+ Tỷ lệ cây sống (%): Được tính từ khi trồng ngoài đồng ruộng đến khi cây ra hoa đậu quả.
+ Số lá /thân chính: Đếm số lá thật/cây trong thời gian hai tháng đầu. + Tỷ lệ cây đực cây cái (%): Đếm toàn bộ số cây dực cây cái trên các công thức và trên hai giống. Tỷ lệ cây đực (cái) = số cây đực (cái)/tổng số cây trên thí nghiệm*100.
+ Số hoa/cây: Đếm tổng số hoa trên cây
+ Số hoa đực/cây: Đếm tổng số hoa đực có trên cây + Số hoa cái/cây: Đếm tổng số hoa hoa cái trên cây
+ Tỷ lệđậu quả (%) = số quả trên cây/ tổng số hoa cái* 100.
+ Thời gian từ trồng đến ra hoa đầu tiên (ngày): Theo dõi từng giai đoạn của cây quan sát và tính thời gian khi có một hoa ra đầu tiên.
+ Thời gian từ ra hoa đến hình thành quả (ngày): Theo dõi khi hoa cái bắt
đầu ra đến khi quả rụng đầu nhụy.
+ Thời gian từ hình thành quả đến quả chín (ngày): Theo dõi tiếp thời gian từ khi quả hình thành đến khi quả chín hoàn toàn.
+ Khối lượng quả (kg/quả): Cân toàn bộ khối lượng từng quả
+ Tỷ lệ phần cơm/vỏ quả: Tách toàn bộ phần hạt và phần cơm khỏi vỏ rồi tính tỷ lệ.
+ Đếm số lượng hạt/quả: Lấy toàn bộ phần hạt trong một quả bao gồm hạt chắc và hạt lép. (hạt/quả)
+ Lấy ngẫu nhiên 100 hạt rồi cân khối lượng P100 hạt (kg) + Chỉ số diện tích lá LAI
Phương pháp lấy mẫu và quan trắc: Mỗi công thức tiến hành lấy mẫu 5 cây theo phương pháp đường chéo. Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất quả, tính giá trị trung bình.
+ Xác định hàm lượng dầu gấc bằng phương pháp thủ công chưng cất dầu gấc trong dầu ăn, tỷ lệ 1 phần cơm 2 phần dầu ăn. Tính lượng dầu ăn sau khi đã loại bỏ vỏ màng gấc trong dầu.
Tỷ lệ dầu (%) = lượng dầu/(khối lượng cơm + lượng dầu ăn) * 100 + Năng suất:
- Năng suất cá thể (kg) = khối lượng quả/cây
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha)= Năng suất cá thể * 1000* mật độ
cây/ ha
- Năng suất thực thu (tấn/ha) = năng suất thu được/ô thí nghiệm * 10.000m2
3.5.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại
Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại được đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN01-38: 2010 Của Bộ NN và PTNT.
3.6. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
+ Đề tài triển khai nhân giống trong hệ thống nhà có mái che bằng 1 lớp nhựa trắng.
+ Giống gấc phải được chọn lọc lấy trên cây mẹ khỏe không sâu bệnh chất lượng tốt.
+ Quả thu hái phải già đảm bảo độ chín hoàn toàn, hạt phải được xử lý ngay sau khi thu hái.
+ Cây mẹ để lấy mắt ghép là cây cho năng suất ổn định chất lượng tốt khỏe không sâu bệnh.
+ Quy trình trồng chăm sóc gấc ngoài đồng ruộng áp dụng quy trình của SKHCN Hải Dương công bố, đăng 26/02/2009: có quy trình kèm theo phụ lục.
3.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và phần mềm IRRISTAT 5.0 và Excel 2010.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THÍ NGHIỆM 1: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HẠT ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA 2 GIỐNG GẤC NẾP VÀ GẤC LAI ĐEN
4.1.1. Ảnh hưởng của các các biện pháp xử lý hạt đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm, thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc mầm, thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc
Hạt gấc có thời gian nảy mầm thường khá dài do lớp vỏ hạt dày. Các biện pháp xử lý hạt có thể giúp hạt gấc dễ nảy mầm rút ngắn thời gian trong vườn
ươm dẫn đến rút ngắn thời vụ. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm, xuất vườn của các giống gấc kết quả được trình bày tại bảng 4.1: Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến thời gian và tỷ lệnảy mầm, thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc Giống Công thức Thời gian nảy mầm (ngày) Tỷ lệ cây nảy mầm (%) Thời gian xuất vườn (ngày) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) G1 CT1 18 69,62 21 55,65 CT2 14 81,45 21 78,54 CT3 20 70,35 21 65,48 CT4 11 83,36 21 80,83 G2 CT1 17 70,00 21 60,35 CT2 13 76,25 21 70,74 CT3 19 73,85 21 65,36 CT4 10 82,07 21 80,52 TB giống G1 16 76,20 21 70,13 G2 15 75,54 21 69,24 TB Công thức CT1 17 69,81 21 58,00 CT2 13 78,85 21 74,64 CT3 19 72,10 21 65,42 CT4 10 82,72 21 80,68 Từ bảng 4.1 cho thấy: Xét về yếu tố giống: Giữa giống gấc Lai đen (G1) và gấc Nếp (G2) có sự
khác biệt về thời gian nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ xuất vườn. Trung bình thời gian nảy mầm của G1 (16 ngày) dài hơn 1 ngày so với G2 (15 ngày). Tỉ lệ nảy
mầm của G1 (76,20%) cao hơn so với G2 (75,54%). Tỉ lệ xuất vườn của G1 (70,13%) cao hơn so với G2 (69,24%). Thời gian xuất vườn của 2 giống bằng nhau 21 ngày.
Xét về yếu tố xử lý hạt: Thời gian nảy mầm của CT1 (19 ngày), ở CT2 (13 ngày), ở CT3 là 19 và CT4 là 10 ngày. Như vậy, gấc cắt vỏ (CT4) là biện pháp xử lý hạt có thời gian nảy mầm ngắn nhất. Tỉ lệ nảy mầm của biện pháp xử
lý hạt bằng công thức đồ có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất 69,81% và biện pháp xử lý hạt bằng cách cắt vỏ cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất 82,72%. Tỉ lệ xuất vườn của các công thức có sự sai khác lớn CT2 (74,64%) và CT4 (80,68%) vẫn là 2 công thức có tỉ lệ xuất vườn cao nhất, thấp nhất là CT1 (58,00%).
Cả yếu tố giống và biện pháp xử lý đều ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu
đánh giá sự nảy mầm của hạt gấc trong vườn ươm. G2CT4 (gấc Nếp và hạt cắt vỏ) cho thời gian nảy mầm thấp nhất là 10 ngày. G1CT4 (gấc Lai đen và hạt cắt vỏ) cho tỷ lệ nảy mầm (83,36%) và xuất vườn (80,83%) cao nhất, thấp nhất là G1CT1 (gấc Lai đen và hạt đồ) có tỷ lệ nảy mầm (69,62%) và tỉ lệ cây xuất vườn (55,65%).
4.1.2. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn. của cây con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn.
Trong sinh trưởng và phát triển của một loài thực vật nói chung quá trình phát triển thân lá phản ánh đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, phản ánh điều kiện gieo trồng, canh tác nó là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến tiềm năng sống của cây. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến sinh trưởng phát triển của cây con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn kết quả được trình bày tại bảng 4.2.
Qua bảng 4.2 cho thấy: Cây gấc đủ điều kiện xuất vườn ươm là cây có từ
3-5 lá thật, chiều cao 30-40cm. Cây con khoẻ khi đưa ra ngoài ruộng sản xuất sẽ
có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn. Đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng tại thời điểm xuất vườn sẽ giúp tìm ra cây con thích hợp nhất.
Xét về yếu tố giống: Hai giống gấc Nếp (G2), gấc Lai đen (G1) có chiều cao tại thời điểm xuất vườn là ngang nhau: G1 (36,09cm) và G2 (36,25cm). Đường kính thân trung bình của G2 (0,33cm) lớn hơn G1 (0,32cm). Chỉ số SPAD của G1 (50,26) lớn hơn G2 (48,42). Sự sai khác giữa các giống về chỉ tiêu chiều cao, số lá,
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn ươm
Giống Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá trên cây (lá/cây) Đường kính thân(cm) Chỉ số SPAD G1 CT1 35,73 3,5 0,32 50,18 CT2 35,65 3,5 0,32 50,33 CT3 36,45 3,4 0,31 50,49 CT4 36,52 3,5 0,32 50,05 G2 CT1 35,99 4,5 0,32 49,81 CT2 36,45 4,6 0,32 48,86 CT3 35,75 4,6 0,31 48,54 CT4 36,85 4,7 0,32 49,45 LSD0,05 G*CT 4,03 0,65 0,03 0,39 TB Giống G1 36,09 3,5 0,32 50,26 G2 36,26 4,6 0,32 49,16 LSD0,05 G 6,65 0,72 0,02 0,59 TB Công thức CT1 35,86 4,0 0,32 49,99 CT2 36,05 4,1 0,32 49,51 CT3 36,10 4,0 0,31 49,01 CT4 36,69 4,1 0,32 49,75 LSD0,05 CT 5,54 0,78 0,04 0,34 CV% 3,5 5,4 2,9 3,3
Xét về yếu tố xử lý hạt: Giữa các công thức xử lý hạt trong từng chỉ tiêu không có sự sai khác lớn. Chiều cao nằm trong khoảng (35,86 - 36,89cm), sự
chênh lệch không đáng kể. Số lá trên cây giữa các công thức đều dừng lại ở lá thứ 4. Đường kính thân và chỉ số SPAD dao động ít. Đường kính thân của CT3 (hạt tươi phơi khô) là 0,31cm thấp hơn so với các công thức còn lại (0,32 cm). Có thể thấy biện pháp xử lý hạt không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của giống. Sự sai khác giữa các công thức về chỉ tiêu chiều cao, số lá, đường kính thân, chỉ số SPAD đều không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
Khi kết hợp cả yếu tố giống và biện pháp xử lý hạt thì thấy các chỉ tiêu có sự tăng giảm theo yếu tố giống. Các biện pháp xử lý hạt của G2 cho các giá trị
(36,84cm) và số lá (4,7 lá/cây) cao nhất. Tương tác giữa giống và công thức có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
4.1.3. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ sống và thời gian leo giàn, ra hoa, đậu quả và thu hoạch của các giống gấc. giàn, ra hoa, đậu quả và thu hoạch của các giống gấc.
Cây giống thích nghi môi trường đồng ruộng tốt sẽ tạo tiền đề sinh trưởng phát triển tốt về sau. Đối với cây gấc khi đưa ra ngoài đồng ruộng cây có khả
năng leo giàn trong thời gian ngắn cho thấy khả năng sinh trưởng và tích luỹ dinh dưỡng tốt.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
Giống Công thức Tỷ lệ sống (%) T/G từ khi trồng đến khi leo giàn (ngày) T/G từ khi trồng đến khi ra hoa (ngày) T/G từ ra hoa đến đậu quả (ngày) T/G đậu quảđến quả chín (ngày) Tổng thời gian trồng đến quả chín (ngày) G1 CT1 100 47 91 7 45 143 CT2 100 47 92 8 47 147 CT3 100 47 92 10 47 149 CT4 100 47 91 7 47 145 G2 CT1 100 53 101 5 38 144 CT2 100 53 110 6 38 154 CT3 100 53 107 6 37 150 CT4 100 53 108 7 38 153 TB Giống G1 100 47 92 8 47 147 G2 100 53 106 6 38 150 TB CT CT1 100 50 95 6 42 143 CT2 100 50 101 7 43 151 CT3 100 50 100 8 42 150 CT4 100 50 100 7 43 150
Từ bảng 4.3: Thấy rằng tỷ lệ sống khi đưa ra ngoài đồng ruộng của 2 giống gấc G1 (gấc Lai đen) và G2 (gấc Nếp) đều cao 100%. Các biện pháp xử
lý hạt đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ thích nghi của cây con ngoài đồng ruộng. Gấc Lai đen có thời gian cây lên giàn là (47 ngày) ngắn hơn so với gấc
Nếp có thời gian lên giàn dài hơn là (53 ngày). Các biện pháp xử lý hạt đều không ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này. Xét về thời gian từ khi trồng đến khi cây có hoa đối với gấc Nếp trung bình (106 ngày), gấc Lai Đen trung bình là (92 ngày). Khi phân tích thấy gấc Lai Đen cho thời gian ra hoa ngắn hơn gấc Nếp đến (14 ngày). Tuy nhiên thời gian từ khi ra hoa đến khi đậu quả hai giống đều dao động từ (6 – 8 ngày). Sự chênh lệch này không có ý nghĩa lớn trên đồng ruộng. Thời gian từ khi đậu quả đến khi quả chín của gấc Nếp lại ngắn hơn gấc Lai Đen điều này hoàn toàn đúng vì khối lượng quả gấc Lai Đen to hơn gấc Nếp nên quả gấc Lai Đen cần nhiều thời gian để tích lũy chất hữu cơđảm bảo cho khối lượng quả to, đây cũng là đặc tính của giống gấc lai. Gấc Nếp cho thời gian từ khi ra hoa đến đậu quả ngắn hơn gấc Lai Đen. Thời gian từ khi đậu quảđến khi chín của gấc Nếp là trung bình là (38 ngày) còn gấc lai là (47 ngày), như vậy gấc Lai Đen thời gian từ ra hoa đậu quả đến khi quả
chín dài hơn (9 ngày) so với gấc Nếp. Tổng thời gian từ trồng đến khi quả
chín của các giống khác nhau có sự khác nhau thời gian dao động 3 ngày so với cây trồng thì mức 3 ngày không có ý nghĩa nhiều trên đồng ruộng. Các công thức khác nhau ảnh hưởng đến tổng thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa chỉ dao động trong 7 ngày, cao nhất là CT1 (hạt đồ xôi phơi nắng) (43 ngày) và cao nhất là CT2 (hạt xử lý axit) là (151 ngày). Như vậy các công thức khác nhau có ảnh hưởng điến thời gian từ khi trồng đến khi quả chín nhưng không
đáng kể.
4.1.4. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến chỉ tiêu sinh trưởng của các giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa các giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa
Quá trình sinh trưởng của cây trồng kéo theo sự tăng trưởng của chiều cao,
đường kính và số lá/cây. Sự tăng trưởng của chiều cao, đường kính và số lá/cây phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, khả năng quang hợp, vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Chiều cao, đường kính, số lá tăng dần theo giai đoạn phát triển của cây, phản ánh phần nào khả năng chống chịu với tác động xấu của ngoại cảnh. Do cây gấc là cây thuộc họ bầu bí nên khi đánh giá khả năng sinh trưởng của thí nghiệm này chỉ đánh giá tại thời điểm ra hoa nhằm
đánh giá và phân tích khả năng sinh trưởng phát triển của cây, đây là thời điểm rất quan trọng của cây để cây cho hoa và mang quả. Kết quảđược thể hiện qua bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý hạt đến chỉ tiêu sinh trưởng của các giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa
Giống Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá trên cây (lá/cây) Đường kính thân chính (cm) G1 CT1 736,73 197,6 2,82 CT2 737,3 194,2 2,77 CT3 745,27 199,4 2,79 CT4 741,53 196,8 2,81 G2 CT1 542,00 143,4 2,39 CT2 534,33 144,9 2,34 CT3 477,33 140,0 2,37 CT4 539,00 142,0 2,36 LSD0,05 G*CT 44.30 32,64 0.07 TB Giống G1 740,22 189,51 2,80 G2 523,17 142,35 2,37 LSD0,05 G 90,17 35,82 0,42 TB Công thức CT1 639,37 170,5 2,62 CT2 635,83 167,0 2,56 CT3 611,30 171,3 2,58 CT4 640,27 169,4 2,59 LSD0,05 CT 46,64 8,11 0,08 CV% 3,4 10,1 7,0
Các chỉ tiêu chiều cao cây, tổng số lá và đường kính thân tăng dần qua các tháng trồng, từ tháng thứ 2 đường kính thân, chiều cao và số lá phát triển mạnh hơn thời gian mới đưa ra trồng tại ruộng sản xuất.
Xét về yếu tố giống: Chiều cao cây của 2 giống gấc Nếp và Lai Đen có sự
chênh lệch lớn. Trung bình chiều cao cây tại thời điểm trước khi ra hoa của G1 (gấc Lai đen) là (740,22cm), G2 (gấc Nếp) là (523,17cm). Số lá trên cây của G1
là (189,51 lá/cây), G2 là (142,35 lá/cây). Đường kính thân chính của G1 (2,80cm) cao hơn G2 (2,37cm). Sự chênh lệch của các chỉ tiêu này hoàn toàn có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%. Như vậy giống Gấc Lai Đen có khả năng sinh trưởng tốt hơn về các chỉ tiêu nói trên.
Xét về yếu tố xử lý hạt: Giữa các biện pháp xử lý hạt không có sự chênh lệch lớn về chiều cao, số lá và đường kính thân. Trước thời điểm ra hoa, chiều cao giữa các biện pháp xử lý dao động từ (611,24cm - 640,27cm). Số lá dao
động từ (167 -172 lá/cây). Đường kính thân dao động từ (2,56 cm - 2,62cm). Sự
chệnh lệch giữa các biện pháp xử lý trong các chỉ tiêu chiều cao, số lá, đường kính thân là không có ý nghĩa ở 95%.
Tại thời điểm bắt đầu ra hoayếu tố giống và các biện pháp xử lý cho thấy sự ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng ngoài đồng ruộng nhưng vẫn nằm trong khoảng trung bình của giống. Giống gấc Lai Đen khi kết hợp với các biện pháp xử lý hạt cho chiều cao dao động từ (736,73cm - 745,27cm), số lá (194,2 lá/cây – 199,4 lá/cây), đường kính thân dao động từ (2,77cm – 2,82cm). G2CT3 (giống gấc Nếp, tươi phơi khô) cho chiều cao thấp nhất (477,33cm). Các biện pháp xử lý hạt của gấc Nếp cho số lá dao động từ (140,0 – 143,4 lá/cây), đường kính thân dao động từ (2,34cm – 2,39cm), sự chênh lệch là không có ý nghĩa ở
95%. Như vây biện pháp xử lý không có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của hai giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa.