chăn nuôi
2.1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan
- Nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất thức ăn gia súc. “Hạn chế lớn nhất của ngành sản xuất TACN hiện nay là quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, khi giá nguyên liệu thế giới tăng, giá sản phẩm trong nước cũng phải tăng theo...”. Giá nguyên liệu đầu vào và giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ
tiếp tục tăng dựa trên những dự báo không mấy lạc quan về triển vọng nguồn cung và sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ. Thêm vào đó, giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới bắt đầu có dấu hiệu tăng nóng do các nước sản xuất ngũ cốc lớn trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đối khí hậu toàn cầu.
- Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cộng với vấn đề leo thang của tỷ giá đã đẩy giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước vào vòng xoáy tăng giá mới. Người chăn nuôi chưa hết lao đao với dịch bệnh lại hứng chịu thêm việc tăng giá thức ăn chăn nuôi liên tục, khiến cho việc tái đàn càng trở nên khó khăn.
- Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Trình độ chăn nuôi của người dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn và chăn nuôi tập trung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp càng lớn, do vậy, khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng tốt hơn. - Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nắm bắt và dự báo tình hình thị trường. Ở nước ta, hệ thống thông tin còm kém phát triển, nên đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành trong đó có cả ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp và ngành chăn nuôi.
- Hệ thống sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cao sản còn rất kém. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Ở nước ta, giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, do vậy, làm cho lợi nhuận của ngành chăn nuôi vẫn còn rất thấp [9], từ đó, ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Uy tín của các công ty được thể hiện thông qua chất lượng hàng hoá (thương hiệu sản phẩm), giá cả, bao bì, chính sách bán hàng... Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngay cả ở hịên tại và trong tương lai.
- Giá cả sản phẩm đầu ra và lợi nhuận của ngành chăn nuôi là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và đây cũng là yếu tố quyết định cho sự phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nếu giá cả sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi ổn định và đem lại lợi nhuận cho ngành chăn
nuôi, thì sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Nếu giá cả đầu ra của ngành chăn nuôi không ổn định, chăn nuôi không có hiệu quả (không có lãi) thì khả năng đầu tư cho ngành chăn nuôi sẽ bị hạn chế và sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
2.1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh đe dọa trực tiếp đến đầu ra của thị trường thức ăn gia súc
- Cơ chế, chính sách của nhà nước: Chính sách thuế với nguyên vật liệu nhập khẩu, Cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất…
- Sự cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài trong quá trình hội nhập WTO… Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ 1/1/2010, thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi bắt đầu giảm. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn.
Cụ thể, thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam đã được cắt giảm so với mức thuế trước đó từ 1-6%, trong đó mức giảm chủ yếu là 2-3%.Cũng từ thời điểm 1/1/2010, các mặt hàng có trong Biểu thuế ưu đãi nhập khẩu từ Australia, New Zealand, Brunei, Myanmar, Singapore được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu đến Việt Nam, thỏa mãn quy tắc về xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương, sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi của Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) trong năm 2010 và 2011, đối với gia cầm nhập khẩu là 5%; thịt trâu, bò tươi, đông lạnh 15%; thịt lợn tươi, đông lạnh 25%; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của trâu, bò 15%; phụ phẩm của gia cầm 20%; cá các loại từ 25- 30%...Do 50% giá trị nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải nhập khẩu, cộng thêm mức thuế cao đã khiến cho giá thức ăn chăn nuôi trong nước cao hơn so với các nước trong khu vực khoảng 10-15%.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu : Năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm hạn chế phát triển chăn nuôi. Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận
lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc, gia cầm..