Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn của phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
TRONG DOANH NGHIỆP
2.2.1. Báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp
Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề Phân tích Báo cáo tài chính cho thấy, đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề này và ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Nguyễn Thị Thoa (2016), hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh, luận văn thạc sỹ khoa kế toán của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong đề tài tác giả cho thấy công ty đang thiếu một quy trình phân tích BCTC rõ ràng, rành mạch. Xuất phát từ việc đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của phân tích BCTC nên việc phân tích chỉ mới thực hiện một cách sơ sài, thiếu đồng bộ. Tuy nhiên khi phân tích tác giả mới chỉ sử dụng thông tin tại công ty để phân tích mà chưa so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để giúp công ty thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Nguyễn Thị Quỳnh (2016), phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bibica, Đại học Lao động Xã hội, tác giả đã phân tích khá chi tiết tuy nhiên mới chỉ so sánh với doanh nghiệp cùng ngành ở một hay hay chỉ tiêu, vì vậy việc so sánh sánh này chưa thực sự sâu sắc, chưa rút ra được mối liên hệ giữa các tỷ số trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Phạm Thị Phượng (2015), phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, Đại học Quốc gia. Tác giả đã trình bày, đầy đủ lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính cũng như việc phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, điều tra thu thập số liệu từ các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô với công ty để xây dựng bộ giá trị trung bình làm cơ sở so sánh khi phân tích nhưng đây chỉ là điều tra trên quy mô hẹp, chưa đủ cơ sở làm giá trị tiêu chuẩn để so sánh. Ngoài ra luận văn vẫn còn có một số thiếu sót như: chưa làm rõ hoàn thiện cơ cấu tài sản - nguồn vốn, lý giải chưa cụ thể về việc phê duyệt tài sản cố định.
Các đề tài tìm hiểu một cách cụ thể về công tác phân tích báo cáo tài chính tại mỗi doanh nghiệp, công tác quản lý cũng như các nghiệp vụ đã được mô tả đầy đủ, đưa ra các nhận định riêng về công tác kế toán tại doanh nghiệp. Tuy nhiên thực trạng công tác kế toán ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và quy mô kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể, nó mang tính riêng đặc trưng của từng doanh nghiệp, để các đề tài có hướng tìm hiểu khác
nhau. Chính vì vậy tác giả tiến hành thực hiện đề tài của mình nhằm tìm hiểu công tác Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn Thông và in Bưu điện.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm
Ở Việt Nam, kể từ khi đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của thị trường vốn, hoạt động sôi nổi của các sàn giao dịch chứng khoán, các trung tâm và dịch vụ tài chính … khiến cho nhu cầu về phân tích tài chính ngày càng trở nên cấp thiết. Các công cụ quản lý kinh tế, tài chính như kế toán, kiểm toán, phân tích, định giá tài sản … hoạt động theo mô hình tổ chức hiệp hội hành nghề chuyên nghiệp trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện ở Việt Nam khiến cho phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng không ngừng đổi mới, hoàn thiện theo các thông lệ, nguyên tắc chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên phân tích tài chính ở Việt Nam vẫn còn mang tính chất đối phó hơn là tìm kiếm, cung cấp thông tin. Tài chính doanh nghiệp có thực sự minh bạch như các bản báo cáo ? Câu hỏi này không hề dễ trả lời đối với các nhà đầu tư.
Chức năng cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các đối tượng này đưa ra các quyết định tối ưu. Các đối tượng bên ngoài thường được nhắc tới là các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp. Trong một nền kinh tế mà nguồn vốn chủ yếu được huy động qua thị trường vốn thì vai trò của nhà đầu tư được đặc biệt quan tâm. Việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho các nhà đầu tư góp phần giảm thiểu rủi ro.
Từ trước đến nay, báo cáo tài chính là công cụ được sử dụng để công bố những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều công ty có thể do trình độ nguồn nhân lực hoặc do yếu tố chủ quan (cố ý “biến tướng” báo cáo tài chính theo chiều hướng ngược lại, tức là “biến lãi thành lỗ” lý do chính là để tránh thuế, bán hàng không phát hành hóa đơn làm giảm doanh thu giảm thuế phải nộp), báo cáo tài chính một số công ty chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng tài chính.
Phân tích tài chính thực sự được phát triển từ khi ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Các chỉ số tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin được công khai rộng rãi hơn, hoạt động này diễn ra thường xuyên nhất là ở các
công ty chứng khoán, tuy nhiên do công tác kiển toán BCTC chưa tốt và chế độ kế toán còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chất lượng thông tin trên BCTC còn chưa thực sự chính xác.
Để phân tích tài chính thì cần có một hệ thống chỉ tiêu quy chuẩn để làm cơ sở so sánh. Tuy nhiên hiện nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chưa được xây dựng để làm cơ sở tham chiếu cho các doanh nghiệp trong từng ngành, mặc dù các doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai các BCTC nhưng hoạt động thống kê số liệu còn kém, không cập nhật thường xuyên lại không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm tập hợp số liệu và tính toán để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở tham chiếu cho các doanh nghiệp cùng ngành nên công tác phân tích BCTC mới chỉ bó buộc trong một doanh nghiệp, dẫn đến chất lượng công tác phân tích BCTC còn kém và thiếu tính toàn diện.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ IN BƯU ĐIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
3.1.1. Đặc điểm Công ty
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (PTP) hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ trong ngành bưu chính viễn thông là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Công ty PTP có tiền khởi là nhà in Chính nghĩa của tư nhân thời kỳ pháp thuộc, được ngành bưu điện mua lại. Nhà in Chính nghĩa thành lập ngày 01/05/1957 với tên gọi là Xưởng in trực thuộc phòng cung ứng vật tư Tổng cục bưu điện, có địa chỉ tại số 100 Hàng Trống, Hà Nội.
Ngày 18/09/1996, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ký Quyết định số 512/QĐ/TCCB-LĐ chuyển xưởng in Bưu điện thành xí nghiệp in Bưu điện thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam, địa chỉ tại 564 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội. Xí nghiệp đã đầu tư trang thiết bị mới, chuyển đổi từ công nghệ in Typo sang công nghệ in Offset.
Ngày 24/12/2002, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra quyết định số 527/QĐ/TCCB-LĐ đổi tên Xí nghiệp In Bưu điện thành Công ty In Bưu điện. Ngày 28/11/2004, Công ty In Bưu điện đã thực hiện cố phần hóa theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính viễn thông với số vốn điều lệ ban đầu là 25.000.000.000 VNĐ và mang tên Công ty Cổ phần In Bưu điện. Ngày 28/03/2007, theo Quyết định số 39/QĐ/ĐHĐCĐ của Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần In Bưu điện đã quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đổi tên Công ty Cổ phần In Bưu điện thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và in Bưu điện.
Ngay sau khi cổ phần hóa, để tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất, Công ty đã huy động bổ sung 26 tỷ đồng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 51 tỷ đồng và lên 68 tỷ đồng.
Công ty có ngành nghề kinh doanh tương đối đa dạng nhưng chủ yếu tập trung hoạt động trong lĩnh vực in ấn. Do sản xuất theo đơn đặt hàng của khách
hàng nên sản phẩm của công ty rất đa dạng với đặc điểm khác biệt, tùy theo yêu cầu bên đặt hàng. Tuy nhiên, có thể chia các sản phẩm thành các loại chính sau:
- Hóa đơn GTGT: bao gồm hóa đơn trong ngành (hóa đơn điện thoại) và hóa đơn ngoài ngành.
- Thẻ cào: bao gồm có các loại như thẻ cào viễn thông, thẻ cào game, thẻ mã key phần mềm…
- Tem điện tử phủ cào: Công ty đưa vào sản xuất Tem điện tử phủ cào SMS sử dụng công nghệ số hiện đại, được mã hóa pin, có dấu bảo an thiết kế bảo mật, dãy số mã hóa chỉ sử dụng một lần, không trùng lặp, do vậy khó có thể làm giả.
- Tem nhãn: Tem nhãn bảo hành, tem chống giả, tem nhãn chứng nhận chất lượng, tam nhãn hàng tiêm dùng, tem nhãn hàng công nghiệp…
- In dữ liệu biến đổi: Công ty nhận in dữ liệu động có nội dung biến đổi lên các hóa đơn, thông báo cước điện thoại và các sản phẩm tương tự trên các loại chất liệu mỏng nhất 52gsm, dày nhất 200gsm.
- In mã vạch: in lên các loại vé, nhãn hàng, tem, các loại ẩn phẩn của ngành Bưu chính Viễn thông có sử dụng mã vạch hoặc có kết thêm số nhảy.
- Ấn phẩm: bao gồm các loại: ấn phẩm kinh doanh, ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm văn hóa, lịch…
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 – ISO 14001:2004 với mức độ chuyên sâu ngày càng cao cho từng loại hình sản phẩm. Với mục tiêu là trở thành công ty hàng đầu ngành công nghiệp in ấn công nghệ cao tại Việt nam, PTP luôn đưa ra sản phẩm tiên tiến về công nghệ, đa đạng về chủng loại, cao cấp về chất lượng, hợp lý về giá thành, được khách hàng tin dùng. Tất cả các công đoạn tại PTP đều được tiêu chuẩn hóa, từ công đoạn chế bản điện tử, in thử đến công đoạn in sản lượng tạo lợi nhuận phối hợp các khâu, loại bỏ tối đa từ đầu các sai sót để có chất lượng in cao, ổn định.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Với Công ty sản xuất như PTP thì vấn đề quản lý chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng cần quan tâm hàng đầu và quan trọng. Ý thức được vấn đề này, công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý khoa học và hợp lý nhằm phục vụ tốt nhất công tác quản lý chi phí sản xuất. Bộ máy tổ chức của công ty (Sơ đồ 3.1):
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần DVVT và In Bưu điện
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy tổ chức:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Ban Kiểm soát: là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
Phân xưởng miền Trung
Phân xưởng Thẻ
Phân xưởng in Dữ liệu
Phân xưởng in Offset
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát
Ban Giám đốc Phòng tổng hợp Kế toán Phòng thống kê tài chính Phòng Phát triển thị trường Phòng Kĩ thuật vật tư
Chi nhánh miền Trung Chi nhánh miền Bắc
Chi nhánh miền Nam Phòng
Kế hoạch sản xuất
doanh, quản trị và điều hành công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu, có nhiệm vụ duy trì chế độ họp định kỳ theo đúng quy định của pháp luật.
Ban Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các quyết định của mình. Với công tác quản lý chi phí, Ban Giám đốc có nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện các quyết định mà hội đồng thành viên đã thông qua về kế hoạch và giải pháp kiểm soát chi phí.
- Quản lý tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty bao gồm cả vấn đề sử dụng chi phí.
- Đưa ra những quyết định trong thẩm quyền của mình. Giúp việc cho Ban Giám đốc là 4 phòng chức năng:
Phòng Tổng hợp: có chức năng quản lý nhân sự của công ty, tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tuyển dụng.
Phòng Kế toán - Thống kê tài chính: có trách nhiệm thu nhận, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tổng hợp và lập báo cáo tài chính của toàn Công ty. Phòng Tài chính - Thống kê kế toán có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm.
Phòng Kế hoạch sản xuất: tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty qua Lệnh sản xuất. Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ dựa trên đơn đặt hàng từ Phòng kinh doanh gửi sang, sẽ xác định quy cách sản phẩm để quy đổi sản phẩm theo số lượt in và trang in tiêu chuẩn, từ đó tính toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xuất kho.
Phòng phát triển thị trường: phụ trách việc kinh doanh trực tiếp của công ty, tiếp nhận các đơn đặt hàng cho các phân xưởng in và các vấn đền liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. Phòng kinh doanh là nơi tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng của Công ty.
Phòng kĩ thuật vật tư: giúp Tổng giám đốc xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị, kế hoạch sửa chữa lớn các thiết bị phục vụ sản xuất trên cơ sở định hướng kế hoạch phát triển các mặt hàng chiến lược của công ty; lựa chọn nhà cung cấp vật tư, lựa chọn các loại vật tư phù hợp, chất lượng đảm bảo cho việc sản xuất sản
phẩm; thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng & môi trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và đại diện lãnh đạo về chất lượng…
Các chi nhánh: hoạt động độc lập với công ty, tự quyết định các vấn đề về sản xuất sản phẩm, hạch toán độc lập, cuối kỳ có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh lên công ty. Chi phí phát sinh ở các chi nhánh sẽ được quản lý tại chi nhánh, cuối kỳ, các chi nhánh sẽ gửi lên công ty bản báo cáo chi phí chung.
Các phân xưởng in: do phòng Kế hoạch sản xuất trực tiếp quản lý, có nhiệm vụ tổ chức sản xuất ấn phẩm theo lệnh sản xuất, theo chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ công ty giao. Công ty có 3 phân xưởng in tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội: Phân xưởng In Dữ liệu, Phân xưởng Thẻ, phân xưởng In Offset. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại phân xưởng (sơ đồ 3.2):
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại các phân xưởng trực thuộc
Nhiệm vụ của mỗi phân xưởng như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về sản xuất sản phẩm và mọi hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về mặt kỹ thuật, thực hiện kế hoạch sản
Trưởng phòng KHSX