Ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán gà mắc đầu đen do Histomonas

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đầu đen do histomonas sp gây ra trên gà thả vườn và ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh (Trang 63)

ĐEN DO HISTOMONAS SP. GÂY RA

Sau khi nắm rõ được các triệu chứng lâm sàng, biến đổi đại thể và vi thể của các gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp., nhằm áp dụng phương pháp PCR trong chẩn đoán bệnh và khẳng định chính xác những gà mắc bệnh đầu đen do

Histomonas sp. gây ra, nghiên cứu đã tiến hành lấy 105 con gà mắc bệnh ở trên, mỗi gà lấy 2 cơ quan có bệnh tích điển hình là manh tràng, gan để tách chiết DNA và chẩn đoán bằng PCR. Quá trình tách chiết DNA được tiến hành theo quy trình tách chiết bằng hóa chất (đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu). Sản phẩm DNA của các mẫu nghiên cứu thu được sau khi tách chiết sẽ được khuếch đại bằng kỹ thuật PCR và sử dụng cặp mồi HIS5F, HIS5R (đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu) có khả năng phát hiện Histomonas sp. (cặp mồi này cho phép xác định đoạn gen 18S rRNA của Histomonas sp. có kích thước 209bp). Kết quả chẩn đoán bằng phản ứng PCR được minh họa ở bảng 4.10 và hình 4.29.

Bảng 4.10. Kết quả chẩn đoán bằng phản ứng PCR STT Mẫu bệnh phẩm Số mẫu chẩn đoán Số mẫu (+) Tỷ lệ % 1 Manh tràng 105 105 100,00 2 Gan 105 87 82,86

Qua bảng 4.10 nhận thấy tỷ lệ dương tính trên 2 cơ quan được chẩn đoán bằng phản ứng PCR có sự sai khác. Trong đó, manh tràng có 105/105 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 100%. Gan có 87/105 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 82,86%. Trên các mẫu bệnh phẩm phục vụ chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR đều có bệnh tích điển hình. Điều này cho thấy có sự phân bố không đồng đều của mầm bệnh trên các cơ quan. Đối với bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra thì mầm bệnh tập trung ở manh tràng và gan, sự phân bố mầm bệnh ở manh tràng cao hơn so với gan. Kết quả này có mối tương quan với kết quả chẩn đoán bệnh dựa trên biến đổi bệnh tích đại thể và vi thể ở gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra (Biến đổi bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh đầu đen rõ nhất ở gan và manh trang; biến đổi ở manh tràng là 88,57%, biến đổi ở gan là 82,86%; Biến đổi vi thể của manh tràng gà mắc bệnh đầu đen là 100% với bệnh tích như hoại tử tế bào, noãn nang tràn ngập, thoái hóa tế bào, sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm; Biến đổi vi thể của gan gà mắc bệnh đầu đen là 100% với bệnh tích như hoại tử tế bào, thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm, 65% có noãn nang tràn ngập ở gan). Sản phẩm của phản ứng PCR được điện di và chụp ảnh. Kết của phản ứng PCR để xác định sự có mặt của Histomonas sp. được trình bày ở hình 4.29.

Hình 4.29. Kết quả điện di sản phẩm phản ứng PCR

Sản phẩm điện di cho vạch DNA tương ứng 209bp đúng theo thiết kế mồi. Kết quả tạo DNA của các mẫu Histomonas là thành công. Như vậy chúng tôi đã khẳng định được chính xác sự có mặt của Histomonas sp. trong các mẫu bệnh phẩm của gà nghiên cứu. Chúng tôi đã xây dựng, chuẩn hóa và làm phù hợp quy trình chẩn đoán bệnh đầu đen do Histomonas sp. bằng kỹ thuật PCR trong điều kiện phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y - khoa Thú y. Kết quả phản ứng PCR khẳng định 105 gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra với triệu trứng lâm sàng với bệnh tích điển hình của bệnh. Kết quả này giúp cho các bác sỹ thú y cơ sở có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của bệnh.

Kết quả áp dụng PCR trong chẩn đoán giúp cho việc lựa chọn và thu thập mẫu bệnh phẩm từ thực địa là các cơ quan như manh tràng, gan của gà mắc bệnh.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra trên gà thả vườn

Kết quả nghiên cứu xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra trên gà: Gà kém vận động, ủ rũ, đột nhiên mất đi dáng vóc tươi tỉnh, thể trạng gầy, chân khô, mỏ khô, sốt cao trên 42,50C. Gà giảm ăn, gầy, xù lông nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ và run rẩy. Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt, tái xanh. Ỉa chảy, phân màu hồng nhạt lẫn máu hoặc đục như nước vo gạo hoặc vàng nâu lẫn dịch nhầy có trường hợp lẫn máu. Một số trường hợp bị liệt chân và cánh.

Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra: Biến đổi của gan: gan sưng to, mềm nhũn và nhìn thấy 2 quá trình biến đổi đặc trưng: lúc đầu gan bị viêm xuất huyết làm cho bề mặt gan lỗ chỗ hình hoa cúc, hình thành những u cục màu trắng xanh nổi rõ lên bề mặt gan, sau đó các điểm xuất huyết này tạo ra các ổ viêm loét, hoại tử thành các ổ bã đậu màu trắng. Biến đổi của manh tràng: một bên hoặc hai bên của manh tràng phồng rất to, dài hơn bình thường, màu sắc và độ đàn hồi thay đổi. Bề mặt bên trong lòng manh tràng sần sùi, thành manh tràng bị viêm hoại tử, xuất huyết và tăng sinh nên rất dày. Chất chứa trong manh tràng màu trắng hoặc trắng vàng, vón thành cục dạng bã đậu

Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh tích vi thể của gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra: Tế bào gan thoái hoá, hoại tử do sự xâm mắc của Histomonas sp.. Ở gan hình thành những ổ bệnh do Histomonas sp. xâm nhập. Thấy có các noãn nang của Histomonas sp. ở gan. Manh tràng: Noãn nang tràn ngập ở hạ niêm mạc sát với cơ niêm. Noãn nang còn tràn ngập trong chất chứa của manh tràng. Bạch cầu ái toan thâm nhập ở hạ niêm mạc ruột.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra trên gà thả vườn: Tỷ lệ mắc bệnh đầu đen trung bình cả 2 vùng nghiên cứu là 12,56%. Trong đó, tỷ lệ gà mắc bệnh ở huyện Tân Yên-tỉnh Bắc Giang: 15,09%; huyện Khoái Châu- Hưng Yên: 10,34%. Gà dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ mắc là 3,59%. Gà từ 1 đến 2 tháng tuổi mắc bệnh với tỷ lệ là 11,17%. Gà từ 3

đến 4 tháng mắc bệnh cao nhất, tỷ lệ mắc là 20,47%. Tỷ lệ gà trên 4 tháng tuổi mắc bệnh là 14,09 %, tỷ lệ mắc có xu hướng giảm. Gà nuôi trong mùa xuân có tỷ lệ mắc cao nhất: 19,72%, thứ đến là mùa hè: 15,38%, mùa thu: 8,95% và thấp nhất là gà nuôi trong mùa đông là 5,91%.

Kết quả xác định một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra: Số lượng hồng cầu: 1,79 ± 0,15 (106/µl), Hàm lượng huyết sắc tố: 70,36 ± 0,29 (g/l), tỷ khối hồng cầu 22,55 ± 0,79 (%) đều giảm so với gà khỏe. Số lượng bạch cầu: 25,12 ± 0,48 (103/µl), tăng cao so với gà khỏe. Công thức bạch cầu: bạch cầu đa nhân trung tính: 51,76 ± 0,96 (%) và bạch cầu ái toan 4,77 ± 0,49(%) tăng lên rõ rệt so với gà khỏe.

2. Ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán gà mắc bệnh đầu đen do

Histomonas sp. gây ra

Kỹ thuật PCR đã thiết lập có tính ổn định và độ tin cậy cao cho phép chẩn đoán nhanh và chính xác gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra, bệnh phẩm dùng cho kỹ thuật PCR chẩn đoán bệnh đầu đen là gan và manh tràng của gà nghi mắc bệnh.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục nghiên cứu phương pháp chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra để phát hiện nhanh chóng bệnh.

2. Nghiên cứu các biện pháp phòng và trị bệnh đầu đen để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

1. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Lan, Đào Lê Anh, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Hồng Chiên. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do Histomonas trên gà nuôi thả vườn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT Thú y, số III năm 2017.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh và Tiết Hồng Ngân (1996). Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

2. Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch (2007). Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc.

3. Đoàn Thị Thảo, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Hữu Nam và Nguyễn Vũ Sơn (2014). Một số chỉ tiêu của gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12 (4). tr. 567-573.

4. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2008). Giáo trình sinh lý học vật nuôi. 5. Hồ Văn Nam (1982). Giáo trình chẩn đoán bệnh không lây gia súc.

6. Lê Thị Hòa (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh do Histomonas gây ra trên gà nuôi thả vườn tại Yên Thế - Bắc Giang và đề xuất một số biện pháp phòng trị. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Lê Văn Năm (2011). Bệnh đầu đen ở gà và gà tây Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi. tr. 88-91.

8. Lê Văn Năm (2010). Bệnh viêm gan ruột truyền mắc. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. 2 (3).

9. Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Lê Hứa Ngọc Lực, Đậu Thế Năm và Huỳnh Vũ Vỹ (2015). Một số đặc điểm lâm sàng, bệnh tích của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà nuôi tại một số tỉnh phía Nam và hiệu quả của phác đồ điều trị. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kỳ 2.

10. Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết, Lê Hứa Ngọc Lực và Huỳnh Vũ Vỹ (2014). Tình hình mắc đơn bào Histomonas meleagridis ở gà nuôi tại một số tỉnh phía Nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kỳ I tháng 4

11. Nguyễn Hữu Nam, Lê Văn Năm và Nguyễn Vũ Sơn (2013). Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu bệnh do Histomonas meleagridis gây ra ở gà thả vườn. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. XX (2). tr. 42-47.

12. Nguyễn Thị Kim Lan (2011). Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996). Ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Trần Xuân Hạnh (2002). 109 Bệnh Gia Cầm Và Cách Phòng Trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 375.

15. Trương Thị Tính (2016). Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị bệnh. Đại học Thái Nguyên. tr. 74-76.

Tiếng Anh:

16. AbdulRahman L. and H. M. Hafez (2009). Susceptibility of different turkey lines to Histomonas meleagridis after experimental infection. Parasitology research. Vol 105 (1). pp. 113.

17. Aka J., R. Hauck, P. Blankenstein, S. Balczulat and H. M. Hafez (2010). Reoccurrence of histomonosis in turkey breeder farm. Berliner und Munchener tierarztliche Wochenschrift. Vol 124 (1-2). pp. 2-7.

18. Armstrong P. and L. McDougald (2011). The infection of turkey poults with Histomonas meleagridis by contact with infected birds or contaminated cages. Avian diseases. Vol 55 (1). pp. 48-50.

19. Bleyen N., K. De Gussem, J. De Gussem and B. M. Goddeeris (2007). Specific detection of Histomonas meleagridis in turkeys by a PCR assay with an internal amplification control. Veterinary parasitology. Vol 143 (3). pp. 206-213.

20. Burch D., S. Young and E. Watson (2007). Treatment of histomonosis in turkeys with tiamulin. Veterinary Record. Vol 161 (25). pp. 864-864.

21. Callait-Cardinal M., S. Leroux, E. Venereau, C. Chauve, G. Le Pottier and L. Zenner (2007). Incidence of histomonosis in turkeys in France since the bans of dimetridazole and nifursol. The Veterinary Record. Vol 161 (17). pp. 581-585. 22. Dolka B., A. Żbikowski, I. Dolka and P. Szeleszczuk (2015). Histomonosis-an

existing problem in chicken flocks in Poland. Veterinary research communications. Vol 39 (3). pp. 189-195.

23. Fadly A. and V. Nair (2008). Leukosis/sarcoma group. Diseases of poultry. Vol 11. pp. 465-516.

24. Graybill H. (1921). The incidence of blackhead and occurrence of Heterakis papillosa in a flock of artificially reared turkeys. The Journal of experimental medicine. Vol 33 (5). pp. 667-673.

25. Hess M., T. Kolbe, E. Grabensteiner and H. Prosl (2006). Clonal cultures of Histomonas meleagridis, Tetratrichomonas gallinarum and a Blastocystis sp. established through micromanipulation. Parasitology. Vol 133 (05). pp. 547-554. 26. Hu J. and L. McDougald (2003). Direct lateral transmission of Histomonas

27. Kemp R. and J. Franson (1975). Transmission of Histomonas meleagridis to domestic fowl by means of earthworms recovered from pheasant yard soil. Avian diseases. Vol. pp. 741-744.

28. Lollis L., R. Gerhold, L. McDougald and R. Beckstead (2011). Molecular characterization of Histomonas meleagridis and other parabasalids in the United States using the 5.8 S, ITS-1, and ITS-2 rRNA regions. Journal of Parasitology. Vol 97 (4). pp. 610-615.

29. Lotfi A. R. (2011). Untersuchungen zur Pathogenese und Prophylaxe der Histomonose beim Geflügel. Berlin, Freie Universität Berlin, Diss., 2011. p.

30. Lund E. (1960). Factors influencing the survival of Heterakis and Histomonas on soil. Journal of Parasitology. Vol 46 (5, Sect. 2).

31. Mazet M. (2007). Culture in vitro et caractérisation d'enzymes hydrogénosomales chez Histomonas meleagridis, protozoaire flagellé parasite de gallinacés. Université Blaise Pascal-Clermont-Ferrand II; Université d'Auvergne-Clermont-Ferrand I. 32. Shivaprasad H., G. Senties-Cue, R. Chin, R. Crespo, B. Charlton and G. Cooper

(2002). Blackhead in turkeys, a re-emerging disease, In: Proc. 4th International Symposium on Turkey Diseases, Berlin. Ed. HM Hafez. (Eds.), pp. 143-144.

33. Swales W. (1948). Enterohepatitis (Blackhead) in Turkeys: II. Observations on Transmission by the Caecal Worm (Heterakis gallinae). Canadian journal of comparative medicine and veterinary science. Vol 12 (4). pp. 97.

34. Tyzzer E. E. (1919). Developmental phases of the protozoon of “blackhead” in turkeys. The Journal of medical research. Vol 40 (1). pp. 1.

35. Tyzzer E. E. (1920). The flagellate character and reclassification of the parasite producing" Blackhead" in turkeys: Histomonas (gen. nov.) meleagridis (Smith). The Journal of Parasitology. Vol 6 (3). pp. 124-131.

36. van der Heijden H. (2009). Detection, typing and control of Histomonas meleagridis. Utrecht University.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đầu đen do histomonas sp gây ra trên gà thả vườn và ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)