Nhân giống vô tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 28 - 33)

Theo thí nghiệm của Mai Thị Thúy và Ninh Thị Phíp (2013). Ảnh hưởng của khối lượng củ giống đến sinh trưởng và năng suất gừng gié trồng bao cho thấy với 4 khối lượng khác nhau nhỏ (4g), trung bình (8g), lớn (16g), rất lớn (32g) thì khối lượng củ giống càng tăng số nhánh khí sinh, số lá/nhánh, kích thước lá, diện tích lá, lượng chất khô tích lũy và năng suất càng cao. Khối lượng củ giống 32g cho năng suất cao nhất, tuy nhiên khối lượng củ giống 16g cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong điều kiện sản xuất tại Gia Lâm, Hà Nội. Như vậy khối lượng củ giống càng lớn thì cây giống sinh trưởng phát triển càng mạnh. Điều này làm cơ sở cho thí nghiệm nghiên cứu các mức khối lượng hạt gấc để đảm bảo cho cây giống sinh trưởng và phát triển tốt.

Tác giả Phan Tuấn Nghĩa và cs. (1996). Đã hoàn thiện quy trình nhân nhanh cây gấc từ nguyên liệu ban đầu là hạt gấc bằng phương pháp nuôi cấy mô cho phép sản xuất hàng loạt cây gấc trong khoảng thời gian 10 - 12 tuần. Kết quả

nghiên cứu của tác giả cũng đã đề ra một hướng đi mới trong nhân giống vô tính của cây gấc, nhằm khắc phục được hiện tượng đơn tính của cây gấc. Nhưng kết quả của tác giả chỉđưa ra được các mức dung môi thích hợp cho nảy mầm và ra rễ chưa đánh giá hết những tác động của cây con khi đưa ra ngoài ruộng sản xuất

đại trà, kế tiếp nghiên cứu nhân giống gấc bằng nuôi cây mô tế bào kết quả

nghiên cứu của Lê thị Hảo và cs. (2009) cho thấy việc nhân giống gấc bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào khi đưa ra vườn ươm giá thể tốt nhất là đất : trấu hun tỷ lệ 2:1 đạt 93,3% là tốt nhất. Đề tài đánh giá được giai đoạn tiếp theo trong vườn ươm cho loại giá thể tốt nhất, đề tài vẫn chưa đánh giá được sự sinh trưởng phát triển năng suất của cây gấc sau khi được nuôi cấy mô trồng sản xuất

đại trà. Đặc biệt thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch quảđề tài chưa đánh giá

được. Kết quả nghiên cứu giá thể giâm cành TS Ninh Thị Phíp (2013) chỉ ra giá thể giâm có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhân giống bằng biện pháp giâm cành. Bởi vì trong nhân giống bằng giâm cành giá thể giâm có chức năng: Giữ cho cành giâm luôn ở tư thế cốđịnh, là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cành giâm; cho phép không khí xâm nhập vào phần gốc của cành giâm. Một giá thể được xem là lý tưởng nếu giá thể đó đủ xốp, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, sạch sâu bệnh và cỏ dại. Khi nghiên cứu sự khác biệt của bộ rễ trong các giá thể

khác nhau. Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này cho thấy, giá thể khác nhau

ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ cây xuất vườn và thời gian. Sử dụng cành thân có chiều dài cành giâm từ 15 - 20cm, xử lý nồng độ α -NAA 2000 – 3000 ppm trong thời gian từ 3 - 5 giây giúp cành giâm ra rễ nhiều, khả năng sinh trưởng của cành giâm cao hơn hẳn công thức đối chứng

Một thân cây cắt ngang có 3 phần chính: lớp vỏ ngoài cùng có nhiệm vụ dẫn nhựa luyện từ lá xuống rễ, phần gỗ phía trong dẫn nhựa nguyên từ rễ lên cành lá. Phần giữa gỗ và vỏ là tượng tầng mô phân sinh, rất mỏng, chứa đầy chất dịch có khả năng phân chia nhanh tạo nên gỗ bên trong và vỏ bên ngoài.

cho hoa trái, tuổi thọ cao, tạo được nhiều cây giống. Lợi dụng đặc tính tốt của gốc ghép, chịu đựng được điều kiện môi trường bất lợi như: hạn, úng, sâu bệnh...Tác giả Nguyễn Thúy Hà (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến năng xuất và khả năng chống bệnh với cà chua vụ đông xuân sớm năm 2007 tại Thái Nguyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỉ lệ sống sau ghép của các tổ hợp ghép biến động từ 80% – 93,12%, tuy nhiên ở các gốc ghép khác nhau thì tỉ lệ sống khác nhau. Trong các công thức thí nghiệm, cà chua ghép trên gốc cà tím có tỉ lệ

sống cao hơn cả (đạt 93,12%), thấp nhất là công thức 4 (cà chua ghép trên gốc cà pháo Cao Bằng) đạt 80%. Trong quá trình đưa ra ruộng sản xuất. So sánh với tiêu chuẩn cây đạt tiêu chuẩn, tỉ lệ cây ghép trong thí nghiệm đạt tiêu chuẩn trồng ra ruộng khá cao ở cả 4 tổ hợp, đều đạt trên 70%, nhưng cao nhất là tổ hợp cà chua/cà tím đạt 90,24%, tiếp theo là tổ hợp cà chua/cà pháo Bắc Kạn đạt 80,13%, thấp nhất là tổ hợp cà chua/cà pháo Cao Bằng đạt 76,21%. Theo Trần Thị Ba (2010), gốc ghép và ngọn ghép có ảnh hưởng với nhau, gốc ghép ảnh hưởng đến khả năng chống chịu (chịu hạn, chịu úng, kháng bệnh…), sự sinh trưởng và năng suất của ngọn ghép. Gốc ghép là bộ phận hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho ngọn ghép sinh trưởng, phát triển và tạo ra các sản phẩm quang hợp dưới sựđiều khiển của các nhân tố di truyền của cây mẹ. Gốc càng khỏe, càng thích nghi với

điều kiện khí hậu, đất đai của vùng canh tác thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, cho năng suất cao và tuổi thọ kéo dài (Nguyễn Quốc Vọng, 2002). Tác giả Phạm Văn Côn (2007) nhận định rằng tỉ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép bằng 1, cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép. Vậy sự tương hợp của gốc ghép và ngọn ghép tốt thì quá trình trao đổi chất dinh dưỡng vô cơ của gốc ghép và chất dinh dưỡng hữu cơ của ngọn ghép dễ dàng hơn.

Đánh giá ảnh hưởng của gốc ghép đến kích thước quả và năng suất tác giả

Trần Thị Cẩm Dung (2013) cho rằng trọng lượng trung bình trái ớt Hiểm Lai 207 không bịảnh hưởng bởi gốc ghép mà do đặc tính di truyền của ngọn ghép quyết

định. Võ Thị Bích Thủy và Trần Thị Ba (2014). Chorằng năng suất thương phẩm của ớt Sừng vàng Châu Phi ghép lên gốc ớt Hiểm Trắng đạt cao (21,39 tấn/ha) và cao hơn đối chứng không ghép là 8,13%, ghép lên gốc ớt Hiểm xanh 19,20%, ớt

Đà Lạt 44,12% và ớt Cà 46,59%. Nhưng chiều cao cây của tổ hợp ớt “Sừng vàng Châu Phi” ghép lên gốc Đà Lạt cao nhất (126,97cm) và thấp nhất ở nghiệm thức ghép lên gốc Ớt Cà và Hiểm xanh.

Một nghiên cứu về ghép cây họ bầu bí tác giả Hồ Phương Quyên (2008).

Ảnh hưởng của các loại gốc ghép dư hấu lên sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất trái dưa hấu Thành Long tại Thành phố Cần Thơ. Cho rằng gốc ghép bầu địa phương và bầu Nhật 2 tăng trưởng tương đương nhau và mạnh hơn so với dưa hấu ghép trên gốc ghép bầu Nhật 1 và đối chứng. Như vậy đề tài đã cho thấy cây họ bầu bí có thể ghép trên các gốc cùng họ khác nhau và cho năng suất và chất lượng tốt. Cũng một thí nghiện khác của tác giả Lê Thị Huệ (2013).

Điều tra kỹ thuật canh tác bầu và khảo sát ảnh hưởng các gốc ghép họ bầu bí đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây bầu (Lagenaria siceraria (Molina) Standl). Kết quả cho thấy có sự tương tác giữa gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ cây sống sau ghép; sử dụng gốc ghép bầu B2 có tỷ lệ sống cao nhất (95,0%), gốc ghép bí Chánh Phong có tỷ lệ sống thấp nhất (81,9%); nghiệm thức ngọn ghép bầu Én Vàng 449 ghép trên bầu B2 có tỷ lệ cây ghép thành công cao nhất (97,5%).

Tác giả Trần Thị Ba (2009). Ảnh hưởng gốc ghép bầu Nhật lên sự sinh trưởng, năng suất của dưa lê Kim Cô Nương, xuân hè 2008. Kết quả cho thấy cây ghép ảnh hưởng bởi gốc ghép. Chiều dài thân, số lá và năng suất của cây ghép

đều kém hơn cây không ghép chỉ bằng 1/3, nhưng hàm lượng chất rắn hòa tan (độ ngọt) của trái dưa lê ghép trên gốc Bầu Nhật 3 (11,2%), cao hơn 1,2% so với ghép trên gốc bầu Nhật 1 và 1,5% cao hơn cây không ghép

Một đề tài nghiên cứu của Trương Vĩnh Hải (2012) Nghiên cứu ứng dụng quy trình canh tác tổng hợp xây dựng vùng sản xuất gấc nguyên liệu tại tỉnh

Đắk Nông phục vụ chế biến xuất khẩu,cho thấy. Nghiên cứu về phương pháp nhân giống bằng ghép cành mầm ngủ ở các cành ghép ở cả hai công thức đều không phát triển sau khi ghép và cành ghép chết khô hoàn toàn sau khi ghép 12- 15 ngày. Điều này cho thấy rằng, đặc tính 19 sinh lý, hình thái của cây gấc là rỗng ruột, tỷ lệ hóa gỗ ở cành rất thấp không đủ khả năng để tiếp hợp giữa cành và gốc ghép.

Kết quả đánh giá tổng quan: như vậy cây gấc là một cây có giá trị dinh dưỡng rất cao. Các công trình nghiên cứu của các tác giả chủ yếu tập chung nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của quả gấc, và các tác dụng chính của các chất có trong quả gấc. Các hoạt chất như β-carotene, lycopene, zeaxanthin, β- cryptoxanthin… là nhưng hợp chất được coi như rất có ý nghĩa với con người. Về nhân giống các tác giả đã tập chung nghiên cứu những giống gấc thu thập

phát triển. Như dòng gấc lai, gấc nếp của các địa phương khác nhau. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh lý thực vật ở gấc. Giống như tất cả các hạt giống khác thuộc họ bầu bí. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hạt gấc cần không khí, ánh sáng và nước để nảy mầm. Vì vậy những loại đất có thành phần sét quá cao không thích hợp cho việc gieo hạt gấc. Gieo hạt sâu trong đất sét ẩm ướt tỷ lệ

mọc mầm sẽ thấp và hạt có thể bị thối. Hạt gấc có thể được sử dụng để gieo ngay sau khi quả gấc đã chín sinh lý hoặc hạt có thể được xử lý bằng nhiều cách khác nhau vẫn đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm. Trong điều kiện thường, hạt gấc sẽ

nảy mầm sau khi gieo 7 - 10 ngày với tỷ lệ mọc mầm khá cao. Công nghệ sinh học cũng đã góp một phần công sực để nhằm hạn chế tỷ lệ cây đực cây cái trong đơn tính khác gốc của cây gấc. Các tác giả đã nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cấy mô tế bào, xong các công trình này chưa có đánh giá cụ

thể các giai đoạn sinh trưởng phát triển về sau của cây giống vì vậy những kết quả này vẫn mang tính khoa học về mặt lý thuyết chưa có kiểm chứng thực tiễn. Đã có nghiên cứu về các phương pháp ghép trên gấc cũng như trên các cây thuộc họ cà. Các nghiên cứu chỉ thành công trên câc họ cà như cà chua trên gốc cà tím, chưa thành công trên cây gấc thuộc họ bầu bí như gấc, cây con chết sau 10 ngày ghép. Điều này càng chứng tỏ sự thành công của đề tài là bước đột phá trong công nghệ ghép các cây thuộc họ bầu bí.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)