Chất lượng của một số mẫu giống dưa thơm trồng trong nhà mái che

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 61)

Cùng với năng suất, chất lượng quả cũng luôn là mục tiêu quan tâm hàng

đầu của các nhà chọn giống. Ngày nay khi nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao. Một giống tốt khi đưa ra sản xuất không chỉ yêu cầu về năng suất cao mà còn phải có phẩm chất tốt đặc biệt là các mẫu giống dùng đểăn tươi như dưa thì chất lượng quả phải đặt lên hàng đầu. Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá về chất lượng sản phẩm. Để đánh giá chất lượng của các giống dưa thơm trồng trong nhà công nghệ cao, chúng tôi tiến hành theo dõi và phân tích quả các mẫu giống kết quả thu được qua bảng 4.9 và 4.10.

Độ dày thịt quả là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng tiêu dùng, chế biến của quả. Thường những giống có độ dày thịt quả lớn thì tỷ lệ thịt quả

làm tăng độ chắc của quả, tăng khả năng bảo quản và vận chuyển của quả. Qua bảng 4.10 cho thấy các giống có độ dày thịt quả dao động từ 3,61-3,85cm. Giống dưa NH2798 có độ dày thịt quả cao nhất (3,85cm), cao hơn đối chứng Kim Cô Nương chỉđạt 3,61cm.

Bảng 4.9. Chất lượng cảm quan của các mẫu giống dưa trồng trong nhà mái che

CT Giống Độ dày thịt quả (cm) Khối lượng ruột và vỏ quả (kg) Khối lượng thịt quả (kg) Tỷ lệ thịt quả (%) Hương, vị

1 Kim Cô Nương 3,61 0,42 1,28 74,85 Thơm, Ngọt đậm 2 NH2798 3,85 0,42 1,31 75,72 Thơm nhẹ, ngọt 3 Kim Hoàng Hậu 3,73 0,39 1,31 75,58 Thơm nhẹ, ngọt đậm 4 Kim Bích 3,65 0,35 0,95 68,84 Thơm nhẹ, Ngọt Đối với dưa thơm được ưa chuộng là có quả đồng đều, tỷ lệ thịt quả cao, mùi thơm, vị ngọt, màu vỏ quảđẹp mắt.

Về khối lượng thịt quả và tỷ lệ thịt quả cũng liên quan chặt chẽ đến thị

hiếu tiêu dùng, là yếu tố quyết định giá trị thương phẩm của giống dưa thơm. Khối lượng thịt quả và tỷ lệ thịt quả cho thấy các giống dưa có đều có chất lượng tốt, có tỷ lệ thịt quả từ 68,84-75,72%, giống Kim Bích là giống có tỷ lệ thịt quả

thấp nhất chỉ có 68,84%.

Hương vị và khẩu vị là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tiêu dùng. Chúng tôi đánh giá hai chỉ tiêu này bằng cảm quan. Quả dưa thơm thường có hương vịđặc trưng, và nó được tạo nên bởi chất thơm bay hơi có trong quả. Còn khẩu vị quảđược quy định bởi hàm lượng đường và axit hữu cơ, mối tương quan giữa hai yếu tố này quyết định độ chua, ngọt của dưa thơm. Cả hương vị và khẩu vịđều cần phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Kết quả bảng 4.9 cho thấy các giống trong thí nghiệm đều có hương vị từ

thơm nhẹđến thơm và chỉ có giống đối chứng Kim Cô Nương có mùi thơm nhất. Khẩu vị của giống nghiên cứu gồm các dạng: ngọt đậm và ngọt. Trong số

chứng Kim Cô Nương và giống Kim Hoàng Hậu, 2 giống còn lại NH2798 và Kim Bích có khẩu vị ngọt mát.

Như vậy các giống nghiên cứu có hương vị và khẩu vị phù hợp với thị

hiếu người tiêu dùng.

Chất lượng của các giống dưa còn được chúng tôi đánh giá qua các chỉ

tiêu sinh lý như: Hàm lượng đường tổng số, Hàm lượng đường khử, hàm lượng axit tổng số, hàm lượng vitaminC, độ Brix và hàm lượng chất khô. Đây là những chỉ tiêu làm nên chất lượng dưa thơm phục vụ cho việc ăn tươi. Nhìn chung các giống dưa thơm tham gia thí nghiệm có hàm lượng các chất dinh dưỡng trong quả khá cao và kết quả thể hiện qua bảng 4.10: Bảng 4.10. Chất lượng quả của một số giống dưa thơm trồng trong nhà có mái che CT Giống Đường tổng số (% chất tươi) Đường khử (% chất tươi) Axit tổng số (% chất tươi) Hàm lượng VitaminC (mg/100g chất tươi) Độ Brix (%) Chất khô (%) lượng NO-3 (mg/kg) 1 Kim Cô Nương 7,22 3,52 0,054 2,42 10,5 9,9 146,2 2 NH2798 6,01 2,98 0,058 2,53 9,0 9,0 158,3 3 Kim Hoàng Hậu 7,17 3,15 0,060 2,66 9,6 9,4 146,5 4 Kim Bích 6,58 3,22 0,059 2,53 8,4 9,5 159,0

Hàm lượng đường tổng số là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá phẩm chất quả. Hàm lượng đường tổng số là lượng đường có trong quả. Hàm lượng đường tổng số càng cao, quả có giá trị dinh dưỡng càng lớn. Qua bảng 4.8, chúng tôi nhận thấy: Hàm lượng đường tổng số của các giống biến động trong khoảng 6,01-7,22%.

Hàm lượng đường khử là một chỉ tiêu đánh giá mùi thơm và vị ngọt cho quả. Kết quả, hàm lượng đường khử của các giống biến động trong khoảng 2,98-3,52%.

Hàm lượng Axit tổng số trong quả phản ánh độ chua trong quả ngoài ra còn giúp quả tăng khả năng bảo quản. Các giống dưa có hàm lượng Axit tổng số

giao động từ 0,054-0,060%.

Vitamin C hay acid ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ

thể, do vậy hàm lượng vitamin C trong quả cao phản ánh chất lượng quả tốt. Qua kết quả cho thấy hàm lượng vitamin C trong các giống dưa biến động trong

khoảng 2,42- 2,66mg/100gam chất tươi. Trong đó giống Kim Hòang Hậu có hàm lượng vitamin C cao nhất.

Độ Brix là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh chất lượng của quả. Độ

Brix là hàm lượng các chất tan có trong quả mà chủ yếu là đường. Hàm lượng các chất hoà tan trong quả thay đổi tuỳ giống và điều kiện ngoại cảnh. Việc xác định hàm lượng các chất hoà tan được tiến hành thông qua đo độ brix, qua đó thấy được chất lượng quả của giống. Thông thường, độ brix càng cao thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong quả càng lớn. Qua bảng 4.8, chúng tôi nhận thấy: Độ Brix của các giống biến động trong khoảng 8,4-10,5 %, giống đối chứng Kim Cô Nương có

độ brix cao nhất (10,5%), tiếp đến là Kim Hoàng Hậu 9,6 %, dưa NH2798 9,0 %, cuối cùng là giống Kim Bích có độ brix thấp hơn cả (8,4%).

Hàm lượng chất khô cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng quả của dưa thơm. Chất khô là sản phẩm của quá trình quang hợp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô trong quả. Giống khác nhau hàm lượng chất khô khác nhau. Hàm lượng chất khô còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác,

điều kiện khí hậu, mùa vụ trồng, đất trồng và sâu bệnh hại. Hàm lượng nước cao sẽ làm giảm nồng độ các chất hòa tan, quả có vị nhạt, đồng thời sẽ khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển.

Các giống dưa tham gia thí nghiệm có hàm lượng chất khô biến động từ

9,0% đến 9,9 %. Những giống có độ brix cao thì hàm lượng chất khô cũng cao, giống đối chứng Kim Cô Nương có hàm lượng chất khô cao nhất (9,9%), giống dưa NH2798 có hàm lượng chất khô thấp nhất (9,0%), giống Kim Hoàng Hậu 9,4% và giống Kim Bích 9,5 %.

Dư lượng NO-

3: Hiện nay người tiêu dùng đang rất quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm nên chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá giá trị thương phẩm của dưa. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mức giới hạn tối đa cho phép hàm lượng NO-3 đối với dưa thơm là 150mg/kg. Qua phân tích cho thấy trong cùng điều kiện canh tác các giống khác nhau thì khả năng tích lũy hay phân giải hàm lượng NO-3 cũng khác nhau. Hàm lượng NO-3 của các giống dao động từ 146,2-159 mg/kg, trong đó chỉ có giống Kim Cô Nương và giống Kim Hoàng Hậu ở dưới ngưỡng cho phép còn giống NH2798 và giống Kim Bích lại vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cũng có thể giải thích rằng hai giống dưa NH2798 và giống Kim Bích yêu cầu chế độ phân bón thấp hơn so với giống Kim Cô Nương và Kim Hoàng Hậu.

Như vậy kết qủa thí nghiệm 1 cho thấy giống Kim Hoàng hậu có nhiều ưu

điểm vượt trội hơn các giống khác về đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng, giống phù hợp với điều kiện canh tác trong nhà có mái che để tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên với nhu cầu sản xuất như hiện nay giống Kim Cô Nương vẫn được bổ sung nhằm phong phú thêm nguồn giống, chiếm một phần cơ cấu trong sản xuất.

Tóm lại, qua theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển, chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của bốn giống dưa thơm trồng trong nhà lưới vụ hè 2015 tại Gia Lộc, Hải Dương, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Về sinh trưởng phát triển: Các giống dưa thơm tham gia thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển thuận lợi trong điều kiện nhà mái che, không bịảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh như các thí nghiệm khác ngoài đồng ruộng.

Về tình hình sâu bệnh hại: trong điều kiện nhà lưới hè 2015 các giống dưa thơm tham gia thí nghiệm đều nhiễm một số sâu hại, côn trùng hại và bệnh hại nhưng tỷ lệ thấp ảnh hưởng không đáng kể tới năng suất và chất lượng quả.

Về năng suất: nhìn chung các giống cho năng suất khá cao, giống Kim Hoàng Hậu cho năng suất cao hơn đối chứng Kim Cô Nương và cao nhất.

Về chất lượng: các giống dưa tham gia thí nghiệm có hai màu là màu vàng và vàng sẫm khi chín, Hàm lượng đường cao, hàm lượng axit tổng số, Hàm lượng vitamin C, Độ Brix và hàm lượng chất khô cao, thích hợp cho việc ăn tươi, trong đó giống Kim Cô Nương và giống Kim Hoàng Hậu có chỉ tiêu cao nhất trong bốn giống. Chính vì vậy, ngoài việc chọn giống Kim Cô Nương thì có thể chọn thêm giống Kim Hoàng Hậu cho sản xuất dưa thương phẩm trong điều kiện nhà có mái che là rất phù hợp.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ

TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA KIM CÔ NƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÁI CHE VỤ

HÈ 2015 TẠI GIA LỘC – HẢI DƯƠNG

Cây dưa cũng giống như các cây trồng khác, quá trình sinh trưởng phát triển và tạo năng suất của cây chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, quy trình kỹ thuật canh tác…Mật độ

trồng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây dưa thơm nói riêng. Mật độ trồng quá dày sẽ có sự cạnh tranh về

suất giống. Dưa thơm là loại cây thân bò, khả năng phân cành, vươn nhánh và khả năng phát triển thân lá rất mạnh, nếu trồng ở mật độ dày cây sẽ không đủ

dinh dưỡng để phát triển, nhưng nếu trồng ở mật độ quá thưa, tiểu khí hậu tại vùng cây sinh trưởng không đảm bảo, do cây dưa thơm thường được trồng vào vụ hè nhiệt độ cao, nên với mật độ thưa vùng đất tại cây sẽ bị mất nước nhiều, không đảm bảo được độ ẩm cho cây phát triển, đồng thời nhiệt độ sẽ tăng cao, không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa. Mặt khác trồng quá thưa sẽ làm giảm năng suất trên đơn vị diện tích. Vì vậy, để có cơ sở để chứng minh sựảnh hưởng của mật độ trồng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống dưa Kim Cô Nương, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các mật độ trồng khác nhau trên giống dưa Kim Cô Nương để so sánh trong điều kiện nhà có mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc - Hải Dương.

4.2.1. Ảnh của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống dưa Kim Cô Nương phát triển chủ yếu của giống dưa Kim Cô Nương

Bảng 4.11. Ảnh của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống dưa Kim Cô Nương

Đơn vị: ngày CT Trồng đến thụ phấn (ngày) Trồng đến đậu quả (ngày) Trồng đến thu quả (ngày) Trồng đến kết thúc thu hoạch Tổng TGST CT1: 3.000 cây/1000m2 (20x150) cm 27 39 69 79 84 CT2: 2.000 cây/1000m2 (30x150) cm 25 32 62 67 72 CT3: 1.500 cây/1000m2 (40x150) cm 25 32 62 67 72 CT4: 1.200 cây/1000m2 (50x150) cm 24 30 60 66 71 * Thời gian từ trồng đến thụ phấn

Đối với dưa thơm hoa cái thường xuất hiện ở nách lá thứ tư hoặc thứ 5 trở đi, tuy nhiên những quảđể ở những nách lá đầu quả thường nhỏ và tỷ lệđậu quả

thấp nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất giống để đảm bảo năng suất, chất lượng dưa cần tiến hành tỉa nhánh thường xuyên. Chỉ bắt đầu để nhánh hoa từ lá thứ 10, tiến hành thụ phấn bổ sung cho hoa cái.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng khác nhau thì sẽảnh hưởng đến thời gian nở hoa của giống dưa Kim Cô Nương. Mật độ 1 trồng dày làm cho cây phải vươn lóng, cạnh tranh dinh dưỡng nên hoa nở muộn hơn so với các công thức khác, sau trồng 27 ngày mới nở hoa. Công thức mật độ 4 nở hoa sớm nhất, sau trồng 24 ngày. Công thức mật độ 2 và mật độ 3 nở hoa sau trồng là 25 ngày.

* Thời gian từ trồng đến đậu quả

Mật độ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đậu quả của cây dưa, thông thường khi trồng ở mật độ vừa phải thì chỉ sau 5-7 ngày thụ phấn sẽ đậu quả. Nhưng qua kết quả theo dõi cho thấy công thức mật độ 1 sau 12 ngày thụ phấn mới đậu quả (Chúng tôi đã phải tiến hành thụ phấn nhiều lần nhưng cũng chỉ một số cây có quảđậu, còn một số cây không thểđậu quảđược). Công thức 4 đậu quả

sớm nhất sau trồng là 30 ngày. Công thức 2 và công thức 3 đậu quả sau trồng là 32 ngày.

* Thời gian từ trồng đến thu quả

Sau khi đậu quả, dưới điều kiện ngoại cảnh cần thiết và lượng dinh dưỡng hợp lý, quả phát triển và đạt kích thước tối đa và bước vào giai đoạn chín. Trong thí nghiệm chúng tôi nghiên cứu, công thức 4 trồng với mật độ thưa nên lượng dinh dưỡng tập trung vào nuôi quả là chính nên quả chín sớm, thời gian từ trồng

đến thu quả của công thức này là 60 ngày. Thời gian từ trồng đến thu quả của công thức 2 và công thức 3 là 62 ngày. Công thức 1 ngoài việc nuôi quả dinh dưỡng còn phải cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và đậu quả muộn nên quả chín muộn hơn các công thức trên, sau trồng 69 ngày mới cho thu quả.

* Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch

Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch phụ thuộc vào thời gian từ trồng

đến chín và thời gian thu hoạch quả kéo dài. Các công thức mật độ tham gia thí nghiệm có thời gian thu quả kéo dài từ 66 đến 79 ngày. Công thức 4 kết thúc thu hoạch sớm nhất (66 ngày sau trồng), công thức 2 và công thức 3 kết thúc thu hoạch muộn hơn công thức 4 (67 ngày sau trồng). Công thức 1 kết thúc thu hoạch muộn nhất (79 ngày sau trồng).

* Tổng thời gian sinh trưởng

Tổng thời gian sinh trưởng được tính từ lúc gieo cho đến khi kết thúc thu hoạch. Qua số liệu thu được ở bảng 4.11 cho thấy thời gian sinh trưởng của công thức 4 ngắn nhất (70 ngày), thời gian sinh trưởng của công thức 2 và công thức 3 là 72 ngày. Công thức 1 có thời gian sinh trưởng là muộn nhất, kéo dài 84 ngày.

Ở thí nghiệm này, trong cùng điều kiện chăm sóc về dinh dưỡng như nhau trong nhà lưới, các công thức có tổng thời gian sinh trưởng khác nhau. Đó là do mật độ trồng khác nhau tác động dẫn đến thời gian sinh trưởng của các công thức khác nhau.

4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính giống dưa Kim Cô Nương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)