Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 39)

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) với 3 lần nhắc lại.

3.4.1.1. So sánh kh năng sinh trưởng phát trin và năng sut ca 4 ging dưa

thơm trong điu kin nhà mái che v hè 2015 ti Gia Lc – Hi Dương.

- Thí nghiệm gồm 4 giống với 4 công thức: CT1: Giống dưa Kim Cô Nương (đối chứng)

CT2: Giống dưa NH2798 (1675) CT3: Giống dưa Kim Hoàng Hậu CT4: Giống dưa Kim Bích (VE042)

- Phương pháp thụ phấn: Thụ phấn vào buổi sáng từ 7 – 10h hàng ngày, lấy phấn hoa đực trên cây khác của chính giống đó thụ phấn cho hoa cái (cách làm: bóc phần cánh hoa đực để trơ lại phần nhị rồi quệt cho hoa cái (1 hoa đực thụ một hoa cái). Thụ tất cả các hoa cái có trên cây.

Ghi chú: Nền phân: 1 tấn phân hữu cơ VS Sông Gianh + 20 kg NPK (16:16:8 +TE) + 90kg NPK (13:13:13 +TE) + 15 lit phân vi sinh AK/1000m2, phân bón thúc được ngâm, hòa tan đổ vào bình và tưới nhỏ giọt. Mật độ trồng: 2.000 cây/1000m2 (30 x150)cm

Sơđồ bố trí thí nghiệm:

Dải bảo vệ Lần 1 CT3 CT1 CT2 CT4 Lần 2 CT1 CT2 CT4 CT3 Lần 3 CT3 CT4 CT1 CT2 Dải bảo vệ Dải bảo vệ Lần 1 CT2 CT1 CT3 Lần 2 CT3 CT2 CT1 Lần 3 CT1 CT3 CT2 Dải bảo vệ

3.4.1.2. Nghiên cu nh hưởng ca mt độ trng đến sinh trưởng phát trin và

năng sut ca ging dưa Kim Cô Nương trong điu kin nhà mái che v

2015 ti Gia Lc – Hi Dương.

+ Công thức 1: 3.000 cây/1000m2 (20x150) cm + Công thức 2: 2.000 cây/1000m2 (30x150) cm + Công thức 3: 1.500 cây/1000m2 (40x150) cm + Công thức 4: 1.200 cây/1000m2 (50x150) cm

Ghi chú: Nền phân: 1 tấn phân hữu cơ VS Sông Gianh + 20kg NPK (16:16:8 +TE) + 90kg NPK (13:13:13 +TE) + 15 lit phân vi sinh AK/1000m2, phân bón thúc được ngâm, hòa tan đổ vào bình và tưới nhỏ giọt.

Sơđồ bố trí thí nghiệm:

- Thời vụ trồng: Vụ hè gieo hạt 14/4/2015 trồng 23/4/2015

3.4.1.3. Nghiên cu nh hưởng ca 1 s loi phân bón tng hp NPK đến sinh

trưởng, phát trin và năng sut ging dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che

v hè 2015 ti Gia Lc – Hi Dương.

+ Công thức 1: 80 kg/1000m2 NPK (15:5:22 + TE) + Công thức 2: 52 kg/1000m2 NPK (23:10:12 + TE)

+ Công thức 3: 90 kg/1000m2 NPK (13:13:13 + TE) (Đối chứng)

Ghi chú: Nền phân: 1 tấn phân hữu cơ VS Sông Gianh + 20kg NPK (16:16:8 +TE)/ha + 15 lit phân vi sinh AK/1000m2. Bón thúc NPK ở các công thức với lượng bón tương đương với 12 kgN/1000m2, phân bón thúc

được ngâm, hòa tan đổ vào bình và tưới nhỏ giọt. Mật độ trồng: 2.000 cây/1000m2 (30 x150)cm.

- Thời vụ trồng: Vụ hè gieo hạt 14/4/2015 trồng 23/4/2015 3.4.2. Diện tích thí nghiệm Nội dung 1: Diện tích ô thí nghiệm: 10 m2 Tổng diện tích thí nghiệm: 10 x 4 x 3 = 120 m2 Nội dung 2: Diện tích ô thí nghiệm: 10 m2 Tổng diện tích thí nghiệm: 10 x 4 x 3 = 120 m2 Nội dung 3: Diện tích ô thí nghiệm: 10 m2 Tổng diện tích thí nghiệm: 10 x 3 x 3 = 90 m2 3.4.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 3.4.3.1. Thi v gieo ht: 4/2015 3.4.3.2. Khong cách trng

Trồng cây trong nhà lưới có lưới chống côn trùng xung quanh. Trồng theo hàng với khoảng cách: hàng x cây = 150cm x 30cm. Có trang bị ống tưới nhỏ

giọt theo khoảng cách trồng cây cách cây 30cm. Túi giá thể trồng cây bằng nilon màu đen kích cỡ cao 40cm, rộng 40cm. Hỗn hợp giá thể gồm đất bột phù sa sạch + bột xơ dừa theo tỷ lệ 1:1 cộng với lượng phân bón lót đã định. Mỗi túi giá thể

trồng 1 cây (2-3kg giá thể/cây).

3.4.3.3. Bón phân.

+ Lượng phân bón cho 1000m2 dưa thơm như sau:

TT Loại phân bón Tổng số Bón lót Bón thúc I II III IV

1 Phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh (tấn) 2,5-3,0 1,0-1,5 2,5-3,0 1,0-1,5 2 NPK 16:16:8 +TE; NPK 13:13:13 + TE (kg) 110 1/5 1/5 1/5 1/5 1/5 0,3-0,5kg/bầu cây/vụ + Cách bón :

- Bón lót: Đảo đều lượng phân với hỗn hợp giá thể đã nêu ở trên cho vào bịch trước khi trồng dưa thơm.

cho cây đến lúc cây được 10-12 lá thật. Sau đó sử dụng phân NPK 13:13:13 + TE hòa tan tưới nhỏ giọt cho cây đến lúc sau đậu quả 7-10 ngày. Tiếp sau lại bón NPK 16:16:8 +TE cho đến trước thu hoạch 35-40 ngày; ngay sau đó dùng tiếp phân NPK 13:13:13 + TE để bón;

Sau khi cây bén rễ hồi xanh tiến hành tưới nhử cho cây. Sau đó cứ 10-15 ngày lại bón thúc cho dưa. Nếu thây cây sinh trưởng phát triển kém thì cứ 5-7 ngày tưới bổ sung dung dịch dinh dưỡng NPK + Các nguyên tố vi lượng.

Giai đoạn trước thu hoạch 25-30 ngày nên thường xuyên bổ sung Kali qua lá hoặc dung dịch dể nâng cao chất lượng quả. Trước thu hoạch 7-10 ngày ngừng bón phân.

3.4.3.4. Chăm sóc

- Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn quả: Tiến hành tỉa nhánh thường xuyên. Chỉ

bắt đầu để nhánh từ lá thứ 10, tiến hành thụ phấn cho hoa cái (thụ phấn vào buổi sáng từ 7-10h). Khi quả đậu 5-7 ngày, thực hiện định quả, chỉ để lại 1 quả duy nhất đểđảm bảo năng suất, chất lượng dưa. Sau khi định quả tiến hành bấm ngọn thân chính để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

3.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Số cây theo dõi của mỗi lần nhắc: 5 cây

3.4.4.1. Thi gian sinh trưởng:

- Thời gian từ gieo đến nảy mầm: Tính từ lúc gieo đến khi cây có 50% số

cây mọc (Ngày).

- Thời gian từ gieo đến trồng: Tính từ lúc gieo đến khi cây có 1-2 lá thật (Ngày). - Thời gian từ trồng đến khi ra hoa cái (Ngày).

- Thời gian bắt đầu đậu quả (Ngày). - Thời gian từ trồng đến quả chín (Ngày). - Thời gian kết thúc thu hoạch (Ngày). - Tổng thời gian sinh trưởng (Ngày).

3.4.4.2. Mt s ch tiêu vđặc đim hình thái

- Màu sắc lá, hình dạng lá, dài lá, rộng lá (cm). - Đường kính thân chính (cm).

- Hình dạng và màu sắc quả khi chín - Màu sắc cùi quả khi chín

3.4.4.3. Các ch tiêu v sinh trưởng, phát trin

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của thân chính (cm), đo 7 ngày 1 lần (cm).

- Động thái ra lá trên thân chính: đếm số lá thật đầu tiên đến lá thật xuất hiện

ở thời điểm theo dõi, đếm 7 ngày 1 lần (Lá).

- Số hoa cái được thụ phấn, hoa đực/cây (hoa/cây) - Số quảđậu/cây (quả/cây)

- Tỉ lệđậu quả (%) = (số quảđậu/số hoa cái được thụ phấn) x 100 - Số cây đậu quả/ô (cây/ô)

- Tỉ lệ cây đậu quả trên đơn vị diện tích (%) = (số cây đậu quả trên ô/số

cây theo dõi)x100

3.4.4.4. Tình hình sâu bnh hi

Đối tượng gây hại:

+ Sâu hại: 3 loài gây hại đặc biệt nghiêm trọng: bọ phấn trắng (Bemisia tabasi); Bọ trĩ (Thrips palmi Karmy); Sâu xanh được xác định bằng mật độ sâu hại .

Các loại này được đánh giá theo QCVN 2010/BNNPTNT

Cấp 1: < 1% diện tích bị hại, Cấp 2: 1 đến 5% diện tích bị hại, Cấp 3: > 5 đến 25% diện tích bị hại, Cấp 4: > 25 đến 50% diện tích bị hại, Cấp 5: > 50% diện tích bị hại.

+ Bệnh hại: Bệnh vàng lá, Bệnh giả Sương mai (Pseudoperonospora cubensis), Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum De Candolle), bệnh nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis), bệnh héo xanh vi khuẩn

Bệnh giả Sương mai, phấn trắng, cháy lá, vàng lá, nứt thân chảy nhựa

đánh giá theo thang điểm từ 0-5 của Trung tâm Rau Châu Á (AVRDC), cụ thể

như sau:

Điểm 0: Không bị bệnh; Điểm 1: <10% diện tích bị bệnh;

Điểm 2: 10-24% diện tích bị bệnh; Điểm 3: 25-49% diện tích bị bệnh;

Bệnh héo xanh vi khuẩn được đánh giá:

Tỷ lệ cây bị hại (%) = Số cây bị hại/tổng số cây theo dõi x 100

3.4.4.5. Các yếu t cu thành năng sut và năng sut

- Trọng lượng quả (kg).

- Năng suất cá thể: Số quả/cây x Trọng lượng quả (Kg/cây).

- Năng suất lý thuyết: Năng suất cá thể x Số cây/đơn vị diện tích (Tạ/1000m2).

- Năng suất thực thu tổng : Năng suất thu được trên ô thí nghiệm quy ra 1000m2 (Tạ/1000m2).

- Năng suất thực thu thương phẩm (quả có trọng lượng > 1kg) quy ra 1000m2 (Tạ/1000m2).

- Tỷ lệ năng suất thực thu thương phẩm/năng suất thực thu tổng

3.4.4.6. Các ch tiêu vđặc đim cu trúc và cht lượng qu

- Đặc điểm cấu trúc quả:

+ Kích thước quả: Đường kính quả, chiều cao quả (Cm). + Độ dày thịt quả (Cm).

+ Tỷ lệ thịt quả (%) - Chất lượng cảm quan:

+ Khẩu vị

+ Hương vị

- Các chỉ tiêu hóa sinh:

+ Đường tổng số (% chất tươi): theo phương pháp Ixenkutz

+ Đường khử (% chất tươi) + Axit tổng số (% chất tươi)

+ Hàm lượng VitaminC (mg/100g chất tươi): Theo TCVN 4246-90

+ Độ Brix (%)

+ Hàm lượng chất khô (%): theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ ban đầu 750C, sau nâng lên 1050C và cân 3 lần khối lượng không đổi.

3.4.4.7. Hiu qu kinh tế (Ni dung 3)

- Tổng chi (Đồng/ha) - Tổng thu (Đồng/ha) - Lãi thuần (Đồng/ha)

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 4 GIỐNG DƯA THƠM TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ NĂNG SUẤT CỦA 4 GIỐNG DƯA THƠM TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÁI CHE VỤ HÈ 2015 TẠI GIA LỘC – HẢI DƯƠNG

4.1.1. Khả năng sinh trưởng của các giống dưa thơm

4.1.1.1. Thi gian qua các giai đon sinh trưởng, phát trin ch yếu ca các ging dưa thơm

Một chu kỳ sống của cây trồng được tính từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch. Để hoàn thành một chu kỳ sống mỗi một cây trồng đều phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định. Các giai đoạn này dài hay ngắn phụ

thuộc vào đặc trưng di truyền của giống và chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố kỹ thuật.

Chu kỳ sống của cây dưa thơm được chia ra làm các giai đoạn nhất định: phát triển thân lá, hình thành hoa, đậu quả và quả chín. Mỗi một giai đoạn phát triển có tốc độ sinh trưởng khác nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Ngoài yếu tố về

giống, nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa.

Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa thơm là cơ sở quan trọng trong việc tác động những biện pháp kỹ thuật kịp thời theo hướng có lợi cho sự

phát triển của cây, xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển theo hướng có lợi cho con người, đồng thời hạn chế những tác động bất thuận của thời tiết tới cây trồng. Trong khuôn khổ thí nghiệm thực hiện trong nhà lưới nên các yếu tố ngoại cảnh bất thuận cũng không

ảnh hưởng nhiều.

* Thời gian từ gieo đến mọc

Sự nảy mầm là khởi điểm của các quá trình sống, nó có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và sức sống của cây sau này. Nảy mầm thực chất là sự chuyển hướng từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái sinh trưởng và phát triển một cơ thể mới.

Trong giai đoạn cây con, cây dưa thơm sinh trưởng chủ yếu dựa vào một phần chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt để phát triển thân non và bộ rễ. Sự nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng rất lớn của chất lượng hạt giống và một sốđiều kiện

ngoại cảnh như nhiệt độ, độẩm, hàm lượng oxy trong đất. Ở giai đoạn vườn ươm cây con được chăm sóc trong điều kiện thuận lợi như: Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ đất và độ ẩm không khí thích hợp nên ở giai đoạn này cây con sinh trưởng phát triển rất tốt.

Chúng tôi tiến hành gieo hạt vào ngày 15 tháng 4 năm 2015, gieo trực tiếp vào khay xốp trong vườn ươm khu nhà lưới. Sau 3-5 ngày thì tất cả hạt trong các công thức thí nghiệm đều mọc 100% (Bảng 4.1), trong đó giống Kim Cô Nương mọc sớm nhất là 3 ngày, giống Kim Hoàng Hậu mọc chậm nhất là 5 ngày, 2 giống NH2798 và giống Kim Bích sau 4 ngày gieo thì mọc. Như vậy, khoảng thời gian này hầu hết các giống đều mọc mầm rất nhanh do điều kiện khí hậu trong nhà vườn ươm rất thuận lợi về nhiệt độ, tưới đủ nước cho hạt (tưới 1-2 lần/ngày) là hai yếu tố thích hợp nhất cho hạt nảy mầm thuận lợi.

Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống dưa thơm vụ hè năm 2015 được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống dưa thơm trong nhà mái che.

Đơn vị: ngày CT Giống Thời gian gieo đến mọc Thời gian từ gieo đến trồng Thời gian từ trồng đến Thời gian kết thúc thu hoạch Tổng TGST Ra hoa cái Đậu quả Quả chín

1 Kim Cô Nương 3 9 25 31 61 67 73

2 NH2798 4 9 25 32 67 75 80

3 Kim Hoàng Hậu 5 10 24 30 65 70 75

4 Kim Bích 4 9 26 35 63 72 77

* Thời gian từ gieo đến trồng

Thời gian từ gieo đến trồng dài hay ngắn phản ánh khả năng sinh trưởng của cây con. Cây con đưa ra trồng yêu cầu có ít nhât 1-2 lá thật, cây khỏe, không bị sâu bệnh.

Như vậy, sau khi kết thúc giai đoạn nảy mầm thì lá thật xuất hiện. Các giống dưa thơm tham gia thí nghiệm ở giai đoạn cây con đều sinh trưởng tốt, sau gieo 9-10 ngày tất cả các giống đều có 1-2 lá thật, đáp ứng yêu cầu xuất vườn.

* Thời gian từ trồng đến ra hoa cái

Sự sinh trưởng phát triển giai đoạn sau trồng có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng dưa thơm, giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Là thời kỳ sinh trưởng rất quan trọng đối với cây. Thời kỳ này bao gồm giai đoạn hồi xanh, giai đoạn phâm hoá mầm hoa, hình thành nụ hoa, hình thành quả. Nó đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Trong giai đoạn này cây tích lũy rất nhiều chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho việc ra hoa đậu quả. Căn cứđộ dài ngắn thời kỳ

này, người ta có thể xác định tính chín sớm, chín muộn sinh học của giống, vì giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn chín sinh học của cây. Do vậy, căn cứ

vào thời gian từ trồng đến ra hoa người ta có thể xác định được tính chín sớm hay chín muộn sinh học của các giống dưa thơm. Nắm được các giai đoạn sinh trưởng sau trồng để tác động biện pháp kỹ thuật đúng, kịp thời thì chúng ta có thể điều chỉnh cho sự sinh trưởng phát triển dưa thơm thuận lợi trong giai đoạn này.

Qua theo dõi cho thấy các giống dưa thơm có thời gian từ trồng đến ra hoa cái, đậu quả là khác nhau trong cùng thời vụ. Kết quả bảng 4.1 cho thấy sau trồng khoảng 24-26 ngày các giống tham gia thí nghiệm xuất hiện hoa cái, lúc này sự

ra hoa đậu quả phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ngoại cảnh như dinh dưỡng, ẩm độ, và điều kiện thời tiết như gió bắc, nhiệt độ cao ... Các giống Kim Hoàng Hậu, Kim Cô Nương và NH2798 có giai đoạn ra hoa tập trung rất tốt cho việc áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chếảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh. Thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l ) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc hải dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)