Lá thật xuất hiện sau khi kết thúc giai đoạn nảy mầm. Các lá được hình thành. Sự tăng chiều dài thân chính phản ánh khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng từ lá về rễ, còn lá cung cấp các sản phẩm quang hợp cho hệ thống rễ sinh trưởng. Số lá trên cây là cơ sở xác định được khả năng sinh trưởng, khả năng thích
ứng và khả năng chống chịu của giống với điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên thân chính giống dưa Kim Cô Nương
Đơn vị tính: lá
CT Ngày sau trồng
7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày
CT1: 3.000 cây/1000m2 (20x150) cm 3,00 6,07 16,20 25,67 30,80 30,87 CT2: 2.000 cây/1000m2 (30x150) cm 2,93 6,27 14,93 24,80 29,53 30,13 CT3: 1.500 cây/1000m2 (40x150) cm 2,93 6,33 14,60 24,00 29,87 30,27 CT4: 1.200 cây/1000m2 (50x150) cm 3,00 6,27 16,33 28,87 29,33 29,47
Qua số liệu thu được tại bảng 4.13 cho thấy số lá trên thân chính của các công thức có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Số lá trên thân chính tỷ lệ thuận với chiều dài thân chính trong mỗi công thức. Công thức 1 có số lá trên thân chính là
30,87 lá/cây, tiếp đến công thức 4 có số lá trên thân chính là 30,47 lá/cây. Công thức 2 và công thức 3 có số lá trên thân chính lần lượt là 30,13 và 30,27 lá.
Như vậy mật độ trồng khác nhau đã dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm chiều dài thân chính cũng như số lá trên thân chính.
4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra hoa đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương