát hiện thêm 1 loài giun đũa (Ascaridia galli)trong các mẫu ở lô đối chứng từ tuần tuổi thứ 30.

- Không phát hiện thấy ấu trùng và ngoại ký sinh trùng tồn tại trên nền đệm ở cả lô thí nhiệm và lô đối chứng.

4.5. TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM 4.5.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ sống ở mô hình nuôi gà thịt 4.5.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ sống ở mô hình nuôi gà thịt

Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nuôi sống của gà trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở bảng4.10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm đệm lót sinh học vnua biomix trong chăn nuôi gà tại tỉnh hà nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)