Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 69 - 71)

con trong vườn ươm

Trong điều kiện nhân giống trong vườn ươm thì các chỉ tiêu về điều kiện xuất vườn của cây con rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng phát triển và tỷ lệ sống cây con khi đưa ra ngoài ruộng sản xuất. Các chỉ

tiêu đó bao gồm chiều dài, đường kính, số lá và chỉ số SPAD. Cây con sẽ có lực phát triển từ những cây giống trong vườn ươm đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại. Đối với cây ăn quả nói chung thì sức sống của cây, thể hiện qua ngoại hình của cây có ý nghĩa rất lớn đối với người làm công tác nhân giống. Bởi lẽ giữa hai điều kiện trong vườn ươm và ngoài ruộng sản xuất, vườn ươm có điều kiện tối ưu hơn rất nhiều so với ngoài đồng ruộng nên

đểđảm bảo cây giống chất lượng khi đưa ra sản suất thì chúng tôi đánh giá: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây con trong vườn

ươm tại thời điểm xuất vườn ươm, kết quả thể hiện qua bảng 4.16.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây con trong vườn ươm

Giống Công thức CD TUAN1 CD TUAN 2 CD TUAN3 DK T1 DK T2 DK T3 SLT1 SLT2 SLT3 SPAD G2 CT1 0,75 8,07 36,06 0,13 0,17 0,21 3,00 4,67 7,00 20,80 CT2 0,20 4,67 32,68 0,07 0,30 0,32 1,00 3,00 8,00 20,17 CT3 1,54 11,29 19,07 0,14 0,17 0,29 6,00 7,67 8,00 22,57 G1 CT1 0,97 8,19 36,78 0,27 0,30 0,33 3,00 4,00 6,00 19,67 CT2 0,24 3,42 34,09 0,09 0,31 0,32 2,00 3,33 7,33 25,67 CT3 1,79 10,19 20,53 0,14 0,19 0,43 5,67 9,00 9,67 26,57 LSD0,05 GiongCT 0,11 0,73 3,27 0,01 0,03 0,04 0,43 0,64 1,33 2,88 G1 0,83 8,01 29,27 0,11 0,22 0,28 3,33 5,11 7,67 21,18 G2 1,00 7,27 30,47 0,17 0,27 0,36 3,56 5,44 7,67 23,97 LSD0,05 Giong 0,06 0,42 1,88 0,07 0,02 0,02 0,25 0,37 0,77 1,67 CT1 0,86 8,13 36,42 0,20 0,24 0,27 3,00 4,33 6,50 20,23 CT2 0,22 4,05 33,39 0,08 0,30 0,32 1,50 3,17 7,67 22,92 CT3 1,67 10,74 19,80 0,14 0,18 0,36 5,83 8,33 8,83 24,57 LSD0,05 CT 0,08 0,52 2,31 0,01 0,02 0,03 0,30 0,45 0,94 2,04 CV% 6,3 5,2 6,0 5,1 6,7 7,3 6,8 6,6 9,5 7,0

Qua kết quả bảng 4.16 cho thấy:

Xét về công thức : Các công thức khác nhau cho khả năng sinh trưởng khác nhau qua các lần đo, sau 7 ngày và 14 ngày ghép cho thấy CT1 và CT3 cho sinh trưởng phát triển mạnh hơn về chiều dài lần lượt là (0,86 và 1,67cm) và 8,13 và 10,74cm) cao hơn CT2 sau 7 ngày 0.22cm và sau 14 ngày là 4,05cm. Sau 21 ngày ghép CT2 cho thấy khả năng sinh trưởng rất tốt cao hơn so với đối chứng là 33,39cm thấp hơn CT1 (ghép mầm) 36,42cm. Điều này gải thích khi nghiên cứu phương pháp ghép mầm lấy nguyên một đoạn mầm ghép vào gốc ghép nên khi cây tiếp hợp đã có sẵn đỉnh sinh trưởng để tiếp tục ngọn vươn ra, phương pháp ghép nêm thì dùng một đoạn cành cắt đỉnh sinh trưởng để ghép như vậy mắt ghép cần có một thời gian nhất định để nảy mầm từ nách lá, do vậy giai đoạn đầu chiều dài thấp hơn so với công thức ghép mầm. Đường kính của mầm ghép qua 7 ngày và 14 ngày cho thấy CT2 (ghép nêm) sinh trưởng rất mạnh từ 0.08cm đến 0,3cm và đạt cao tại thời điểm xuất vườn 0,32cm cao hơn CT1 (ghép mầm) 0,27cm. Số lá trên cây CT2 tăng nhanh hơn so với CT1 và CT đối chứng, từ 1,5 lá/cây sau 7 ngày đến 7,67 lá/cây sau 21 ngày. CT3 cho số lá lớn hơn CT1 và CT2, sau ghép 14 ngày là bắt đầu cắt bỏ gốc của mầm ghép nên số lá không phát triển và có xu hướng dừng lại cụ thể sau 14 ngày số lá CT3 8,33 lá/cây đến 21 ngày là 8,83 lá/cây. Điều này được lý giải CT3 (ghép áp) khi ghép lấy hai cây gốc ghép và cây mẹ thì dinh dưỡng ở cả hai cây vẫn cung cấp đều cho gốc và mắt phát triển nhưng sau 14 ngày cắt rời gốc của mắt ghép ra dinh dưỡng cây mẹ

không còn nên mắt ghép phát triển chậm lại. Chỉ số SPAD tại thời điểm xuất vườn cho thấy CT3 (24,57) cao nhất, tiếp đó là CT2 (22,92), thấp nhất là CT1 (20,23). Qua phân tích cho thấy các công thức ghép khác nhau có ảnh hương đến khả năng sinh trưởng phát triển cây con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn, sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

Xét về giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả

năng tiếp hợp giữa gốc ghép và mắt ghép nên về yếu tố này chiều dài G1 chiều dài sau 7 ngày, và 14 ngày cao hơn so với G2, sau 21 ngày tại thời điểm xuất vườn chiều dài của G2 (30,47cm) cao hơn G1 (29,27cm). Đường kính mầm cũng có động thái tăng trưởng trên cả hai giống, đường kính mầm G2 (0,17cm; 0,27cm; 0,36cm) tăng trưởng đều hơn so với G1 (0,11cm; 0,22cm; 0,28cm). Số

lá ở G1và G2 không có sự sai khác có ý nghĩa. Chỉ số SPAD là sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. G1 chỉ số SPAD (21,28) thấp hơn G2 (23,97). Qua kết quả phân tích cho thấy G1 cho tăng trưởng mạnh hơn G2 về chiều dài đường

kính sau 7 ngay, sau 14 ngày nhưng tại thời điểm xuất vườn G2 lại cho thấy khả

năng tăng trưởng mạnh hơn G1, sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cây 95%. Xét về giống và công thức: Cho thấy G2CT1 cho chiều dài tăng trưởng mạnh nhất qua 7 ngày, 14 ngày, và 21 ngày, (0,97cm, 8,19cm, 36,78cm) tiếp

đến là G1CT1 (0,75cm, 8,07cm, 36,06cm) và G2CT2 (0,24 (0,2cm, 4,67cm, 32,68cm). và thấp nhất là G1CT3 (1,54cm, 11,29cm, 19,07cm). Đường kính cũng không có sự chênh lệch lớn ở G1CT1, G2CT1, G1CT2 và G2CT2 nhỏ

hơn G1CT3 và G2CT3 tăng trưởng qua các lần đo là (0.14cm, 0,19cm, 0,43cm). Điều này qua thực tế nghiên cứu khi cắt mắt ghép khỏi gốc ghép sau 21 ngày vết ghép của G1CT3 và G2CT3 bắt đầu thấy hiện tượng sùi vết ghép làm cho đường kính của mầm ghép rất cao đặc biệt là G2CT3 gấc Lai đen. Điều này cũng có thể giải thích đó là sự tương thích giữa gốc ghép và mắt ghép, trong thí nghiệm đã sử dụng mắt ghép là gấc Lai đen và gốc ghép là gốc gấc Nếp, có thể đây cũng là một minh chứng cho sự tiếp hợp này cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)