Giải pháp nhằm khai thác thông tin từ các BCTC phục vụ yêu cầu quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện (Trang 100)

4.3.2. Giải pháp nhằm khai thác thông tin từ các BCTC phục vụ yêu cầu quản trị, đầu tư, cho vay quản trị, đầu tư, cho vay

1. Hoàn thiện phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp (quản lý), việc nắm được các thông tin tài chính rất quan trọng. Nhà quản trị là những người thường xuyên phải đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến tài chính công ty, vì vậy, đối với nhà quản trị, việc cung cấp thông tin thường xuyên, chính xác và kịp thời là hết sức cần thiết, vấn đề sống còn cho sự phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại công ty chưa thấy được tầm quan trọng, sự cấp thiết phải có các thông tin này bởi họ chỉ sử dụng các thông tin này chủ yếu cho các cuộc họp cổ đông, báo cáo với các cổ đông về lãi lỗ, tình hình kinh doanh mà chưa có các mục đích xa hơn. Vì thế hiện tại công ty chưa có một hệ thống các thông tin tài chính phục vụ riêng cho công tác quản trị.

Khi hoàn thiện được hệ thống thông tin tài chính, nhà quản trị sử dụng các thông tin từ BCTC là để kiểm tra kiểm soát hoạt động doanh nghiệp trong các kỳ đã qua hay là cơ sở cho những dự đoán tài chính trong tương lai, đưa ra các quyết định ảnh hưởng tới SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy họ cần một hệ thống các thông tin phải nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Các thông tin nhà quản trị cần là về cơ cấu nguồn vốn, phân phối lợi nhuận, tình hình công nợ, tình hình tăng trưởng, các rủi ro có thể gặp... mỗi một thông số lại có những tác dụng khác nhau cho các nhu cầu khác nhau của nhà quản trị.

Khi các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính được hoàn thiện, nhà quản trị có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng vào các mục đích phục vụ cho công tác quản

lý điều hành doanh nghiệp, góp phần đảm bảo cho các quyết định đưa ra của nhà quản trị được chính xác hơn, có cơ sở chắc chắn và đem lại hiệu quả cao. Để có thể hoàn thiện được phân tích thông tin BCTC, cần có đội ngũ cán bộ kế toán được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, tài chính, chứng khoán và có kinh nghiệm am hiểu về ngành nghề kinh doanh. Ngoài một số thông tin sẵn có, công ty cần xây dựng thêm một số chỉ tiêu theo yêu cầu quản trị.

2. Tạo điều kiện cung cấp thông tin cần thiết cho người cho vay

Người cho vay là những người bỏ đồng vốn của mình cho doanh nghiệp sử dụng, do đó nhu cầu được biết về doanh nghiệp nói chung và tình hình sử dụng đồng vốn nói riêng là điều họ hết sức quan tâm. Tuy nhiên hiện nay tại công ty chỉ có hệ thống BCTC theo mẫu của nhà nước cho các cơ quan thuế, chưa có một hệ thống thông tin, một hệ thống chỉ tiêu nào dành cho các nhà cho vay. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng là một nhà phân tích và am hiểu sâu về tài chính, vì vậy nếu chỉ nhìn vào các BCTC, họ sẽ chưa có được các thông tin cần thiết.

Vì vậy để các nhà cho vay có thể yên tâm về số tiền đã đưa cho daonh nghiệp hay cho các khoản có thể cung cấp trong tương lai cho doanh nghiệp, để họ yên tâm về số vốn bỏ ra của mình, việc cung cấp các thông tin liên quan đến việc sử dụng vốn vay là hết sức cần thiết.

Các thông tin tài chính mà nhà cho vay quan tâm là hệ thống các thông tin về lợi nhuận của công ty trong kỳ, khả năng thanh toán nợ gốc và khả năng trả lãi vay, khả năng thanh toán bằng tiền mặt như thế nào, công ty có nguy cơ cao về phá sản hay không để họ biết có thu hồi được nợ hay không...

Khi nắm được các thông tin đó, nhà cho vay sẽ yên tâm hơn về khoản cho vay của mình, nhìn thấy được tiềm năng tương lai của công ty để có cân nhắc về các khoản cho vay tiếp theo. Khi cung cấp thông tin cho các nhà cho vay, công ty sẽ phải đảm bảo tình hình kinh doanh ổn định bởi nếu không, ngược lại các thông tin này sẽ gây bất lợi cho công ty, gây tâm lý hoang mang cho các chủ nợ, dẫn đến có thể họ đời nợ trước hạn hay không tiếp tục cho vay mới, điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn vốn, tới sản suất kinh doanh của công ty.

Việc cung cấp thông tin cho các nhà cho vay có thể thông qua các báo cáo tình hình thanh toán, thanh khoản hay các khoản vay theo quý. Các báo cáo này có thể được gửi đến từng nhà cho vay. Muốn vậy, công ty cần xây dựng tốt xây dựng quản lý hệ thống danh sách các nhà cho vay với các phương tiện liên lạc

như mail, trang web, điện thoại để có thể thường xuyên thông báo cho họ các thông tin cần thiết về vốn vay.

3. Tạo điều kiện cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp

Trước khi có bất kì một quyết định nào liên liên quan đến đầu tư tài chính, các nhà đầu tư cũng phải có sự hiểu biết, xem xét kĩ lưỡng tình hình tài chính của nơi định đầu tư. Đó là một vấn đề vô cùng quan trọng, tuy nhiên hiện tại công ty PTP chưa cung cấp được hệ thống thông tin này cho các nhà đầu tư.

Việc cung cấp thông tin tài chính cho nhà đầu tư, cổ đông để họ thấy được tiềm lực phát triển, thấy được khả năng sinh lời trong tương lai của công ty, về cơ hội đầu tư, từ đó họ sẽ có sự quan tâm tới hợp tác hay góp vốn.

Điều các nhà đầu tư, các cổ đông quan tâm tới ở một công ty là thông tin về khả năng tăng trưởng, tình hình kinh doanh của công ty các kỳ đã qua là lãi hay lỗ, có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai không, giá cổ phiếu trong tương lai như thế nào, rủi ro có thể gặp phải của công ty. Vì vậy họ sẽ cần các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất sinh lời, EPS, P/E, ROE, ROA...

Khi nhà đầu tư tiếp cận được với các thông tin tài chính cần thiết, họ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp phát triển tốt thì đây chính là một cách giúp nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn nơi sẽ rót vốn mà không cần doanh nghiệp phải tự mình đi tìm đối tác.

Để có thể cung cấp thông tin đến các nhà đầu tư, trước hết công ty có thể tổ chức các cuộc họp cổ đông 6 tháng hay 1 năm một lần, ở đó công bố các báo cáo về các thông tin mà nhà đầu tư quan tâm (trước đó có thể lấy biểu quyết về các thông tin nào cần thiết, trọng yếu). Các báo cáo này có thể công bố rộng rãi trên website công ty để các nhà đầu tư tiềm năng có thể tiếp cận.

Với mỗi đối tượng khác nhau, sự quan tâm về lượng thông tin và loại thông tin khai thác từ BCTC là có khác nhau. Tựu chung lại các thông tin phải thể hiện tính công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, kịp thời, khách quan cho các đối tượng quan tâm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích BCTC cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông tin từ phân tích báo cáo tài chính có những vai trò khác nhau đối với những đối tượng quan tâm khác nhau. Phân tích BCTC trong doanh nghiệp bao gồm phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống các BCTC và phân tích tổng hợp tình hình tài chính thông qua một số tỷ số trọng yếu như tỷ số phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời, các tỷ số ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, tỷ số phân tích thế mạnh tài chính, tỷ số phân tích sự tăng trưởng, tỷ số phân tích năng lực hoạt động, tỷ số tài chính đặc thù của công ty cổ phần có niêm yết.

2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty PTP cho thấy: - Tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính.

+ Về cấu trúc tài chính: Cấu trúc tài chính của công ty đang có sự biến động theo hướng tích cực. Cơ cấu tài sản đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn: năm 2015 TSNH chiếm tỉ trọng 46,9% trong tổng tài sản, đến năm 2016 chiếm tỷ trọng 58,4% và năm 2017 chiếm 63,8%. Trong khi đó tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2015 TSDH chiếm 53,1% tổng tài sản nhưng đến năm 2017 chỉ chiếm 36,2%.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty nhìn chung tăng qua 3 năm nhưng chủ yếu là nợ phải trả. Năm 2015 cơ cấu nợ phải trả chỉ chiếm 25,9% tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2017 tỷ lệ nợ phải trả tăng gần gấp đôi, chiếm 48,3% tổng nguồn vốn công ty. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn đang có nguy cơ giảm dần.

+ Quy mô tổng các khoản phải thu năm 2017 tăng khá cao so với 2 năm 2015-2016, do ảnh hưởng lớn nhất từ khoản phải thu ngắn hạn khách hàng chiếm 83,34%.

+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty PTP tăng dần qua 3 năm 2015 - 2017: năm 2016 đạt 218.805 triệu đồng, tăng 28.877 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng 15,2% nhưng đến năm 2017 mức tăng thấp hơn, tăng 8,2% so với năm 2016.

Mức tăng lợi nhuận bình quân 3 năm đạt 23%, qua đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định. Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty hiện chưa được tốt.

+ Khả năng thanh toán của Công ty PTP: Khả năng thanh toán tổng quát, thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty PTP trong 3 năm liên tiếp 2015 - 2017 đều lớn hơn 1. Năm 2017 thì khả năng thanh toán đang có xu hướng giảm.

+ Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cao thể hiện tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng được nhiều, thu tiền từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu tránh rủi ro… Đó là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tạo tiền ở doanh nghiệp là cao và đây là nguồn đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Tổng hợp tình hình tài chính qua các tỷ số trọng yếu:

+ Các chỉ số tài chính đặc thù của công ty cổ phần niêm yết tại PTP đang ở mức tốt, cho thấy trong tương lai cổ phiếu của công ty đáng để các nhà đầu tư quan tâm: Tỷ số ROS, ROA, ROE, ROTA của Công ty tăng dần qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty tốt, Ban giám đốc Công ty cần có những biện pháp tiếp tục tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.

+ Qua việc phân tích về tốc độ tăng trưởng cho thấy tốc độ tăng của tài sản đang phụ thuộc vào nguồn nợ huy động. Các nhà quản lý cần thận trọng với các dấu hiệu tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững này.

+ Các tỷ số đặc trưng của công ty cổ phần như EPS, P/E hay BV cho thấy tình hình khả quan, giá trị cổ phiếu của công ty đang tăng lên, là cổ phiếu đáng để quan tâm trong thời gian tới .

3. Các giải pháp để cung cấp thông tin báo cáo tài chính cho các đối tượng quan tâm gồm: (1) Hoàn thiện phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp; (2) Cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho người cho vay; (3) Tạo điều kiện cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho nhà đầu tư nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Về phía cơ quan Nhà nước

Các cơ quan nhà nước như Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính (gọi chung là cơ quan nhà nước)… phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật mà cụ thể ở đây là pháp luật về kế toán. Với hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo môi trường lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Nhà nước cần phải quy định rõ về nội dung đối với việc lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, cần quy định rõ các báo cáo cần phải được công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian báo cáo định kỳ và ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin không chính xác, làm được điều đó sẽ góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của ngành, của nền kinh tế để trên cơ sở đó làm căn cứ, chuẩn mực đánh giá chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với doanh nghiệp cùng ngành, với đà phát triển kinh tế nói chung là rất cần thiết. Đây là một việc lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ ngành, các cơ quan hữu quan và sự thống nhất từ Trung ương tới địa phương.

5.2.2. Về phía Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện

Công ty PTP cần xây dựng các quy định, trách nhiệm của những người có liên quan trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên báo cáo tài chính. Trong công ty, Hội đồng quản trị đại diện cho toàn bộ cổ đông, phải thực sự hiểu được vai trò của phân tích báo cáo tài chính. Khi đã quán triệt điều này, sẽ có các chính sách đặt ra cho Ban giám đốc, cho bộ phận kế toán, cho bộ phận phân tích báo cáo tài chính về việc thực hiện các yêu cầu cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng và thuận lợi.

Công ty cần chú ý nâng cao tính đóng góp, tính xây dựng của cổ đông đối với hệ thống thông tin được cung cấp trên báo cáo tài chính và đối với công tác phân tích báo cáo tài chính. Nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm công tác phân tích là một trong những biện pháp giúp cho công tác này mang lại hiệu quả cao.

Công ty nên thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ. Điều này sẽ giúp công ty phát hiện được những sai sót, nhầm lẫn, góp phần nâng cao tính chính xác của số liệu kế toán. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác kế toán, tài chính, kế toán quản trị là một biện pháp giúp cho công tác này mang lại hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003). Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Quyết định 234/2003/QĐ- BTC ngày 30/12/2003

2. Bộ Tài chính (2014). Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

3. Ciaran Walsh (2006). Các chỉ số cốt yếu trong quản lý. NXB Tổng hợp TPHCM. 4. Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (2015). Báo cáo tài chính đã

được kiểm toán năm 2015.

5. Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (2015). Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị, báo cáo kiểm soát năm 2015.

6. Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (2016). Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2016.

7. Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (2016). Báo cáo thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện (Trang 100)