Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến thời gian và tỷ lệ bật mầm, thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 67 - 69)

thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc

Trong kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép chỉ tiêu thời gian bật mầm, tỷ lệ cây bật mầm, thời gian xuất vườn và tỉ lệ xuất vườn là các chỉ

tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá khả năng tiếp hợp và kỹ năng ghép của người nhân giống. Trong những chỉ tiêu này thì chỉ tiêu quan trọng nhất trước khi xuất vườn là tỷ lệ xuất vườn, đã có những thời điểm ghép đạt tỷ lệ bật mầm rất cao xong do các điều kiện như giống, khả năng tiếp hợp, điều kiện khách quan và chủ

quan dẫn đến tỷ lệ cây được xuất vườn rất thấp đã làm thiệt hại rất lớn cho nhà nhân giống vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến các chỉ tiêu này nhằm đánh giá sơ bộ khả năng tiếp hợp của cây gấc để đảm bảo được mục tiêu đề ra, kết quả thể hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến thời gian và tỷ lệ bật mầm, thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc Giống Công thức Thời gian Bật mầm (ngày) Tỷ lệ cây bật mầm (%) Thời gian xuất vườn (ngày) tỷ lệ cây xuất vườn (%) G1 CT1 8 69,62 21 45,5 CT2 7 81,45 21 78,4 CT3 8 52,30 21 40,2 G2 CT1 8 70,00 21 55,4 CT2 6 85,50 21 80,3 CT3 8 56,60 21 42,3 Qua bảng 4.15: Kết quả cho thấy CT1G1 CT3G1, CT1G2 và CT3G2 đều cho thời gian bật mầm lâu hơn 01 ngày so với CT2G1 (7 ngày), CT2G3 (6 ngày),

điều đó chứng tỏ CT2G1 CT2G2 đều cho thời gian bật mầm là ngắn hơn CT đối chứng. Thời gian xuất vườn là như nhau xong tỷ lệ xuất vườn cao nhất là CT2G1, CT2G2. Vì vậy mối quan hệ tương tác giữa giống và CT với giống không có ảnh hưởng nhiều, do thời gian bật mầm tỷ lệ xuất vườn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố phi thí nghiệm như yếu tố gốc ghép, tuổi gốc ghép, mắt ghép…

Xét về phương pháp ghép công thức CT2 (ghép nêm) cho tỷ lệ bật mầm cao (83,475%), tỷ lệ cây xuất vườn là tốt nhất (79,42%) cao hơn hẳn đối chứng. Qua kết quả trên chứng tỏ rằng cây gấc thích hợp với phương pháp ghép nêm.

Điều này được diễn giải khi thực hiện các phươg pháp ghép thì phương pháp ghép mầm và ghép áp là không được quấn linnol ghép phủ kín mà chỉ có phương pháp ghép nên được bao kín nên khả năng bị mất nước và tác động của yếu tố

ngoại cảnh là hạn chế. Mầm mới được bật nên trên cơ sởđã có sự tiếp hợp tương

đối giữa gốc ghép và mặt ghép, nên khi mầm bật ra thì cũng đảm bảo cho mầm ghép sinh trưởng phát triển bình thường

Xét về mặt giống: Giống G2 cho chỉ tỷ lệ bật mầm cao hơn (70,70%) so với G1(67,79%) và tỷ lệ cây được xuất vườn G2 cũng cao hơn hẳn G1 là 59,30%. Qua kết quả trên có thể kết luận giống gấc Lai đen có tỷ lệ cây xuất vườn cao hơn gấc Nếp đến 6,5% điều này đánh giá khả năng tiếp hợp của gấc Lai

đen là tốt hơn gấc Nếp. Thực hiện nhân giống bằng phương pháp ghép trên gấc có thể là tốt nhất cho công tác nhân giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)