Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 42 - 45)

Số cây theo dõi của mỗi lần nhắc: 5 cây

3.4.4.1. Thi gian sinh trưởng:

- Thời gian từ gieo đến nảy mầm: Tính từ lúc gieo đến khi cây có 50% số

cây mọc (Ngày).

- Thời gian từ gieo đến trồng: Tính từ lúc gieo đến khi cây có 1-2 lá thật (Ngày). - Thời gian từ trồng đến khi ra hoa cái (Ngày).

- Thời gian bắt đầu đậu quả (Ngày). - Thời gian từ trồng đến quả chín (Ngày). - Thời gian kết thúc thu hoạch (Ngày). - Tổng thời gian sinh trưởng (Ngày).

3.4.4.2. Mt s ch tiêu vđặc đim hình thái

- Màu sắc lá, hình dạng lá, dài lá, rộng lá (cm). - Đường kính thân chính (cm).

- Hình dạng và màu sắc quả khi chín - Màu sắc cùi quả khi chín

3.4.4.3. Các ch tiêu v sinh trưởng, phát trin

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của thân chính (cm), đo 7 ngày 1 lần (cm).

- Động thái ra lá trên thân chính: đếm số lá thật đầu tiên đến lá thật xuất hiện

ở thời điểm theo dõi, đếm 7 ngày 1 lần (Lá).

- Số hoa cái được thụ phấn, hoa đực/cây (hoa/cây) - Số quảđậu/cây (quả/cây)

- Tỉ lệđậu quả (%) = (số quảđậu/số hoa cái được thụ phấn) x 100 - Số cây đậu quả/ô (cây/ô)

- Tỉ lệ cây đậu quả trên đơn vị diện tích (%) = (số cây đậu quả trên ô/số

cây theo dõi)x100

3.4.4.4. Tình hình sâu bnh hi

Đối tượng gây hại:

+ Sâu hại: 3 loài gây hại đặc biệt nghiêm trọng: bọ phấn trắng (Bemisia tabasi); Bọ trĩ (Thrips palmi Karmy); Sâu xanh được xác định bằng mật độ sâu hại .

Các loại này được đánh giá theo QCVN 2010/BNNPTNT

Cấp 1: < 1% diện tích bị hại, Cấp 2: 1 đến 5% diện tích bị hại, Cấp 3: > 5 đến 25% diện tích bị hại, Cấp 4: > 25 đến 50% diện tích bị hại, Cấp 5: > 50% diện tích bị hại.

+ Bệnh hại: Bệnh vàng lá, Bệnh giả Sương mai (Pseudoperonospora cubensis), Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum De Candolle), bệnh nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis), bệnh héo xanh vi khuẩn

Bệnh giả Sương mai, phấn trắng, cháy lá, vàng lá, nứt thân chảy nhựa

đánh giá theo thang điểm từ 0-5 của Trung tâm Rau Châu Á (AVRDC), cụ thể

như sau:

Điểm 0: Không bị bệnh; Điểm 1: <10% diện tích bị bệnh;

Điểm 2: 10-24% diện tích bị bệnh; Điểm 3: 25-49% diện tích bị bệnh;

Bệnh héo xanh vi khuẩn được đánh giá:

Tỷ lệ cây bị hại (%) = Số cây bị hại/tổng số cây theo dõi x 100

3.4.4.5. Các yếu t cu thành năng sut và năng sut

- Trọng lượng quả (kg).

- Năng suất cá thể: Số quả/cây x Trọng lượng quả (Kg/cây).

- Năng suất lý thuyết: Năng suất cá thể x Số cây/đơn vị diện tích (Tạ/1000m2).

- Năng suất thực thu tổng : Năng suất thu được trên ô thí nghiệm quy ra 1000m2 (Tạ/1000m2).

- Năng suất thực thu thương phẩm (quả có trọng lượng > 1kg) quy ra 1000m2 (Tạ/1000m2).

- Tỷ lệ năng suất thực thu thương phẩm/năng suất thực thu tổng

3.4.4.6. Các ch tiêu vđặc đim cu trúc và cht lượng qu

- Đặc điểm cấu trúc quả:

+ Kích thước quả: Đường kính quả, chiều cao quả (Cm). + Độ dày thịt quả (Cm).

+ Tỷ lệ thịt quả (%) - Chất lượng cảm quan:

+ Khẩu vị

+ Hương vị

- Các chỉ tiêu hóa sinh:

+ Đường tổng số (% chất tươi): theo phương pháp Ixenkutz

+ Đường khử (% chất tươi) + Axit tổng số (% chất tươi)

+ Hàm lượng VitaminC (mg/100g chất tươi): Theo TCVN 4246-90

+ Độ Brix (%)

+ Hàm lượng chất khô (%): theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ ban đầu 750C, sau nâng lên 1050C và cân 3 lần khối lượng không đổi.

3.4.4.7. Hiu qu kinh tế (Ni dung 3)

- Tổng chi (Đồng/ha) - Tổng thu (Đồng/ha) - Lãi thuần (Đồng/ha)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)