Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho dưa thơ m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 33)

Tại Mỹ tác giả Jifon and Lester (2007) đã nghiên cứu về sựảnh hưởng của phân kali đến năng suất và chất lượng dưa thơm trong vụ xuân năm 2005, 2006, 2007. Báo cáo đã chứng minh tác động của phân bón K lên chất lượng dưa đỏ

(dưa thơm). Thí nghiệm được thực hiện tại Texas trên đất cát pha giàu Kali (>500ppm). Giống dưa được sử dụng là giống Cruiser. Dưa được trồng vụ xuân sớm thừ tháng 2-3 và được bón phân đạm 100kg N/ha, 20kg p/ha và các chất vi lượng. Kali được bón bắt đầu từ lúc đậu quảđến khi quả trưởng thành. Năm 2005 các loại phân được bón là: KCL, KNO3, K2SO4, metalosate (20% kali). Năm 2006, 2007 thêm 2 loại phân kali: thiosulfate (20% kali) và Monopotassium phosphat (24% kali). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng bón phân kali làm tăng

đáng kể lượng kali trong lá, thân và cuống lá. Kết quả cũng cho thấy bón phân kali cũng làm cho chất lượng tăng cao hơn so với không bón ngoại trừ phân dạng KNO3 khi bón tăng thì lượng N cũng tăng. Trong các loại phân thì bón phân K2SO4 và thiosulfate (20% kali) độ brix của dưa thơm đạt cao nhất (đạt 9,7- 11,2%), thấp nhất là phân KNO3độ brix chỉđạt 8,5-9,1% cao hơn không bón kali

ở mức không có ý nghĩa. Hàm lượng đường tổng số và các hợp chất hoạt tính sinh học (acid ascorbic và β-carotene) của dưa thơm cũng được tăng một cách rõ rệt có ý nghĩa, đặc biệt là khi bón phân metalosate (20% kali) ở năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, năm 2007 hàm lượng các chất này lại tương đối thấp do điều kiện thời tiết trong năm đó thường xuyên nhiều mây nên giảm khả năng đồng hoá CO2, dẫn đến giảm đường trong quả và không có sự khác biệt. Mặc dù Kali cải tiến chất lượng trái cây nói chung cao hơn với các nguồn kali có sẵn trong đất (potassium metalosate), nhưng sự khác biệt giữa các muối K không phải lúc nào cũng đáng kể, ngoại trừ KNO3 có tác dụng gần như luôn luôn giống nhau về mặt thống kê so với việc không bón cho cây. Báo cáo cũng cho thấy bón các loại kali

khác nhau nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều tới năng suất quả. Việc bón phân qua lá không thích hợp với loại phân KNO3, mặc dù N là chất dinh dưỡng khoáng cần thiết và cần số lượng lớn nhất của cây, năng suất tương quan mạnh mẽ với N dinh dưỡng, N sẵn có quá nhiều thì chỉ kích thích tăng trưởng thực vật (cành và lá), và giảm chất lượng quả. Chỉ có K là chất dinh dưỡng có liên quan nhất với chất lượng, là chiến lược quản lý dinh dưỡng để nâng cao chất lượng cây trồng.

Cùng thời điểm trên, cũng vào năm 2005, 2006 và 2007 tại Ciudad Real, Tây Ban Nha các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu sự phát triển và năng suất của dưa chịu ảnh hưởng của đạm. Trong báo cáo tác giả cũng đã đề cập tới một số công trình nghiên cứu vềđạm đối với dưa thơm: Năng suất dưa được xác định bởi sự tích lũy sinh khối của quả, và do đó sự phân bố vật chất khô giữa các bộ

phận của cây đóng một vai trò rất quan trọng trong năng suất cây trồng. Để có năng suất cao và chất lượng tốt, sự tăng trưởng nhanh của thân lá sẽ tạo ra hàm lượng lớn các vật chất để tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển của quả, và N là một chất dinh dưỡng chiếm ưu thế trong tăng trưởng, năng suất và tuổi thọ. Do đó, việc xác định lượng đạm tối ưu là việc quan trọng cho giống dưa: 'Piel de Sapo' (nhóm inodorus), trong điều kiện đồng ruộng được phủ màng nilon. Động lực tăng trưởng cũng có thể khác nhau giữa các loại dưa và lượng N tối ưu cũng có mối quan hệ với tăng trưởng và năng suất. Trong thực tế, người trồng đã sử dụng một lượng lớn N (đôi khi cao hơn 250 kg/ha) do đó đã làm gia tăng sự ô nhiễm nguồn nước ngầm bởi nitrat (Castellanos et al., 2011).

Trong thí nghiệm này các nhà khoa học đánh giá ảnh hưởng của các mức

độ khác nhau của phân N đến sự phát triển và sản xuất vật chất khô, ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón lá và nồng độ N đến năng suất quảđể xác định lượng N tối ưu tập trung ở lá N và quả. Giống được sử dụng là giống "Sancho", một giống lai của dưa thơm 'Piel de loại Sapo. Trong năm 2005, lượng N đã tác động có hiệu quả rõ ràng đến sự tích lũy chất khô trong lá, thân và quả, do đó cũng ảnh hưởng

đến lượng tổng số trong cây. Khi bón lượng N là 139 kg/ha thì làm tăng chất khô trong lá bằng 66% so với bón N là 30kg/ha. Mặt khác, sinh khối của quả tăng lên khi bón N mức 85kg/ha, nhưng khi bón cao hơn thì cũng không có ảnh hưởng. Vào cuối giai đoạn sinh trưởng, các mức bón N85, N112 và N139 đã tăng tổng số chất khô so với mức bón N30 tương ứng là 40, 59 và 61%. Năm 2006, N lại không ảnh hưởng đến hàm lượng khô của cây. Tuy nhiên, lại ảnh hưởng đến sinh

khối của bộ phận sinh dưỡng như: lá và thân. Trong năm 2007, lượng N ảnh hưởng đến trọng lượng khô của lá và thân cây trong giai đoạn sau trồng 50 ngày và ảnh hưởng đến toàn bộ cây sau trồng 64 ngày. Các sinh khối của thân lá tăng lên khi lượng N tăng, trong khi sinh khối của quả tăng lên đến tối đa 430g/m2 khi bón ở mức N95. Qua 3 năm cũng cho thấy N có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất quả, năm 2005 mức đạm N112 có năng suất cao nhất đạt 52,0 tấn/ha cao hơn 22% so với mức bón N30. Năm 2006 năng suất quả cao nhất ở mức bón N93, đạt 41,8 tấn/ha, bón ở mức cao hơn làm giảm năng suất quả. Năm 2007 bón N148 cho năng suất quả là 44,9 tấn/ha. Như vậy tăng lượng bón N thì năng suất quả sẽ

tăng, nhưng khi vượt quá ngưỡng cho phép thì năng suất quả không tăng nữa mà chỉ tăng sinh khối thân lá (Castellnanos et al., 2011).

Tại Trung Quốc hai nhà khoa học Chen-Yang Tai và Yi-Fong Tsai đã nghiên cứu để tìm ra các ảnh hưởng của loại phân bón khác nhau (phân bón phức hợp 43, phân bón hữu cơ dạng lỏng, và 1/2 phân bón phức hợp 43 + 1/2 phân bón hữu cơ dạng lỏng) trên hai giống dưa 'Silver Light' và 'Jill'. Kết quả cho thấy áp dụng phân bón phức hợp 43 sẽđạt hiệu quả tốt nhất trên quả ở các đặc điểm như

trọng lượng, kích cỡ, độ dày thịt quả, màu sắc và chất lượng quả so với việc bón loại phân khác đối với giống “Jill”. Tuy nhiên, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong quả thấp hơn. Tổng số hàm lượng chất rắn hòa tan (độ Brix) khi sử dụng 1/2 phân bón phức hợp 43 + 1/2 phân bón hữu cơ dạng lỏng là 14,3. Kết quả này cao hơn đáng kể hơn so với các phương pháp bón phân khác. Áp dụng phân bón hóa học cùng với phân bón hữu cơ dạng lỏng được đề nghị để áp dụng cho việc tăng tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong trồng dưa thơm.

Tại Brazil để tăng năng suất cho các loại trái cây chất lượng, giảm lãng phí phân bón, và giảm suy thoái môi trường các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm đánh giá những ảnh hưởng của các mức bón N (sử dụng Ure 45% N) và Phốt pho (lân Super đơn, 20% P2O5) đến năng suất và chất lượng của giống dưa vàng, trong điều kiện tưới nhỏ giọt. Các mức bón N: 0, 50, 100, 150, và 200 kg N ha/1, các mức bón phốt pho (0, 50, 100, và 150 kg P2O5 kg/ha. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố thiết kế thiết kế theo kiểu RCBD, với năm lần nhắc lại. Kết quả cho thấy:

Đạm làm tăng khối lượng quả, làm giảm lượng chất khô và chất rắn hòa tan (độ

Brix), nhưng không ảnh hưởng đến số quả và chỉ số hình dạng quả. Ảnh hưởng này của đạm độc lập với các mức bón của lân và các mức bón lân cũng không có

Phân bón qua lá là một loại thức ăn bổ sung quan trọng của canh tác rau. Phân bón lá làm cho năng suất cao, chất lượng tốt ở mức giá thấp hơn phân khoáng. Trong canh tác nông nghiệp bón phân qua lá cũng được khuyến cáo như

là phương pháp hiệu quả nhất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trong điều kiện thiếu hụt. Một thí nghiệm được thực hiện trong nhà kính giai đoạn 2005-2007 tại Đại học Podlasie, Siedlce – Ba Lan đểđánh giá ảnh hưởng của loại phân bón lá

đến chất lượng quả. Thí nghiệm được thực hiện theo khối ngẫu nhiên với bốn lần nhắc lại gồm các loại phân bón: Florovit (N–3, K2O–2, (mg/dm3): Cu–70, Fe–400, Mn-170, Mo–20, Zn–150), Ekolist+ Urê (N–4, MgO–5, S–4.3, B–0.56, Cu–0.60, Fe–0.67, Mn–1, Mo–0.004, Zn–0.60. Urea CO (NH2)2 contain 46% N) trên 6 giống dưa ('Pacstart', 'Yupi', 'Gattopardo', 'Polydor II', 'Seledyn', 'Legend'). Năng suất đạt được khi bón Florovit và Ekolist+Urê khác biệt không đáng kể nhưng cao hơn so với không dùng phân bón lá. 'Yupi' là giống cho năng suất cao hơn so với các giống khác. Nhưng giống 'Gattopardo' đạt tổng số quả/m2 là cao nhất. Trên cơ

sở các kết quả thu được cho thấy rằng, 'Yupi' là giống được khuyến cáo trồng và canh tác trong điều kiện của Ba Lan bởi tỷ lệ quả thương phẩm cao nhất. 'Seledyn' có số quả không chín là ít nhất trong khi 'Pacstart' có số quả bị bệnh ít. Các loại phân bón lá làm giảm lượng đường tổng số và đường đơn trong quả. Bất kể loại phân bón lá nào thì hàm lượng chất khô trong quả của giống 'Pacstart', lượng

đường tổng số và đường đơn của 'Yupi' và axit ascorbic của 'Legend' vẫn không bị ảnh hưởng (Bajkowska et al., 2010).

Tại nước ta, năm 2004 trường Đại học Cần Thơđã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm cải thiện năng suất và phẩm chất dưa thơm (muskmelon) bằng cách bón phân kali tại Cần Thơ vụ xuân hè. Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất phù sa ven sông tại Thành phố Cần Thơ, pH đất 5,5, pH nước 6,8, giàu N tổng số

(0,21%), lân tổng số khá (0,081%), nghèo kali (0,18%) và EC thấp (0,35 mS/cm). Giống sử dụng nghiên cứu là giống dưa Kim Cô Nương của công ty giống cây trồng Nông Hữu. Loại phân Kali được sử dụng và số lần bón phân kali là: KCl-4, KCl-5, KNO3-4 và KNO3-5. Các liều lượng bón kali là: 80, 120 và 160 kg K2O/ha trên nền phân 130 N - 130 P2O5. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng dưa Kim Cô Nương vụ Xuân hè trên đất phù sa ở ngoại ô thành phố Cần Thơ bón 160 kg K2O/ha với dạng KNO3-5 3 lần đầu bón KCl với lượng ¾, 2 lần sau bón KNO3 với lượng ¼ còn lại lúc 4 và 7 ngày trước khi thu hoạch cho trọng lượng quả, năng suất và phẩm chất quả (độ Brix của thịt quả, thời gian tồn trữ quả và

hàm lượng chất khô trong thịt quả) cao, năng suất đạt 14,7 tấn/ha. Về hiệu quả

kinh tế, bón 160 kg K2O/ha với dạng KCl-4 (bón 4 lần KCl với liều lượng đều nhau) cho lợi nhuận (60,7 triệu/ha) và tỉ suất lợi nhuận (1,81) cao nhất, bón 160 kg K2O/ha với dạng KNO3- có lợi nhuận (57,5 triệu/ha) và tỉ suất lợi nhuận (1,70) kém hơn nhưng cho phẩm chất quả (độ Brix và hàm lượng chất khô thịt quả) cao hơn (Võ Thị Bích Thủy và cs., 2005).

Cũng tại trường, năm 2009 một nghiên cứu được thực hiện để lựa chọn chế

phẩm có khả năng tăng sức đề kháng cho cây trong điều kiện môi trường bất lợi nhằm tăng năng suất và chất lượng cho dưa thơm. Thí nghiệm được thực hiện trên giống dưa thơm Kim Cô Nương với các loại phân bón được lựa chọn là: Phân NPK (16-16-8-13S), KCL (60% K2O), Comcat 150WP, AscoGold và Kalitan (50% K2O + 20 %S). Kết quả cho thấy phun Comcat 150WP làm gia tăng kích thước và trọng lượng quả (1,93kg), năng suất quả thương phẩm đạt 24,36 tấn/ha, cao hơn không dùng chế phẩm là 24%, đường tổng số là 10,69% trong khi không bốn chỉ đạt 8,13%. Bón phân Kalitan cho năng suất và chất lượng không cao hơn so với không bón. Tưới KCL cho năng suất, chất lượng cao hơn tưới Kalitan và không tưới nhưng ở mức không có ý nghĩa (Trần Thị Ba và cs., 2010).

Năm 2012 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa mật (Honeydew Melon) trong điều kiện nhà có mái che. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại phân bón lót: phân hữu cơ sinh học Nông Lâm, phân vi sinh Sông Gianh, phân NPK Lâm Thao (5:10:3); 3 loại phân bón thúc: phân NPK Lâm Thao (5:10:3), phân NPK Lâm Thao (12:5:10), phân NPK Đầu Trâu (17:10:5). Kết quả các thí nghiệm cho thấy: (i) Bón lót phân hữu cơ sinh học Nông Lâm có ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dưa Mật. Cụ thể: Sau trồng 35 ngày, chiều cao cây trung bình đạt 113,44cm, đường kính thân trung bình đạt 0,75 cm, số nhánh đạt 13 nhánh/cây, số lá đạt 14,22 lá, lá có màu xanh thẫm. Số hoa đực là 59,61 hoa/cây, số hoa cái ra là 5,55 hoa/cây. Tỷ lệ đậu quả đạt 52,49%, trọng lượng quả chín đạt 2,53kg/quả, chất lượng quả

tốt; Bón thúc bằng phân NPK Lâm Thao (12:5:10) có tác động tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển của cây dưa Mật. Cụ thể: Sau trồng 35 ngày chiều cao cây trung bình đạt 103,06 cm/cây, đường kính thân trung bình đạt 0,73 cm/cm, số

nhánh đạt 15 nhánh/cây, số lá đạt 13,89 lá/cây, lá có màu xanh thẫm. Số hoa đực là 46,17 hoa/cây, số hoa cái ra là 4,32 hoa/cây. Tỷ lệ đậu quả đạt 52,87%, trọng lượng quả chín đạt 2,43kg/quả, chất lượng quả tốt (Vũ Thị Ánh và cs., 2012).

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Cây dưa thơm (dưa lê), tên khoa học: Cucumis melo L.

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu:

- Giống:Bao gồm 4 giống dưa thơm:

Giống dưa Kim Cô Nương 1382 nguồn gốc của Đài Loan, Giống dưa NH2798 (1675) nguồn gốc của Đài Loan, Giống dưa Kim Hoàng Hậu nguồn gốc của Thái Lan, Giống dưa Kim Bích (VE042) nguồn gốc của Đài Loan.

Trong đó lựa chọn giống dưa Kim Cô Nương 1382 làm đối chứng. - Phân bón:

NPK (16:16:8 + TE) - Công ty phân bón Bình Điền NPK (23:10:12 + TE) - Công ty cổ phần Tiến Sỹ Nông NPK (15:5:22 + TE) - Công ty cổ phần Tiến Sỹ Nông NPK (13:13:13 + TE) - Công ty phân bón Bình Điền

TE gồm một số nguyên tố trung và vi lượng:MgO, CaO, Fe, Zn, Cu, Mn, Co, Bo

- Vật liệu làm bầu: Bầu nilon đen có kích thước 40 x 40 cm.

- Giá thể trồng bầu: Đất bột, Xơ dừa, phân hữu cơ vi sinh, tỷ lệ 1:1:0,3 - Hệ thống tưới nhỏ giọt

- Nhà mái che dạng mái vòm, diện tích 500 m2, cao 4m, dài 43m, rộng 12m. Xung quanh tường lưới, mái lợp nilon.

3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thời gian nghiên cứu: 3/2015 – 12/2015 3.2.1. Thời gian nghiên cứu: 3/2015 – 12/2015

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu:

Tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm - Gia Lộc - Hải Dương

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống dưa thơm trong điều kiện nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc – Hải Dương.

Dải bảo vệ

Lần 1 CTCT22 CTCT33 CCTT44 CTCT11 Lần 2 CTCT33 CTCT44 CCTT11 CTCT22 Lần 3 CTCT44 CTCT33 CCTT22 CTCT11

Dải bảo vệ

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa Kim Cô Nương trong điều kiện nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc – Hải Dương.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số loại phân bón tổng hợp NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ

hè 2015 tại Gia Lộc – Hải Dương.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) với 3 lần nhắc lại.

3.4.1.1. So sánh kh năng sinh trưởng phát trin và năng sut ca 4 ging dưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)