Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận về chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
2.1.7. Nội dung phân tích chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
2.1.7.1. Phân tích cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn ngân sách
Phân tích cơ cấu chi ĐTXDCB theo nguồn ngân sách là phân tích tỷ lệ các nguồn vốn được nhà nước huy động để chi cho ĐTXDCB từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của việc huy động từng nguồn vốn cụ thể để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn dành cho chi ĐTXDCB. Để phân tích được cơ cấu các nguồn vốn ta cần tìm hiểu những nội dung cơ bản sau:
- Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tích luỹ của nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp cho chủ đầu tư thực hiện các công trình theo kế hoạch hàng năm. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
- Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
- Ngân sách địa phương là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêu của chính quyền địa phương. Ngân sách địa phương là nguồn lực để chính quyền địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của xã hội, cùng với NSTW góp phần phát triển kinh tế của cả nước. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Bản chất của ngân sách địa phương là các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương, giữa chính quyền địa phương với các chủ thể khác như tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước và các cấp chính quyền địa phương với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ
ngân sách địa phương.
- Ngân sách nhà nước ở huyện là cấp ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 6: "Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.”
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Nguồn thu ngân sách địa phương được liệt kê tại Điều 37 Luật ngân sách nhà nước năm 2015, cụ thể như sau:
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Thuế môn bài;
c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp; d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
đ) Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này;
e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
g) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; h) Lệ phí trước bạ;
i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
l) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
m) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý;
n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
o) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
p) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
q) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;
r) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;
s) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
t) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
u) Thu kết dư ngân sách địa phương;
v) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
3. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
4. Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.” Như vậy ngân sách địa phương được thu từ các nguồn kể trên. Ngân sách của huyện nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn của huyện đó.
2.1.7.2. Phân tích cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản theo mục lục ngân sách
Phân tích cơ cấu chi ĐTXDCB theo mục lục ngân sách là phân tích tỷ lệ các mục, tiểu mục trong tổng chi ĐTXDCB từ đó đánh giá được cơ cấu chi đầu tư cho các mục chi cụ thể để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn dành cho chi ĐTXDCB. Để phân tích được cơ cấu chi ĐTXDCB ta cần
tìm hiểu những nội dung Mục và Tiểu mục chi đầu tư xây dựng cơ bản tại bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Mục và Tiểu mục chi đầu tư xây dựng cơ bản Mã số Mục
Mã số Tiểu mục
TÊN GỌI
Tiểu nhóm 0136 Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Mục 9200 Chi chuẩn bị đầu tư
Tiểu mục 9201 Chi điều tra, khảo sát 9202 Chi lập dự án đầu tư
9203 Chi tổ chức thẩm định dự án
9204 Chi đánh giá tác động của môi trường 9249 Chi phí khác
Mục 9250 Chi bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
Tiểu mục 9251 Chi đền bù đất đai và các tài sản trên đất 9252 Chi thực hiện tái định cư
9253 Chi tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng
9254 Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có) 9255 Chi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có)
9299 Khác
Mục 9300 Chi xây dựng
Tiểu mục 9301 Chi xây dựng các công trình, hạng mục công trình 9302 Chi phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ
9303 Chi san lấp mặt bằng xây dựng
9304 Chi xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công
9305 Chi xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
9349 Chi khác
Mục 9350 Chi thiết bị
Tiểu mục 9351 Chi mua sắm thiết bị công nghệ
9352 Chi lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị 9353 Chi đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có) 9354 Chi phí vận chuyển, bảo hiểm
9355 Thuế và các loại phí liên quan 9399 Khác
Mục 9400 Chi phí khác
Tiểu mục 9401 Chi phí quản lý dự án
9402 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
9403 Lệ phí cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng Nguồn: Bộ Tài chính (2016)
hệ thống tổ chức nhà nước, lĩnh vực chi NSNN, ngành kinh tế và các mục đích kinh tế - xã hội do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính thuộc khu vực nhà nước.
Phân loại mục lục NSNN theo Chương là phân loại dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được giao tổ chức, quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức đó đối với NSNN. Trong các Chương, có một số Chương đặc biệt dùng để phản ánh nhóm tổ chức, nhóm cá nhân có cùng tính chất, nhưng không thuộc cơ quan chủ quản.
Loại dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực chi ngân sách được quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật Ngân sách nhà nước. Khoản là phân loại chi tiết của Loại, dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế quốc dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hạch toán phân bổ dự toán NSNN theo Loại, Khoản phù hợp với nội dung dự toán được giao và tính chất hoạt động được bố trí chi ngân sách. Đối với dự án đầu tư thì căn cứ công năng chính của dự án để xác định Loại, Khoản phù hợp. Khi hạch toán chi NSNN, chỉ hạch toán mã số Khoản theo đúng nội dung phân loại, căn cứ mã số Khoản để xác định khoản chi ngân sách thuộc Loại tương ứng.
2.1.7.3. Phân tích cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư
Về lĩnh vực đầu tư, ĐTXDCB của nhà nước thường nhằm vào lĩnh vực ít được thương mại hoá, không thu hồi vốn ngay, ít có tính cạnh tranh như:
*Lĩnh vực giao thông bao gồm các công trình sau:
1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà.
2. Công trình đường sắt: đường sắt cao tốc và cận cao tốc; đường sắt đô thị, đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm (Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương.
3. Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
5. Công trình đường thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, ...); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đường thủy chạy tàu (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào).
6. Công trình hàng hải: bến cảng biển; công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà...); luồng hàng hải (chạy tàu 1 chiều); công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).
7. Các công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công trình nổi trên biển; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển; đèn biển, đăng tiêu.
8. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay).
* Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các công trình sau: 1. Công trình thủy lợi: hồ chứa nước; đập ngăn nước (bao gồm đập tạo hồ, đập ngăn mặt, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối.v.v..tràn xả lũ; cống lấy nước, cống tiêu nước, cống xả nước; kênh, đường ống dẫn nước; đường hầm thủy công; trạm bơm tưới-tiêu và công trình thủy lợi khác.
2. Công trình đê điều: đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên đê, trong đê và dưới đê.
3. Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.
* Lĩnh vực văn hóa xã hội bao gồm các công trình: Công trình giáo dục; Công trình y tế; Công trình thể thao; Công trình văn hóa; Công trình thương mại và dịch vụ; Công trình thông tin liên lạc, viễn thông...
* Lĩnh vực quản lý nhà nước gồm các công trình, trụ sở cơ quan... * Lĩnh vực khác gồm các ông trình hạ tầng kỹ thuật như:
1. Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch; trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng áp); bể chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch).
2. Công trình thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.
a) Công trình xử lý chất thải rắn thông thường: trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;
b) Công trình xử lý chất thải nguy hại. 5. Công trình khác:
a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phát sóng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (cáp chôn trực tiếp dưới lòng đất, cáp trong cống bể, cáp dưới đáy biển, cáp dưới đáy sông, cáp treo); công trình xây dựng lắp đặt cột bê tông (loại cột như trên) để treo các loại cáp thông tin;
b) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; c) Công viên, cây xanh;
d) Bãi đỗ ô tô, xe máy: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi; đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật.
2.1.7.4. Phân tích quy trình chi đầu tư xây dựng cơ bản, công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu và tạm ứng thanh toán vốn đầu tư công
Khi có kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư chủ động lập nhiệm vụ thiết kế để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt, căn cứ theo quy mô cấp công trình báo cáo người quyết định đầu tư theo phân cấp để lựa chọn nhà thầu tư vấn theo quy định. Triển khai lập dự án quy hoạch báo cáo kinh tế kỹ thuật. Trình thẩm định, phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định.
* Công tác lựa chọn nhà thầu, đấu thầu, chỉ định thầu: Bao gồm một số nội dung sau:
- Hình thức đấu thầu rộng rãi: Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
- Hình thức đấu thầu hạn chế: Được áp dụng trong các trường hợp sau: +Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu.
nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Hình thức chỉ định thầu: được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Các công trình có giá trị xây lắp dưới 1 tỷ, giá trị mua sắm hàng hóa dưới 100 triệu, giá trị chi phí tư vấn dưới 500 triệu đồng.
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay. + Gói thầu theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật, cấp bách vì lợi ích quốc gia.
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác.
* Thực hiện đầu tư. Gồm các bước sau:
- Bàn giao mặt bằng, khởi công xây dựng công trình - Thi công xây dựng công trình
- Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
* Thanh toán vốn đầu tư gồm một số nội dung như sau:
- Đối với dự án hoặc các gói thầu xây lắp thực hiện hình thức chỉ định thầu, thì việc thanh toán vốn đầu tư căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện được