Định hướng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện quỳnh phu tỉnh thái bình (Trang 101 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi đầu tư xây dựng

4.2.1. Định hướng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa

bàn huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2016-2020

Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XV đã đưa ra phương hướng của huyện: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, quyết tâm xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững ổn định chính trị – xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính; khai thác mọi nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững phấn đấu hòan thành tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và đến năm 2020 Quỳnh Phụ có nền nông nghiệp, công nghiệp theo hướng hiện đại”

Tại báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra các mục tiêu chủ yếu về kinh tế:

Tổng giá trị sản xuất tăng từ 8,5% năm trở lên (khu công nghiệp tăng 2,19%, các lĩnh vực còn lại tăng 10,77%). Trong đó: giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,5%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 10,23% năm (trong đó khu công nghiệp 2,19%, công nghiệp địa phương 15,51%, ngành xây dựng 16,37%; dịch vụ thương mại tăng 8,8%/ năm trở lên).

Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: nông, lâm nghiệp, thủy sản: 19%; công nghiệp, xây dựng cơ bản 65% (trong đó khu công nghiệp 21%, lĩnh vực khác 44%; thương mại dịch vụ 16%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 106 triệu đồng/người. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 5.779 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 32,6 triệu USD. Thu ngân sách (trừ tiền sử dụng đất) tăng bình quân 10%/năm. 100% xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Phấn đấu huyện đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trước năm 2020.

4.2.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Quỳnh Phụ

4.2.2.1. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tăng cường công tác quản lý, điều hành ngân sách

Một trong những nguyên nhân của tình trạng đầu tư dàn trải, phát sinh nợ trong công tác chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN phải kể đến là công tác huy động nguồn vốn. Để giải quyết vấn đề này, ngay từ năm 2019 huyện Quỳnh phụ cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và chi ĐTXDCB nói riêng. Huyện cần xây dựng cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia vào hoạt động đầu tư để vốn NSNN chỉ tập trung cho các công trình trọng điểm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Vốn NSNN chỉ hỗ trợ là chất xúc tác cho các nguồn vốn khác tham gia đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Tăng cường thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT đồng thời quản lý bảo đảm chất lượng, tiến độ của dự án bằng các văn bản, quy định chi tiết. Tháo gỡ kịp thời mọi rào cản, khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Thực hiện chi ngân sách theo dự toán, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy định hiện hành, chủ động điều hành đảm bảo cân đối NSĐP, tổ chức chi ngân sách theo dự toán được hội đồng nhân dân thông qua và khả năng thu ngân sách địa phương, nhất là các khoản chi đầu tư phát triển gắn với tiến độ một số nguồn thu (thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết,...). Việc sử dụng nguồn vốn dự phòng được thẩm định và quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng mục đích, tránh lãng phí, không phát sinh sử dụng ngoài quy định. Chủ động dành nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTXDCB cấp bách phát sinh, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, bổ sung từ ngân sách cấp trên. Bố trí kế hoạch vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách và tài sản công, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

4.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý chi phí dự án, quản lý đúng nội dung chi theo mục lục ngân sách

Trong điều kiện thực tiễn hiện nay tại huyện Quỳnh Phụ việc tăng cường quản lý các chi phí thuộc dự án ĐTXDCB đang trở lên hết sức cần thiết và cần được đẩy mạnh thực hiện. Việc quản lý tốt các chi phí theo đúng nội dung chi

của mục lục ngân sách sẽ giúp kiểm soát và khống chế chi phí đảm bảo cho dự án đạt hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội, tiết kiệm được vốn đầu tư. Để quản lý tốt các chi phí theo đúng các nội dung chi của mục lục ngân sách cần làm tốt những việc sau:

Một là, lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực: Giải pháp thiết kế, quy mô công nghệ, lựa chọn vật liệu, kết cấu xây dựng, lựa chọn thiết bị... có ảnh hưởng lớn đến chi phí của dự án. Để giải quyết vấn đề này cần nâng cao công tác thẩm định, phê duyệt dự án, việc lựa chọn nhà tư vấn phải được chú trọng. Kiên quyết không sử dụng đơn vị tư vấn kém, chỉ sử dụng đơn vị tư vấn thực sự có năng lực chuyên môn

Hai là, nâng cao chất lượng thẩm tra hồ sơ thiết kế dự toán, đặc biệt đối với dự án lớn. Tránh để xảy ra tình trạng tính sai khối lượng, áp sai đơn giá, bỏ sót hạng mục... từ đó đảm bảo tính chính xác của dự toán.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu: Đấu thầu là một cách rất tốt để kiểm soát và tiết kiệm các chi phí của dự án cần lựa chọn linh hoạt các hình thức đấu thầu để lựa chọn những nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm và có giá dự thầu tiết kiệm nhất.

Bốn là, kiểm soát tốt các chi phí, phải thực hiện khống chế khối lượng theo các khoản mục chi phí như: giá trị quyết toán chi phí xây lắp, giá trị quyết toán chi phí mua ắm lắp đặt thiết bị, giá trị quyết toán chi phí tư vấn, giá trị quyết toán chi phí khác... Để kiểm soát được cần đối chiếu khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo thiết kế, đối chiếu khối lượng phát sinh được thanh toán và không được thanh toán. Phân tích, so sánh để loại bỏ khối lượng chênh lệch. Tìm nguyên nhân tăng giảm. Kiểm tra, đối chiếu với giá trị hợp đồng. Phân tích giá thành xây dựng...

4.2.2.3. Tăng cường công tác đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên mọi lĩnh vực

Qua phân tích thực trạng chi đầu tư XDCB tại huyện Quỳnh Phụ ta nhận thấy cơ cấu chi ĐTXDCB giữa các ngành trên địa bàn huyện còn chưa hợp lý. Huyện chủ yếu tập trung vốn đầu tư và lĩnh vực giao thông (chiếm trên 80%) trong khi các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng chi ĐTXDCB tại huyện. Cơ cấu đầu tư trong nội bộ các lĩnh vực còn chưa hợp lý. Lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu đầu tư vào hệ thống thủy lợi, trạm bơm. Lĩnh vực giao thông chủ yếu

đầu tư vào hệ thống cầu đường. Bên cạnh đó, qua phân tích số liệu ta thấy chưa có sự gắn kết giữa chi ĐTXDCB và chi thường xuyên (đảm bảo trang thiết bị, vận hành, duy tu, bảo dưỡng...). Để giải quyết vấn đề này tác giả đề xuất một số nội dung sau:

- UBND huyện cần tập trung mọi nguồn lực để bố trí kế hoạch đầu tư công nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của huyện; gắn việc xây dựng kế hoạch đầu tư công với việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế và đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên mọi lĩnh vực.

- Việc chi ngân sách luôn được quan tâm, giám sát và điều hành theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tăng chi cho đầu tư phát triển. Bố trí vốn ngân sách nhà nước và tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các dịch vụ công, nhất là lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình, dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn.

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư công gắn với việc tự chủ tự chịu trách nhiệm của từng cấp từng ngành. Các ngành cần chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển trong ngành từ đó có sự điều hành chặt chẽ hơn.

4.2.2.4. Nâng cao quản lý chất lượng dự án, tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng công trình trên địa bàn huyện đã dành được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân. Tuy vậy bên cạnh nhữn công trình đạt chất lượng vẫn còn tồn tại những công trình kém chất lượngkhông đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp cần thực hiện ngay như sau:

Thứ nhất cần tăng cường chất lượng công tác quản lý, giám sát công tác khảo sát, thiết kế. Kiên quyết lựa chọn đơn vị khảo sát, thiết kế có đủ năng lực, nhân sự, máy móc, thiết bị. Nhiệm vụ khảo sát, các giải pháp kỹ thuật thiết kế được lập cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tế hiện trạng công trình tuân thủ quy hoạch, tiêu chuẩn, đúng quy trình, quy định của các văn bản hiện hành về công

tác khảo sát thiết kế. Các giải pháp kỹ thuật, quy mô công nghệ phải là sản phẩm do đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất thông qua việc tính toán khoa học. Mọi ý kiến của chủ đầu tư, các cấp quản lý chỉ mang tính chất định hướng.

Cần quan tâm tới cơ quan chuyên môn quản lý về xây dựng, bổ sung, nâng cao năng lực của đơn vị thực hiện thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán (như phòng Kinh tế và hạ tầng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn...) theo hướng thực hiện chuyên sâu. Trong từng bộ phận bố trí cán bộ quản lý, thẩm định từng loại công trình.

Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Lựa chọn các nhà thầu đề xuất chi tiết các nội dung như giải pháp kỹ thuật thi công, công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kế hoạch huy động máy móc thiết bị phục vụ thi công, kế hoạch cung cấp vật tư, nhân sự, kế hoạch huy động nguồn lực tài chính...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư XDCB. Không tiến hành thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kéo dài. Thanh tra một lần nhưng kiên quyết xử lý các vi phạm nếu có.

Tổ chức kiểm tra các dự án có tiến độ thực hiện chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, đề xuất, tham mưu cấp cáo thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư công đã phân bổ cho các dự án khác có khối lượng thực hiện nhưng còn thiếu vốn bố trí.

Triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm đề xuất xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, thanh toán vốn. Kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ.

4.2.2.5. Giải pháp hỗ trợ

Ngoài bốn giải pháp đã nêu trên, để nâng cao chất lượng công tác quản lý chi ĐTXDCB trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ cần có các giải pháp hỗ trợ sau:

Một là Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả, sử dụng vốn đầu tư công

* Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công.

các ban ngành rà soát lại các dự án, trong đó dừng, giãn, hoãn tiến độ và cắt giảm các dự án chưa thực sự cấp thiết; không triển khai các dự án mới khi chưa bố trí đủ vốn để thanh toán nợ XDCB giai đoạn 2016- 2020.

Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư; đối với các dự án khởi công mới, các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt; chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn và sau khi đã bố trí nguồn thanh toán hết nợ XDCB.

Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng theo cơ chế giao và điều hành ngân sách của huyện, theo đó, nhà thầu thi công không được thực hiện quá mức vốn đã được bố trí cho từng dự án; thủ trưởng đơn vị nào để xảy ra việc thực hiện quá mức vốn đã được bố trí, gây phát sinh thêm nợ đọng XDCB sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND huyện và trước pháp luật về Đầu tư công.

Đối với các nguồn vốn phát sinh ngoài kế hoạch đầu tư công của cấp huyện sẽ ưu tiên tập trung tối đa cho việc trả nợ XDCB; không bố trí cho dự án mới khi chưa trả hết nợ XDCB. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp huyện, trong đó, dành vốn tối đa kế hoạch đầu tư công các năm 2019, 2020 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, chủ động bán đấu giá từ nguồn thu sử dụng đất để thanh toán nợ XDCB cho các công trình.

* Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả, sử dụng vốn đầu tư công.

- Đối với kế hoạch vốn năm trước được phép kéo dài sang năm kế hoạch: khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thực hiện giải ngân đạt 100% trước ngày 31/12 hàng năm.

- Đối với kế hoạch vốn năm kế hoạch:

+ Dự án khởi công mới: Khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định, tổ chức đấu thầu thi công xây dựng, UBND huyện sẽ xem xét cắt giảm, điều chuyển kế hoạch vốn năm kế hoạch đối với các dự án thuộc các trường hợp sau:

. Đến ngày 31/7 không đảm bảo các thủ tục đầu tư theo quy định.

+ Dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng: các chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành gửi cơ quan tài chính thẩm định, trình phê duyệt theo thẩm quyền phê duyệt.

+ Dự án chuyển tiếp: các chủ đầu tư đôn đốc các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, nhất là các công trình trọng điểm; tổ chức nghiệm thu, lập thủ tục giải ngân vốn đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng thời gian quy định. Đối với các dự án chuyển tiếp đã được bố trí kế hoạch vốn trong dự toán đầu năm có tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9 dưới 50% so với kế hoạch giao thì sẽ không bố trí kế hoạch vốn năm tiếp theo, giao cho phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu UBND huyện xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện quỳnh phu tỉnh thái bình (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)