Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện là một doanh nghiệp độc lập với quy mô hoạt động tương đối lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực với khối lượng nghiệp vụ phát sinh hằng ngày từ khâu cung ứng đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ tương đối lớn. Công ty có một tổ chức bộ máy kế toán khá khoa học, hợp lý với các phần hành kế toán riêng biệt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung - phân tán vừa giúp giảm bớt phần công việc cho kế toán ở văn phòng công ty nhưng lại không ảnh hưởng đến quản lý và giám sát công tác kế toán ở toàn bộ công ty, (sơ đồ 3.3):
Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần DVVT và in Bưu điện
Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức ghi sổ có nhiều ưu điểm: ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ đối chiếu,… tương đối phù hợp với đặc điểm của công ty: là một công ty sản xuất có lịch sử lâu đời, hệ thống sổ sách nhiều và xuyên suốt thời gian dài. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí - sản xuất trong quá trình ghi chép, tính giá, giảm bớt khối lượng ghi sổ hàng ngày và dễ dàng đối chiếu số liệu với các phần hành liên quan. Sơ đồ 3.4 là trình tự ghi sổ kế toán của công ty:
KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp KT ngân hàng và tiền vay KT nguyên vật liệu KT thuế KT công nợ KT TM, TL,thanh toán CPQL, BHYT KT TSCĐ Và CCDC Thủ quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 3.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu là phương pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài công ty, tức là dữ liệu thứ cấp. Như vậy, người thu thập dữ liệu có thể ngồi tại văn phòng để tìm kiếm dữ liệuthứ cấp. Trong thời đại Internet thì phương pháp này khá dễ thực hiện.
Các nguồn thông tin cần thu thập dựa trên các kênh thông tin: thông tin chung, thông tin theo ngành kinh tế, thông tin của bản thân doanh nghiệp. Các thông tin đó có thể là thông tin bên ngoài doanh nghiệp và thông tin nội bộ doanh nghiệp. Chứng từ kế toán Sổ quỹ CHỨNG TỪ GHI Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh
* Các thông tin chung
Đó là các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, môi trường pháp lý,.. có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ nghệ công nghệ, sự suy thoái có thể tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các thông tin theo ngành kinh tế
Đó là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…
* Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp và một số doanh nghiệp cùng ngành. * Nguồn thông tin khác
Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, nhà phân tích còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như báo cáo quản trị, báo cáo kiểm soát, báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê…Về cơ bản, những thông tin thu thập được có thể biểu hiện bằng những số liệu cụ thể. Tuy nhiên, có những thông tin không thể biểu hiện bằng số liệu cụ thể. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng các thông tin thu thập được đều là các thông tin có tính lịch sử.
Nhà phân tích cần thu thập đầy đủ những thông tin có liên quan đã nêu trên để phục vụ cho phân tích BCTC doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận văn cho rằng, những thông tin thu thập phải đảm bảo chất lượng, đáng tin cậy. Bởi lẽ, thông tin không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến kết quả phân tích tài chính sai lệch, các chủ thể quản lý sử dụng kết quả phân tích tài chính sai sẽ đưa ra những quyết định sai lầm, đi ngược lại mục tiêu của họ.
3.2.2. Phương pháp xử lý phân tích số liệu
Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu là một trong các bước cơ bản của một bản nghiên cứu khoa học, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn. Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập số liệu phải xác định trước các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu như mong muốn.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã sử dụng các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Cổ phần DVVT và In Bưu điện, bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các báo cáo quản trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo của công ty.
Phương pháp phân tích số liệu tài chính là cách thức dùng để xử lý các thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần DVVT và in Bưu điện. Có rất nhiều phương pháp để phân tích số liệu tài chính nhưng tại công ty chủ yếu dùng 3 phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang và so sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về trị số tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu qua các thời kỳ kế toán, còn so sánh dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể để rút ra kết luận.
- Phương pháp tỷ lệ: Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng trong phân tích báo cáo tài chính của công ty. Theo phương pháp này, tỷ số được dùng để phân tích, đó là các tỷ số đơn được thiết lập giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác.
- Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố.
3.2.2.1 Phương pháp so sánh số liệu
Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích. Người sử dụng phương pháp này cần nắm chắc các vấn đề sau:
- Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, hay còn được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích phân tích mà gốc so sánh được lựa chọn cho phù hợp. Các gốc so sánh có thể sử dụng là:
+ Số liệu của kỳ trước trong trường hợp cần đánh giá xu hướng phát triển, biến động của các chỉ tiêu.
+ Số liệu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) trong trường hợp cần đánh giá tình hình thực tế so với dự tính
+ Số liệu trung bình của ngành, lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp cần đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác trong ngành
- Điều kiện so sánh được: điều kiện quan trọng để đảm bảo phép so sánh có ý nghĩa là các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính đồng nhất, tức là phải đảm bảo phản ánh cùng một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, sử dụng cùng một đơn vị đo lường, ngoài ra các doanh nghiệp cần có quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Kỹ thuật so sánh: các kỹ thuật so sánh thường được sử dụng bao gồm: + So sánh tuyệt đối: là kết quả chênh lệch giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu gốc. Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh sự biến động về quy mô của đối tượng phân tích.
+ So sánh tương đối: thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu gốc. Kết quả so sánh tương đối thường phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng phân tích.
+ So sánh với số bình quân: số bình quân thể hiện tính phổ biến, tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích hoặc chỉ tiêu bình quân của ngành.
3.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ
Tác giả sử dụng phương pháp tỷ lệ để xác định chỉ tiêu nào có ảnh hưởng chủ yếu đến tình hình tài chính của công ty.
Phương pháp phân tích tỷ lệ là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Việc phân tích các tỷ lệ giúp đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính:
- Các tỷ lệ cho tổ chức đang được xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành có sẵn hoặc trong trường hợp không có sẵn, các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ.
- Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh các nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Đó thường là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, tỷ lệ về năng lực kinh doanh, tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.
3.2.2.3. Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
Xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Các nhân tố có thể làm tăng, giảm thậm chí không ảnh hưởng gì đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là nhân tố khách quan, chủ quan, nhân tố tích cực hay tiêu cực...
Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lại thể hiện xu hướng, nguyên nhân, tác động của các nhân tố đến các chỉ tiêu trên BCTC.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ IN BƯU ĐIỆN
Tác giả thực hiện phân tích báo cáo tài chính của công ty chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố.
Phương pháp so sánh để so sánh số liệu thực hiện kỳ này và số liệu thực hiện kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổi tình hình tài chính. Việc phân tích của công ty sử dụng phương pháp so sánh theo 2 cách: so sánh ngang và so sánh dọc dưới dạng số tuyệt đối và số tương đối. Đồng thời, cũng sử dụng phương pháp tỷ lệ để xác định chỉ tiêu nào có ảnh hưởng chủ yếu đến tình hình tài chính của Công ty. Tiếp đó, phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lại thể hiện xu hướng, nguyên nhân, tác động của các nhân tố đến các chỉ tiêu trên BCTC. Từ những phương pháp trên tác giả tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính để xác định mức độ biến động cơ cấu tài sản và nguồn vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động… của công ty.
Công tác phân tích BCTC của Công ty Cổ phần DVVT và In Bưu điện bao gồm các nội dung sau:
- Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính. - Phân tích tổng hợp tình hình tài chính qua các tỷ số trọng yếu.
+ Các tỷ số phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời. + Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
+ Các tỷ số phân tích thế mạnh tài chính. + Các tỷ số phân tích sự tăng trưởng. + Các tỷ số phân tích năng lực hoạt động.
+ Các tỷ số tài chính đặc thù của công ty cổ phần có niêm yết
4.1.1. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính tài chính
4.1.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua bảng Cân đối kế toán (phân tích cấu trúc tài chính công ty)
57
Bảng 4.1. Cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty PTP giai đoạn 2015-2017
Các chỉ tiêu 2015 2016 2017 (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 85.866 46,9 110.097 58,4 170.363 63,8
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 25.536 13,9 40.890 21,7 30.438 11,4
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,0 9.230 4,9 41.834 15,7
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 34.590 18,9 34.492 18,3 58.250 21,8
IV. Hàng tồn kho 25.113 13,7 24.199 12,8 32.357 12,1
V. Tài sản ngắn hạn khác 625 0,3 1.285 0,7 7.482 2,8
B . TÀI SẢN DÀI HẠN 97.400 53,1 78.382 41,6 96.647 36,2
I- Các khoản phải thu dài hạn 301 0,2 451 0,2 11 0,0
II. Tài sản cố định 85.050 46,4 72.723 38,6 53.525 20,0
III. Bất động sản đầu tư 2.900 1,6 0,0 0,0
IV. Tài sản dở dang dài hạn 586 0,3 2.065 1,1 39.824 14,9
V. Đầu tư tài chính dài hạn 1.605 0,9 471 0,2 0,0
VI. Tài sản dài hạn khác 6.955 3,8 2.669 1,4 3.285 1,2
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 183.266 188.480 267.010 NGUỒN VỐN A . NỢ PHẢI TRẢ 47.467 25,9 51.275 27,2 129.018 48,3 I. Nợ ngắn hạn 41.703 22,8 48.757 25,9 129.018 48,3 II. Nợ dài hạn 5.764 3,1 2.517 1,3 0,0 B. VỐN CHỦ SỬ HỮU 135.798 74,1 137.204 72,8 137.992 51,7 I. Vốn chủ sở hữu 135.798 74,1 137.204 72,8 137.992 51,7
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,0 0,0 0,0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 183.266 188.480 267.010
Bảng cân đối kế toán rút gọn của Công ty PTP 3 năm 2015-2017 trên cho thấy:
a. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Tổng tài sản năm 2017 so với năm 2015 và 2016 ngày càng gia tăng. Cụ thể:
Cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua 3 năm, năm 2015 là 85.866 triệu đồng chiếm tỉ trọng 46,9 % thì đến năm 2016 là 110.097 triệu đồng, tỷ trọng 58,4%, đến năm 2017 thì là 170.363 triệu đồng, gấp đôi năm 2015. Tỉ trọng này ở cả 3 năm chủ yếu là của các khoản phải thu ngắn hạn, tỷ trọng của các khoản phải thu cao có thể khiến công ty rơi vào rủi ro liên quan đến tình trạng chiếm dụng vốn. Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng chứng tỏ tình trạng thu hồi nợ của công ty không tốt.
Về tài sản dài hạn: có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2015 TSDH chiếm 53,1% tổng tài sản nhưng đến năm 2017 chỉ chiếm 36,2%.