Đánh giá sự tích lũy hợp chất thứ cấp qua thử nghiệm hoạt tính sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nuôi cấy callus cà gai leo (solanum hainanense hance) và ảnh hưởng của chất kích ứng đến sự tích lũy hợp chất thứ cấp trong callus (Trang 29 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Đánh giá sự tích lũy hợp chất thứ cấp qua thử nghiệm hoạt tính sinh học

NGHIỆM HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU

Để đánh giá sự tích lũy hợp chất thứ cấp trong chiết xuất dược liệu ngoài các phương pháp tách chiết và phân tích định lượng, cịn có các phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học như: đánh giá tác dụng chống oxy hố thơng qua q trình peroxyd hóa lipit tế bào gan chuột (POL), đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên chuột bị nhiễm độc CCl4 in vivo...

2.4.1. Xác định hoạt tính chống oxy hóa in vitro thơng qua q trình peroxy hóa lipit tế bào gan chuột

Bằng các thí nghiệm in vitro hoặc in vivo để đánh giá khả năng chống oxy hố của một chất nào đó thơng qua q trình peroxy hố lipit tế bào gan chuột dựa trên nguyên tắc: các gốc tự do của oxy sinh ra trong gan chuột là những tác nhân chính gây ra phản ứng peroxy hóa các chất hữu cơ (chủ yếu là các axit béo chưa no ở màng tế bào). Một trong những sản phẩm của quá trình này là dialdehyt malonyl (DAM). Chất này phản ứng với axit thiobarbituric tạo ra phức có màu hồng bền ở λ =532 nm. Đo cường độ màu của phức (OD) có thể biết lượng DAM sinh ra nhiều hay ít. Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) là tỷ lệ % lượng DAM giảm đi ở mẫu thử so với mẫu đối chứng (Blagodorov, 1987)

Các tác nhân gây viêm gan mãn, xơ gan, ung thư gan như: các hố chất, virus ... thường có đặc điểm chung là làm tăng các dạng oxy hoạt động ở gan, tức là các gốc tự do sẽ tăng lên. Đồng thời với sự tăng gốc tự do hoạt động, quá trình

POL ở gan cũng tăng mạnh. Các chất (thuốc) có tác dụng bảo vệ gan hay khả năng điều trị dự phòng phải có tác dụng làm giảm q trình này (Nguyễn Quang Trường, 1995).

2.4.2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của chiết xuất dược liệu trên chuột bị nhiễm độc CCl4 in vivo nhiễm độc CCl4 in vivo

Các hợp chất halogen hữu cơ, điển hình là CCl4 là tác nhân gây viêm hoại tử gan, khi vào gan CCl4 được chuyển hoá như sau:

CCl4 → *CCl3 → Cl3COO* → …COCl2 (phosgen) (2) (3)

Các dạng trung gian này (2), (3) làm tăng q trình peroxy hố lipit mãnh liệt, dẫn đến phá vỡ màng tế bào và gây viêm hoại tử gan.

Một chất có tác dụng bảo vệ gan trước hết phải có hoạt tính chống oxy hố cao, có khả năng kìm hãm quá trình POL và quá trình gây hoại tử gan (biểu hiện thông qua: hàm lượng DAM giảm, điều chỉnh hàm lượng enzyme AST và ALT huyết thanh).

Các enzyme AST (Alanin amino transferase) và ALT (Aspartate amino transferase) – là 2 loại enzym tranrferase trong huyết thanh, xúc tác cho q trình chuyển nhóm Amin của axit amin sang những axit xetonic. Các enzyme này tập trung nhiều ở tế bào gan và tim. Khi có tổn thương hoại tử ở những tổ chức này thì chúng đổ vào máu nhiều hơn và làm tăng nồng độ trong máu. Trong viêm gan do nhiễm độc, xơ gan AST và ALT tăng rất nhiều. Định lượng enzyme trong quá trình điều trị sẽ giúp tiên lượng mức độ rối loạn chức năng gan (Đỗ Trung Đàm, 2006).

2.4.3. Một số nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của các chiết xuất cây dược liệu Đào Thị Kim Nhung và cs. (2006) nghiên cứu một số hoạt tính sinh học Đào Thị Kim Nhung và cs. (2006) nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của flavonoid chiết xuất từ lá vải (Litchi chinesis Sonn) và lá nhãn (Dimocarpus

longan Lour). Kết quả cho thấy Cả hai chế phẩm FV (Flavonoid chiết xuất từ lá

cây vải - Litchi chinesis) và FN (Flavonoid chiết xuất từ lá cây nhãn - Dimocarpus longan) đều thể hiện hoạt tính chống oxy hố (HTCO) tốt thông qua

phản ứng oxy hố indigocarmin bởi enzym peroxydase của 4 nhóm máu người và q trình peroxy hố lipit (POL) tế bào gan chuột. Trong q trình POL tại nồng độ 50 µg/ml chế phẩm FV có HTCO = 95,8 %; cịn tại nồng độ 30 µg/ml chế phẩm FN có HTCO = 91,56%.

Nguyễn Ngọc Hồng và cs. (2010) nghiên cứu và thử nghiệm hoạt tính bảo vệ tế bào gan ex vivo của cao chiết cây râu mèo (Orthosiphon aristatus Blume) chống lại tác dụng gây độc trên tế bào gan của carbon tetrachlorid (CCl4). Kết quả cho thấy ở nồng độ 0,1 và 0,25 mg/ml của cao chiết methanol có khả năng làm giảm 60% nồng độ ALT so với nhóm chứng độc, đưa nồng độ ALT về cịn 104% so với đối chứng trắng.

Phí Thị Cấm Miện và cs. (2017) đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết trùm ngây (Moringa oleifera) trên chuột gây tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4). Chuột thuần chủng BALB/c bị gây độc gan cấp bằng carbon tetrachloride (CCl4) sau đó được cho uống dịch chiết chùm ngây để đánh giá khả năng bảo vệ gan. Trong các thí nghiệm, dịch chiết rễ chùm ngây được thử nghiệm ở liều 0,5 ml/kg khối lượng cơ thể/ngày (tương ứng với 2 g bột rễ/kg thể trọng) và silymarin (50 mg/kg khối lượng cơ thể/ngày). Kết quả cho thấy sau 14 ngày cho uống hoạt độ AST, ALT, LDH và bilirubin toàn phần trong huyết thanh giảm xuống tương tự so với các lơ chuột uống silymarin. Kết quả phân tích vi thể và đại thể gan chuột cho thấy dịch chiết chùm ngây có hiệu quả bảo vệ tích cực tương tự như silymarin.

Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy tiềm năng to lớn của nuôi cấy in vitro callus, tế bào các cây dược liệu nói chung và cà gai leo nói riêng để sản xuất các HCTC. Bên cạnh đó, vai trị quan trọng của các chất kích ứng (elicitors) trong tăng trưởng sinh khối và tích luỹ các chất có hoạt tính của mơ ni cấy cũng đã được minh chứng rõ ràng. Trong khi đó, đến nay ni cấy callus và xác định HCTC trong callus cà gai leo chỉ mới được tác giả Nguyễn Hoàng Lộc và cs.. Do vậy, đề tài "Nghiên cứu nuôi cấy callus cà gai leo(Solanum hainanense Hance) và ảnh hưởng của chất kích ứng đến sự tích lũy

hợp chất thứ cấp trong callus" rất cần thiết được thực hiện nhằm làm sáng tỏ

hơn, phong phú hơn cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng thực tiễn của hướng đi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nuôi cấy callus cà gai leo (solanum hainanense hance) và ảnh hưởng của chất kích ứng đến sự tích lũy hợp chất thứ cấp trong callus (Trang 29 - 32)