Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến tỷ lệ sống và thời gian qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 71 - 74)

các giai đoạn sinh trưởng

Phương pháp ghép trên những giống khác nhau có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây giống. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép trên hai giống, với cùng một loại gốc ghép nhằm đánh giá khả

năng tiếp hợp của hai giống gấc, góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép cho hai giống. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng sinh trưởng phát triển ngoài ruộng sản xuất là rất cần thiết, kết quả thể hiện qua bảng 4.17.

Qua bảng 4.17:

Xét về giống và công tức, cho thấy tỷ lệ cây sống sau khi trồng ra ruộng sản xuất đạt cao nhất là G1CT2 (Lai đen, hạt 3 - 4g), G2CT2 (Nếp, hạt 2 – 3g)

đạt tỷ lệ 100%. Thấp nhất là G1CT3 (Lai đen, hạt >4g) là (71,4%), G2CT3 (Nếp, hạt>3g) đạt tỷ lệ (68,5%). Thời gian từ khi trồng đến khi lên giàn các công thức chỉ dao động trong khoảng từ (48 - 54 ngày). Thời gian lên giàn nhanh nhất là ở

G1CT2 là 50 ngày, G2CT2 48 ngày. Công thức G1CT3 và G2CT3 cho thời gian lên dàn lâu nhất (57- 59 ngày). Thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa ở G2CT2 cho thời gian ngắn nhất 87 ngày, và cao nhất là G1CT3 99 ngày. Thời gian từ khi ra hoa đến khi đậu quảở các công thức và trên hai giống có sự chệnh lệch không

đáng kể dao động từ (5 – 9 ngày), trong đó có G2CT2 có thời gian đậu quả ngắn nhất 5 ngày. Thời gian từ khi đậu quảđến khi quả chín cho thấy sự khác biệt giữa hai giống G1 và G2. G1CT2 và G1CT1 cho thời gian đậu quả đến chín là ngắn nhất (43 ngày), dài ngày nhất là G2CT3 (52 ngày). Như vậy tổng thời gian từ

trồng đến khi quả chín ở G1CT3 là dài nhất (158 ngày) và ngắn nhất ở G1CT2 và G2CT2 (140 ngày) ngắn hơn G1CT3 là 18 ngày. Điều này được lý giải khi đưa ra ruộng sản xuất thì công thức ghép áp mới được cắt ngọn ghép và gốc khỏi cây mẹ có 7 ngày khi đưa ra ruộng thì cây con cần có thời gian để hoàn thiện khả

năng tiếp hợp, còn công thức ghép mầm và công thức ghép nêm thì sau khi ra khỏi vườn ươm cây đã tự nuôi được mầm ghép và đã ổn định vết ghép, điều đó

đã tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

Giống Công thức Tỷ lệ sống (%) T/G trồng đến lên giàn (ngày) T/G trồng đến khi ra hoa (ngày) T/G ra hoa đến khi đậu quả (ngày) T/G đậu quảđến khi quả chín (ngày) Tổng thời gian trồng đến quả chín (ngày) G1 CT1 89,50 55 97 8 43 148 CT2 100,00 50 90 7 43 140 CT3 71,40 59 99 9 44 152 G2 CT1 91,20 52 91 7 48 146 CT2 100,00 48 87 5 48 140 CT3 68,50 57 98 8 52 158 TB Giống G1 57,00 55 95 8 43 159 G2 87,00 53 92 7 50 164 TB Công thức CT1 90,35 54 94 7 46 145 CT2 100,00 49 89 6 46 158 CT3 69,95 58 98 9 48 152

Xét công thức: Thời gian trung bình từ khi trồng đến khi lên giàn CT2 cho thời gian lên giàn trung bình là ngắn nhất 49 ngày, thời gian lên giàn của CT3 là

lâu nhất 58 ngày. Thời gian từ khi trồng đến ra hoa ở các công thức có sự chênh lệch CT2 là ngắn nhất 89 ngày và dài nhất là CT3 là 98 ngày. Thời gian ra hoa

đến khi đậu quả CT2 là ngắn nhất trung bình 6 ngày, dài nhất là CT3 9 ngày. Thời gian đậu quảđến khi quả chín các công thức không có sự chệnh lệch lớn chỉ

dao động 46 – 48 ngày. Tổng thời gian từ khi trồng đến khi quả chín ở CT2 dài nhất 158 ngày ngày ngắn nhất là CT1 145 ngày. Điều này được biện luận là do

đặc tính của cây gấc thời gian từ khi ra hoa đến khi đậu quả không bị tác động nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh, cây cho ra hoa đậu quả càng sớm thì thời gian quả chín càng nhanh vì lúc này điều kiện về ánh sáng và lượng mưa lớn nên khối lượng quảđạt nhanh hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng để chúng ta tính thời gian tiêu chuẩn tốt nhất cho cây gấc. Vì cây gấc là cây thuộc họ bầu bí có số lá nhiều diện tích lá lớn cần rất nhiều ánh nắng để sinh trưởng pháp triển. Nếu ta xét về yếu tố khí hậu ánh sáng thì từ khi trồng đến khi cây cho thu hoạch phải cần từ 4 đến 5 tháng, đối với điều kiện thời tiết miền Bắc nước ta thì thời gian tháng 5 đến tháng 8 là cường độ ánh sáng và thời chiếu sáng là cao nhất. Do đặc điểm sinh thái của gấc, gấc là cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường

độ chiếu sáng mạnh nhưng quả phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng giảm (Đỗ

Tất Lợi, 2006). Đối chiếu với quang chu kỳ cho một năm với tổng thời gian của gấc dao động từ (140 – 158 ngày) tương đương và tháng 5 – tháng 6, thời điểm này cường độ ánh sáng đã giảm thuận lợi cho cây ra hoa đậu quả.

Xét về yếu tố giống: G1 có tỷ lệ sống thấp hơn G2 30 %, Thời gian từ khi trồng đến khi lên giàn G2 là 92 ngày cho thời gian lên giàn ngắn hơn giống G1 là 95 ngày sự chênh lệch này không đáng kể. Thời gian từ khi ra hoa đến khi đậu quả ở hai giống không có sự biệt nhiều chỉ chệnh lệch 1 ngày thực tế điều này không có ý nghĩa. Thời gian từ khi đậu quả đến khi quả chín cũng có sự chênh lệch 7 ngày. Tổng thời gian từ khi trồng đến khi quả chín G2 là ngắn hơn G1 5 ngày điều này cũng không ảnh hưởng lớn trong sản xuất. Như vậy G2 có khả năng phát triển nhanh hơn G1 nhưng tổng thời gian từ trồng đến khi quả chín lại chênh lệch so với G1 là không lớn là do gấc lai đen cho khả năng sinh trưởng phát triển mạnh hơn thời gian ra hoa sớm hơn nhưng thời gian mang quả lại dài hơn gấc Nếp vì gấc Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)