Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 54 - 56)

trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn ươm

Cây sinh trưởng tốt sẽ cho chiều cao thích hợp từđó làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số lá, làm tăng khả năng quang hợp tạo tiền đề cho năng suất sau này. Cũng như các chỉ tiêu khác, chiều cao, số lá, đường kính thân của cây biểu hiện sức sống, sự gia tăng tế bào, chiều cao tăng nhanh chứng tỏ số lượng tế bào tăng nhanh, là cơ sở tăng năng suất sau này. Quá trình tăng trưởng chiều cao cây tạo ưu thế cho quá trình quang hợp. Chiều cao cây, số lá, đường kính thân là những đặc tính di truyền, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kĩ thuật tác động trong quá trình sinh trưởng. Do vậy nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng phát triển của cây con tại thời điểm xuất vườn là cần thiết, nhằm

đánh giá chất lượng cây con trước khi xuất vườn. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn ươm

Giống Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá trên cây (lá) Đường kính thân (cm) Chỉ số SPAD G1 CT1 31,28 2,9 0,31 49,06 CT2 34,25 3,6 0,31 50,11 CT3 37,30 4,1 0,32 50,57 G2 CT1 32,64 3,0 0,31 48,07 CT2 35,76 4,1 0,31 49,33 CT3 37,56 4,5 0,32 49,46 LSD0,05 G*CT 4,44 1,08 0,04 0,85 TB Giống G1 34,36 3,5 0,31 50,08 G2 35,24 3,8 0,31 48,95 LSD0,05 G 1,65 0,71 0,09 0,84 TB Công thức CT1 31,96 2,9 0,31 48,56 CT2 35,00 3,9 0,31 49,36 CT3 37,44 4,3 0,32 50,01 LSD0,05 CT 4,25 1,03 0,02 0,93 CV% 5,6 7,9 4,7 3,9 Bảng 4.9. cho biết:

Xét về giống: Ở thời điểm xuất vườn chiều cao trung bình của G2 (giống gấc Nếp) là 35,24 cm và G1 (gấc Lai đen) là 34,36 cm chênh lệch không đáng kể. Sự sai khác về chiều cao giữa G1 và G2 là không có ý nghĩa ở 95%.Trung bình số lá của G1(3,5 lá/cây)và G2 (3,8 lá/cây); đường kính thân của G1 và G2 cùng là 0,31 cm. Sự sai khác về số lá và đường kính thân giữa 2 giống là không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%. Chỉ số SPAD của G1(50,21) lớn hơn G2 (49,25). Hai giống tại thời điểm xuất vườn có các chỉ tiêu sinh trưởng là như nhau.

Điều này chỉ có thể giải thích là yếu tố khối lượng hạt chỉ có tác động đến yếu tố nảy mầm, khi hạt nảy mầm cây con sinh trưởng đều nhau vì lúc này cây con hình thành rễ riêng có khả năng tự lấy dinh dưỡng, cây con tách dần dinh dưỡng từ hạt.

Xét về yếu tố khối lượng hạt: Khối lượng hạt lớn CT3(hạt >4g) có có các chỉ tiêu đều trội hẳn so với CT1(hạt <3g) và CT2(hạt 3g - 4g). Tại thời điểm xuất vườn của gấc Lai đen trung bình chiều cao giữa các khối lượng hạt có sự chênh lệch, chiều cao của CT1 thấp nhất là 31,96cm, CT2 là 35,00cm, CT3 cao nhất là 37,44cm. Trung bình số lá của CT1 là (2,9 lá/cây) thấp nhất; số lá của CT3 là cao nhất 4,3 lá/ cây. Trung bình đường kính thân của CT1 và CT2 là bằng nhau 0,31cm, CT3 trội hơn 0,32cm. Chỉ số SPAD của CT3 (50,01) là lớn hơn.

Tại thời điểm xuất vườn giữa G1CT3 (gấc Lai đen và hạt >4g), G2CT3 (gấc Nếp và hạt >3g) có chiều cao, đường kính thân, số lá cao hơn so với các công thức còn lại. G2CT3 (gấc Nếp và hạt >3g) có chiều cao (37,56cm), số lá (4,5 lá/cây), đường kính thân (0,32cm). Thấp nhất là G1CT1 (gấc Lai đen và hạt <3g) có chiều cao (31,28cm), số lá (2,9 lá/cây), đường kính thân (0,31cm). Chỉ

số SPAD của G1CT3 (gấc Lai đen và hạt >4g) là (50,57) cao hơn G2CT3 (gấc Nếp và hạt >4g) là (49,46). Ảnh hưởng tương tác giữa giống và khối lượng hạt cho đường kính thân sai khác không có ý nghĩa tại độ tin cậy 95%. Như vậy hạt có kích thước càng lớn thì có khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn trên cả hai giống. Điều này hoàn toàn trùng với kết luận của (Mai Thị Thúy và Ninh Thị

Phíp, 2013) Theo thí nghiệm ảnh hưởng của khối lượng củ giống đến sinh trưởng và năng suất gừng Gié trồng bao thì khối lượng củ giống càng tăng số nhánh khí sinh, số lá/nhánh, kích thước lá, diện tích lá, lượng chất khô tích lũy và năng suất càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)