Lê Thị Hà Thanh và cs. (2009) đã nghiên cứu sản xuất glycoalkaloid từ tế bào cây cà gai leo. Kết quả cho thấy, môi trường MS rắn có 30 g/L sucrose, bổ sung thêm 0,1 mg/L BAP và 1,0 mg/L 2,4-D thích hợp nhất để tạo callus. Huyền phù tế bào cà gai leo sinh trưởng tốt nhất trên môi trường MS có 40 g/L sucrose; 1,0 mg/L BAP và 1,0 mg/L 2,4-D, với tốc độ lắc 150 vòng/phút. Hàm lượng glycoalkaloid toàn phần tích lũy cao nhất trong tế bào sau 4 tuần nuôi cấy đạt 48,41 mg/g khối lượng khô, cao gấp 5,9 lần hàm lượng glycoalkaloid trong rễ cây cà gai leo tự nhiên 1 năm tuổi. Loc và cs. (2010) cũng đã khảo sát sự tích lũy glycoalkaloid trong nuôi cấy callus của cây cà gai leo.
Solasodine là một hợp chất chính trong cây cà gai leo có nhiều tác dụng dược lý đã được nghiên cứu và công bố. Solasodine được tách chiết từ cây tự nhiên nhưng hàm lượng chưa cao và nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Nguyễn Hoàng Lộc và cs. (2010) đã nghiên cứu sản xuất solasodine từ callus cây cà gai leo in vitro và thu được kết quả cho thấy, hàm lượng solasodine tích lũy trong callus cao hơn khoảng 8,5 lần so với tách chiết từ rễ cây tự nhiên 1 năm tuổi. Loc và Thanh (2011) nghiên cứu nuôi cấy tế bào cà gai leo trong bình tam giác để thu solasodine và nhận thấy, solasodine tích lũy trong tế bào cao hơn trong callus.
Nguyễn Hữu Thuần Anh (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của một số elicitor đến khả năng tích lũy solasodine trên tế bào in vitro của cây cà gai leo. Kết quả cho thấy, Sự sinh trưởng và tích lũy solasodine trong tế bào huyền phù cà gai leo đạt cao nhất sau 4 tuần nuôi cấy, sinh khối tươi đạt 4,98 g/bình, sinh khối khô đạt 0,45 g/bình và hàm ượng solasodine đạt 123,5 mg/g khối ượng khô, cao hơn trong rễ tự nhiên khoảng 5,3 lần. Hàm ượng solasodine tích lũy cao nhất khi tế bào cà gai leo được xử lý 150 µM salicylic acid ở thời điểm bắt đầu nuôi cấy (245 mg/g khối ượng khô). Khi bổ sung các elicitor riêng lẽ hay phối hợp, solasodine tăng dần từ tuần thứ 2-3, đạt cực đại ở tuần thứ 4 và sau đó giảm dần
từ tuần 5-7. Solasodine từ tế bào huyền phù cà gai leo có khả năng kháng viêm, thể hiện qua khả năng ức chế collagenase của chúng.
Phùng Thị Thu Hà và cs. (2017) nghiên cứu đặc điểm thực vật học và một số biện pháp kỹ thuật trồng cà gai leo tại Gia Lâm, Hà Nội, góp phần hoàn thiện dữ liệu khoa học về đặc điễm thực vật học của cà gai leo cho danh lục các loài thực vật ở Việt Nam, làm cơ sở nhận biết cho người thu mẫu đồng thời cũng đưa ra biện pháp kỹ thuật trồng cà gai leo tại Gia Lâm, Hà Nội. Nghiên cứu còn cho thấy: cà gai leo sinh trưởng tốt nhất vào vụ xuân - hè tại Gia Lâm, Hà Nội, giá thể trồng phù hợp là đất phù sa; mùn vỏ keo (1:1), khoảng cách trồng 0,25 x 0,25 m, nhân giống bằng giâm cành bánh tẻ đáp ứng được nhu cầu tạo cây giống nhanh, số lượng lớn, vào mọi thời điểm trong năm.
Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có tài liệu ngoài nước về nuôi cấy in
vitro cà gai leo để sản xuất HCTC.