Gà bện hủ rũ, mào nhợt nhạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đầu đen do histomonas sp gây ra trên gà thả vườn và ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh (Trang 45)

Hình 4.1. Gà bệnh ủ rũ, mào nhợt nhạt Hình 4.2. Gà chết do Histomonas sp.gây ra gây ra

Hình 4.3. Phân màu vàng xanh Hình 4.4. Phân vàng, nhầy, lẫn máu

4.1.2. Kết quả nghiên cứu biến đổi đại thể của gà mắc bệnh đầu đen do

Histomonas sp. gây ra

Mổ khám bệnh tích là một trong những phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh thú y. Qua mổ khám xác chết hoặc mổ khám con vật sống bệnh có thể phát hiện được những biến đổi bất thường ở các cơ quan, phủ tạng để chẩn đoán bệnh. Biến đổi đại thể ở các cơ quan của gà được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Biến đổi đại thể các cơ quan của gà mắc bệnh đầu đen

do Histomonas sp. gây ra

Bệnh tích ở các cơ quan Số mẫu có bệnh tích (con)

Số gà mắc bệnh do Histomonas

sp. (con)

Tỷ lệ (%)

Gan sưng, thoái hóa hoại tử 87 105 82,86

Manh tràng viêm sưng 93 105 88,57

Ruột non viêm loét, xuất huyết 34 105 32,38

Lách sưng to, sung huyết 16 105 15,24

Thận sưng 13 105 12,38

Tích nước xoang bao tim 17 105 16,19

Qua bảng trên cho thấy rằng phần lớn những gà mắc bệnh đầu đen do

Histomonas sp. gây ra khi mổ khám thấy rằng gan, manh tràng biến đổi rất lớn. Trong tổng số những bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra, phân loại những gà biến đổi bệnh tích ở gan, manh tràng hoặc ở cả gan và manh tràng và thu được kết quả như bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tần số biến đổi của gan và manh tràng của gà mắc bệnh đầu đen

do Histomonas sp. gây ra Bệnh tích ở các cơ quan Số mẫu có bệnh tích (con) Số gà mắc bệnh do Histomonas sp. (con) Tỷ lệ (%)

Gan sưng, thoái hóa hoại tử 87 105 82,86

Manh tràng viêm sưng 93 105 88,57

Gan biến đổi chiếm tỷ lệ 82,86%, manh tràng biến đổi chiếm tỷ lệ 88,57%. Nếu những gà mắc bệnh nặng thì cả gan và manh tràng bị biến đổi chiếm tỷ lệ 80%. Do kí sinh trùng đầu tiên xâm nhập đến manh tràng làm cho manh tràng biến đổi. Tiếp sau đó theo hệ thống tuần hoàn xâm nhập đến gan và phá huỷ gan. Nếu gà mắc bệnh nặng thì bệnh tích song hành xảy ra ở gan và manh tràng.

Gan sưng to gấp 2-3 lần, mềm nhũn và nhìn thấy 2 quá trình biến đổi đặc trưng: lúc đầu gan bị viêm xuất huyết làm cho bề mặt gan có các nốt hoại tử hình hoa cúc, hình thành những u cục màu trắng xanh nổi rõ lên bề mặt gan, sau đó các điểm xuất huyết này tạo ra các ổ viêm loét, hoại tử thành các ổ bã đậu màu trắng to từ hạt kê đến hạt ngô to, thậm chí đường kính to 1- 2cm, giống ổ lao hoặc khối u của Marek. Ở thể nhẹ, mổ ra thấy gan gà xuất huyết. Gia cầm chết do Histomonosis có đặc điểm trên bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử tròn, lớn.

Biến đổi rõ nhất của bệnh còn được thể hiện ở ruột đặc biệt là manh tràng. Đơn bào Histomonas sp. ký sinh tại manh tràng, gây tổn thương manh tràng: xuất huyết, viêm, loét, hoại tử, đóng kén rắn chắc. Quá trình đó diễn ra liên tục trong suốt thời gian gà mắc bệnh, dẫn đến manh tràng sưng to, chất chứa đóng kén ngày càng nhiều làm khối lượng manh tràng tăng lên. Manh tràng thường bị loét và xuất huyết thành dải dài, đôi khi hoại tử tròn. Manh tràng sưng to và rắn chắc nhưng mức độ sưng 2 bên manh tràng chênh lệch nhau khá lớn; màu sắc, độ đàn hồi và độ trơn bóng của manh tràng thay đổi; niêm mạc manh tràng sần sùi, thành manh tràng rất dày. Niêm mạc manh tràng bị viêm loét nặng. Một số trường hợp hai manh tràng dính chặt với nhau hoặc bị thủng, làm dò rỉ chất chứa vào xoang bụng gây viêm phúc mạc. Tùy theo sự nặng nhẹ của bệnh mà mức độ sưng khác nhau, có con gà manh tràng sưng to gấp 3-4 lần manh tràng gà bình thường, thành manh tràng rất mỏng. Khi bổ đôi manh tràng thấy chất chứa đặc quánh hoặc đóng kén rắn chắc màu trắng hoặc trắng vàng. Chất chứa trong manh tràng cứng, bã đậu, đôi khi thấy chất chứa có lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu, đen loãng. Biến đổi manh tràng thường chiếm tỷ lệ cao ở những gà bị bệnh. Mổ khám gà bệnh thấy viêm manh tràng và tạo thành các ổ viêm nhỏ trong thành ruột. Đó là các ổ viêm manh tràng do ấu trùng của Heterakis trong quá trình nằm sâu trong thành ruột tạo ra. Một trong 2 manh tràng hoặc cả 2 manh tràng dính chặt vào cơ quan nội tạng.

Kết quả nghiên cứu về bệnh tích đại thể trên gan và manh tràng của gà mắc bệnh đầu đen trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của Dolka et al.

Một số cơ quan khác cũng có những biến đổi nhưng tỷ lệ thấp: phần ruột non thấy viêm loét xuất huyết chấm tròn màu đen, chất chứa nhầy đen (32,38%). Có một số con thấy phần gần cuối ruột sờ thấy phân đóng khuôn rất cứng. Khi mổ khám một số gà kết quả thu được còn thấy lách sưng to, sung huyết, có những đám hoại tử trắng xám (15,24%). Một số gà bị bệnh thấy 2 dải thận sưng to (12,38%), tim sưng phù tích nước (16,19%).

Kết quả của chúng tôi về sự tổn thương ở gan và manh tràng cao hơn so với nghiên cứu của Callait et al. (2007) trên gà Tây, có 67% gà bị mắc bệnh có biểu hiện ở manh tràng và 17% có biểu hiện ở gan với những dấu hiệu chính của gà đầu đen. Kết quả kiểm tra bệnh tích của gà mắc bệnh đầu đen tương đồng với nghiên cứu của (Lê Văn Năm, 2010), (Armstrong and McDougald, 2011)

Qua kết quả nghiên cứu này nhận thấy, tổn thương ở gan và manh tràng là những bệnh tích đặc trưng nhất của bệnh đầu đen. Vì vậy, mổ khám kiểm tra bệnh tích là phương pháp chẩn đoán khá chính xác về bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời để giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA GÀ MẮC BỆNH ĐẦU ĐEN DO Histomonas sp. GÂY RA

Hình 4.7. Hoại tử bã đậu trên gan và

manh tràng Hình 4.8. Gan sưng to, có các ổ hoại tử trên bề mặt

Hình 4.9. Các ổ hoại tử trên gan tạo

thành các u, cục Hình 4.10. Hoại tử bã đậu trên bề mặt gan

Hình 4.11. Gan có các ổ hoại tử lớn hình hoa cúc hình hoa cúc

Hình 4.12. Gan và manh tràng sưng to, hoại tử hoại tử

Hình 4.13. Ruột xuất huyết Hình 4.14. Lách sưng to, xuất huyết

Hình 4.15. Niêm mạc manh tràng bị viêm loét

Hình 4.16. Manh tràng chứa hoại tử bã đậu rắn chắc đậu rắn chắc

4.1.3. Kết quả nghiên cứu biến đổi vi thể của gà mắc bệnh đầu đen do

Histomonas sp. gây ra

Nghiên cứu bệnh tích vi thể là một trong những nội dung quan trọng giúp cho việc đánh giá các tổn thương bệnh lý ở cấp độ mô bào. Tuy nhiên trên gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. biến đổi tập trung chủ yếu ở gan và ruột do vậy trong nghiên cứu này chỉ tập trung làm rõ những biến đổi vi thể trên đường tiêu hóa (gan, ruột).

Do điều kiện về mặt thời gian và kinh phí phục vụ cho nghiên cứu nên nghiên cứu tiến hành lấy mẫu gan, manh tràng, ruột non ở 20 gà bị mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra để xác định các biến đổi bệnh tích vi thể của gà bệnh do Histomonas sp., kết quả trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Biến đổi vi thể các cơ quan gà mắc bệnh đầu đen

do Histomonas sp. gây ra

Bệnh tích

Số block /cơ quan

Manh tràng Ruột non Gan

Block Tỷ lệ (%) Block Tỷ lệ (%) Block Tỷ lệ (%) Hoại tử tế bào 20 20 100,0 16 80,0 20 100,0 Noãn nang tràn ngập 20 100,0 12 60,0 13 65,0

Thoái hóa tế bào 20 100,0 20 100,0 20 100,0

Sung huyết 20 100,0 6 30,0 0 0

Xuất huyết 20 100,0 12 60,0 0 0

Thâm nhiễm

tế bào viêm 20 100,0 20 100,0 20 100,0

Quan sát qua kính hiển vi các tiêu bản vi thể bệnh lý của gà mắc bệnh do

Histomonas sp. nhận thấy có sự khác nhau giữa các cơ quan. Trong đó:

* Ruột non: 100% thoái hoá tế bào và thâm nhiễm tế bào viêm, lớp hạ niêm mạc tập trung rất nhiều tế bào viêm như bạch cầu đa nhân trung tính. 80% hoại tử tế bào. Trong lòng ruột có nhiều bạch cầu, các tế bào thượng bì, các chất chứa ở lòng ruột non. Lẫn trong các đám mủ là các noãn nang của Histomonas sp. (60%). Do bị xuất huyết nhiều (60%), gà bị thiếu máu biểu hiện dễ nhận thấy nhất là mào yếm nhợt nhạt, thâm tím gà bị mất cân bằng muối khoáng trong cơ thể nên hay uống nước. Sự kết hợp dính lại với nhau của các tế bào lông nhung gây nên rối loạn chức năng hấp thu và vận động của nhu động ruột làm cho gà ăn ít đi, mất máu nhiều, suy dinh dưỡng, gà kiệt sức và chết.

* Manh tràng: 100% hoại tử tế bào, noãn nang tràn gập, thoái hoá tế bào, xung huyết, xuất huyết và thâm nhiễm tế bào viêm. Qua các tiêu bản vi thể mà chúng tôi quan sát cũng cho thấy sự tổn thương ở manh tràng rất điển hình. Có nhiều trường hợp manh tràng giãn rộng, đường kính tăng gấp 3 đến 5 lần so với bình thường. Lớp niêm mạc bị phá hủy, bào mòn làm cho thành ruột rất mỏng chỉ còn lại rất ít lớp hạ niêm mạc gắn với lớp áo cơ. Lớp hạ niêm mạc của manh tràng có nhiều noãn nang, xung quanh có thâm mắc bạch cầu ái toan. Trong các chất chứa của manh tràng sưng to có nhiều noãn nang. Điều này có thể được lý giải là

do sau khi nhiễm bệnh khoảng 8-11 ngày, trong các lớp của thành manh tràng xuất hiện nhiều đơn bào Histomonas sp. và bạch cầu ái toan (Kemp and Franson, 1975)

* Gan: 100% hoại tử tế bào, thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm. Với những tiêu bản ở gan mà chúng tôi đã quan sát thì biểu hiện rõ nhất là có rất nhiều các tế bào gan bị hoại tử do tế bào Histomonas sp. xâm nhập và định vị. Thấy nhiều các noãn nang trong các ổ bệnh của gan (65%). Điều này rất có thể liên quan đến quá trình rối loạn tiêu hóa hấp thu của ruột trong đó có rối loạn trao đổi Protein.

Nhìn chung bệnh tích vi thể ở các đoạn ruột khác nhau cơ bản giống nhau. Tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ nghiêm trọng: những biến đổi bệnh tích ở manh tràng là rõ nhất và nhiều nhất, bệnh tích ở ruột non thường nhẹ hơn. Ngoài ra các tế bào Histomonas sp. xâm nhập vào gan dẫn đến gây thoái hoá và gây viêm tế bào gan.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH TÍCH VI THỂ CỦA GÀ MẮC BỆNH ĐẦU ĐEN DO Histomonas sp. GÂY RA

Hình 4.17. Noãn nang ở lớp hạ niêm mạc của manh tràng, bao quanh là

bạch cầu ái toan (HE.10X)

Hình 4.18. Noãn nang ở lớp hạ niêm mạc của manh tràng, bao quanh làbạch cầu ái

toan (HE. 10X)

Hình 4.19. Thâm nhiễm tế bào viêm ở

thành ruột (HE.40X) Hình 4.20. Noãn nang tràn ngập trong ống ruột (HE.20X)

Hình 4.21. Manh tràng chứa nhiều

Hình 4.23. Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở ruột (HE.10X)

Hình 4.24. Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở ruột (HE.20X)

Hình 4.25. Lẫn trong đám hoại tử bã đậu màu hồng là các noãn nang

của Histomonas (HE.10X)

Hình 4.26. Noãn nang ở lớp hạ niêm mạc của manh tràng, bao quanh là bạch cầu

ái toan (HE.40X)

Hình 4.27. Noãn nang của

Histomonas ở gan (HE.40X)

Hình 4.28. Noãn nang của Histomonas

4.1.4. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh đầu đen do Histomonas sp.

gây ra trên gà thả vườn.

4.1.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. gây ra trên gà thả vườn tại các

địa phương nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành theo dõi ngẫu nhiên 836 gà thả vườn thuộc 8 đàn gà ở 2 huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) và huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên). Kết quả xác định tỷ lệ mắc trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp.

gây ra theo địa phương nghiên cứu

Stt Địa điểm nghiên cứu Tổng đàn theo dõi (con) Số gà mắc bệnh đầu đen (con) Tỷ lệ mắc (%) Huyện (Tỉnh)

1 Tân Yên ( Bắc Giang) 391 59 15,09

2 Khoái Châu (Hưng Yên) 445 46 10,34

Tổng 836 105 12,56

Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy, gà ở các địa phương nghiên cứu đều mắc bệnh do Histomonas sp. gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở mỗi địa phương khác nhau. Trong số 836 con gà được theo dõi ở cả 2 vùng, có 105 gà nhiễm đơn bào

Histomonas sp., chiếm tỷ lệ 12,56%. Sở dĩ, các địa phương này đều có gà mắc bệnh là do gà nuôi chủ yếu được chăn thả trong những vườn vải thiều hoặc dưới những tán cây rừng có độ cao và bóng mát che phủ. Do tận dụng lợi thế đất đai và vườn đồi nên người chăn nuôi chưa chú ý đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp, ban ngày gà ở vườn đồi bới đất ăn giun đất và côn trùng, tối ngủ trên cành cây hoặc nóc chuồng. Gà chủ yếu sống ngoài tự nhiên nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi thời tiết khí hậu, dẫn đến sức đề kháng giảm. Hơn nữa, ở môi trường vườn, đồi gà có tập tính bới đất tìm kiếm thức ăn, vì vậy cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh cao.

Tỷ lệ gà mắc bệnh đầu đen ở huyện Tân Yên: 15,09%; huyện Khoái Châu là: 10,34%, có sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh đầu đen trên gà thả vườn giữa các tỉnh nghiên cứu. Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ gà mắc bệnh đầu đen giữa các địa phương là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: tình trạng vệ sinh thú y, địa hình, phương thức chăn nuôi lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, mật độ gà…Sự truyền lây của

trữ là giun đất, nên sự phân bố của Histomonas sp. phần nhiều chịu ảnh hưởng của phân bố giun kim và tình hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn. Theo khảo sát của chúng tôi thấy, Bắc Giang là tỉnh có địa hình đồi núi thấp, phù hợp với trồng cây ăn quả và nuôi gà thả vườn nên nuôi gà đồi được phát triển mạnh và đã diễn ra trong nhiều năm, do vườn nuôi có diện tích rộng, có cây ăn quả tạo bóng mát sẽ là môi trường thuận lợi cho trứng giun kim, giun đất và các mầm bệnh tồn tại và phát triển. Các hộ nuôi gà ở đây thường nuôi lâu năm, nuôi gối đàn, không có thời gian để trống chuồng, phơi đất để diệt mầm bệnh. Có nhiều hộ nuôi gà tận dụng diện tích vườn đồi, không đầu tư vào chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi, không chăn nuôi gà theo đúng quy trình kỹ thuật. Công tác vệ sinh thú y, tẩy giun sán định kỳ cho gà chưa được thực hiện triệt để. Gà chăn thả ngoài vườn bãi chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi nên sức đề kháng giảm, đồng thời làm tăng khả năng tiếp xúc với mầm bệnh. Đó là nguyên nhân dẫn tới lệ gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. cao. Ngược lại, tỉnh Hưng Yên là tỉnh có phong trào nuôi gà thả vườn muộn hơn Bắc Giang, địa hình ít gò đồi, diện tích vườn nuôi nhỏ hẹp, số hộ nuôi gà thả vườn không nhiều, mật độ chăn nuôi thấp nên tỷ lệ gà mắc bệnh do Histomonas sp. gây rathấp.

Nghiên cứu của Trương Thị Tính (2016) tại huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang cho biết, tỷ lệ gà mắc bệnh đầu đen do Histomonas sp. là 16,74%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả này. Theo chúng tôi, có thể có sự khác biệt giữa các vùng lấy mẫu và do người chăn nuôi đã và cán bộ thú y cơ sở đã có nhiều kiến thức kinh nghiệm phát hiện bệnh và có ý thức hơn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đầu đen do histomonas sp gây ra trên gà thả vườn và ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)