Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 62 - 64)

Sâu bệnh hại đối với cây trồng luôn là bài toán khó để các nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của từng giống từng loại cây trồng. Cũng cùng một khu thí nghiệm trên cùng một đối tượng cây trồng là cây gấc qua theo dõi gấc chủ yếu bị phá hại bởi các loại sâu bệnh chính như sâu ăn lá, ruồi vàng hại quả, rệp sáp hại thân, lá, rễ và quả, bệnh phấn trắng, bệnh thối gốc, bệnh đốm lá. Đối với thí nghiệm này việc nghiên cứu ảnh hưởng của khối

lượng hạt đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại là rất quan trọng, nhằm đánh giá khối lượng hạt có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Kết quả

nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Giống Công thức Sâu hại Bệnh hại Sâu ăn lá (%) Ruồi vàng (%) Rệp sáp (%) Bệnh phấn trắng (%) Bệnh thối gốc (%) Bệnh đốm lá (%) G1 CT1 1,40 50 3,45 25 7,4 1,76 CT2 1,33 50 3,3 24 6,5 1,45 CT3 1,1 50 2,98 20 5,6 1,21 G2 CT1 1,96 60 3,65 26 6,9 1,88 CT2 1,78 60 3,87 25 5,5 1,67 CT3 1,34 60 3,12 22 5,1 1,45

Qua kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trong thí nghiệm cho thấy: Sâu ăn lá gây hại ở mức độ nhẹ trên hầu hết các công thức ở cả hai giống. Điều này chứng tỏ sâu ăn lá là loại có thể gây hại trên bất kỳ giống nào và trên tất cả

CT. Đối tượng ruồi vàng là một trong những đối tượng gây hại rất mạnh, chúng phá hại ở mức nặng đối với tất cả các công thức trên cả hai giống. Kết quả này cho thấy mức độ gây hại là như nhau như trên thí nghiệm 1. Điều này được lý giả

khi cây ra hoa đậu quả là cùng thời điểm nhiệt độ nóng ẩm kéo dài cũng là thời

điểm nhiều hoa quả khác đang vào mùa chín rộ nên ruồi vàng sinh sôi nảy nở rất nhanh và gây hại hầu hết trên quả trong thí nghiệm. Ảnh hưởng của khối lượng hạt không có ý nghĩa đối với việc gậy hại của ruồi vàng.

Mức độ gây hại của rệp sáp qua bảng 4.13 cho thấy các công thức khác nhau có ý nghĩa đối với mức độ gây hại của rệp sáp cụ thể như sau: tất cả các công thức đều bị gây hại ở mức nhẹ. So sánh tỷ lệ hại ở G1CT3, G2CT3 bị gây hại mức nhẹ hơn đối với G1CT1, G2CT1. Do đặc tính của rệp sáp thường cư trú

ở những cây có khả năng sinh trưởng phát triển chậm nhựa khô như Vạn tuế, Tùng ,cà phê.... do vậy G1CT1 và G2CT1 hạt nhỏđánh giá khả năng sinh trưởng phát triển chậm nên bị gây hại là hoàn toàn có cơ sở. Trong thực tế sản xuất cây trồng càng khỏe sinh trưởng phát triển nhanh thì sẽ hạn chế được tối đa các loại sâu bệnh gây hại.

Đối với bệnh hại mức độ nhiễm của các công thức khác nhau là khác nhau. Phấn trắng gây hại ở mức trung bình dao động (20 – 25%) cao nhất là ở

G2CT1 và G1CT1 là (25 – 26%), thấp nhất là ở G1CT3 và G2CT3 dao động (20 -22%). Bệnh thối gốc thối rễ gây hại ở mức độ nhẹ đối với ba công thức là G1CT1, G2CT1, G2CT đây là nhưng công thức Lai đen hạt nhỏ, Nếp hạt nhỏ, Nếp hạt trung bình. Kết quả điều tra cho thấy bệnh thối gốc gây hại ở các công thức ở mức độ nhẹ dao động (5,1 – 7,4%). Tuy nhiên để đánh giá chi tiết cho từng công thức từng giống thì giống gấc Lai đen tỷ lệ bị nhiễm cao hơn gấc Nếp,

điều này được lý giả là do gấc Lai đen là giống lai ở vùng khác di chuyển đến nên khả năng thích ứng không thể bằng những giống bản địa như gấc Nếp. Đối với bệnh đốm lá đánh giá ở mức độ hại nhẹ không ảnh hưởng nhiều đến công thức và hai giống. Qua đây có thểđánh giá các hạt có kích thước lớn sinh trưởng phát triển khỏe thì có thể hạn chế hoặc không bị loại bệnh này gây hại.. Nhưđã

đánh giá về các chỉ tiêu về sinh trưởng, các công thức này đều cho khả năng sinh trưởng phát triển kém hơn các công thức còn lại là G1CT2,(Lai đen hạt 3 - 4g), G1CT3(Lai đen hạt>4g) và G2CT3( Nếp >4g). Điều này đồng nghĩa với kết luận cây sinh trưởng phát triển càng khỏe làm tăng sức đề kháng cho cây giúp cây tăng khả năng chống chịu với những loài sâu bệnh hại càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)