Cơ cấu tổ chức sản xuất tại các phân xưởng trực thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện (Trang 61 - 64)

Nhiệm vụ của mỗi phân xưởng như sau:

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về sản xuất sản phẩm và mọi hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về mặt kỹ thuật, thực hiện kế hoạch sản

Trưởng phòng KHSX Quản đốc phân xưởng Quản phó phân xưởng Bộ phận kỹ thuật Bộ phận

bình bản phơi bảnBộ phận Bộ phận tời giấy Bộ phận in hoàn thiện Bộ phận Bộ phận

KCS Quan hệ quản lý

Quan hệ tương tác lẫn nhau

xuất theo tháng, quý, năm.

- Đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc. - Giám sát, chấm công, quản lý người lao động.

- Quan tâm trực tiếp đến đời sống và đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong phân xưởng.

Phụ trách quản lý và chịu trách nhiệm chính về mỗi phân xưởng là Giám đốc phân xưởng. Giám đốc phân xưởng có trách nhiệm:

- Chịu trách nhiệm quản lý chung mọi mặt hoạt động của phân xưởng. - Chịu trách nhiệm báo cáo với Ban Giám đốc tình hình sản xuất của phân xưởng.

- Phân bổ chi phí sản xuất cho từng lệnh sản xuất. Dưới Giám đốc là quản đốc phân xưởng:

- Chịu trách nhiệm chính trước Giám đốc phân xưởng về quá trình sản xuất và bảo quản máy móc thiết bị.

- Giám sát quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng từng công đoạn sản xuất, tổng hợp thời gian làm việc của từng công nhân.

- Trực tiếp báo cáo tình hình vận hành dây chuyền, máy móc, thiết bị cho bộ phận KCS.

Quản phó phân xưởng: giúp việc cho quản đốc, giám sát thời gian làm việc hiệu quả của các bộ phận, công nhân, chấm công, giám sát tình hình sử dụng NVL vào cuối mỗi ngày làm việc.

Bộ phận kỹ thuật: tạo chế bản (mẫu) theo yêu cầu khách hàng. Bộ phận bình bản: tiến hành xuất Out film.

Bộ phận phơi bản: chụp ảnh film lên kèm. Bộ phận tời giấy: các xén giấy theo kích cỡ mẫu.

Bộ phận in: lắp giấy và kẽm vào máy in, tiến hành vận hành máy in. Bộ phận hoàn thiện: hoàn thiện sản phẩm (vào bìa, cán láng, cắt xén, đóng quyển,…)

Ngoài ra, tại mỗi phân xưởng đều có một kho vật tư và một bộ phận thống kê phân xưởng chịu trách nhiệmtheo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư trong kho cũng như theo dõi, tập hợp các khoản chi phí phát sinh tại mỗi phân xưởng chuyển lên cho phòng Kế toán - Thống kê tài chính.

3.1.3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty

Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện là một doanh nghiệp độc lập với quy mô hoạt động tương đối lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực với khối lượng nghiệp vụ phát sinh hằng ngày từ khâu cung ứng đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ tương đối lớn. Công ty có một tổ chức bộ máy kế toán khá khoa học, hợp lý với các phần hành kế toán riêng biệt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung - phân tán vừa giúp giảm bớt phần công việc cho kế toán ở văn phòng công ty nhưng lại không ảnh hưởng đến quản lý và giám sát công tác kế toán ở toàn bộ công ty, (sơ đồ 3.3):

Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần DVVT và in Bưu điện

Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức ghi sổ có nhiều ưu điểm: ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ đối chiếu,… tương đối phù hợp với đặc điểm của công ty: là một công ty sản xuất có lịch sử lâu đời, hệ thống sổ sách nhiều và xuyên suốt thời gian dài. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí - sản xuất trong quá trình ghi chép, tính giá, giảm bớt khối lượng ghi sổ hàng ngày và dễ dàng đối chiếu số liệu với các phần hành liên quan. Sơ đồ 3.4 là trình tự ghi sổ kế toán của công ty:

KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp KT ngân hàng và tiền vay KT nguyên vật liệu KT thuế KT công nợ KT TM, TL,thanh toán CPQL, BHYT KT TSCĐ Và CCDC Thủ quỹ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện (Trang 61 - 64)