3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20030’ đến 20045’ vĩ độ Bắc và 106010’ đến 106025’ kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên 20.998,50 ha và hai hệ thống sông chính là sông Luộc, sông Hóa dài 36 km chảy qua phía Bắc và phía Đông của huyện dẫn nước vào các sông nội đồng. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng với ranh giới là sông Hóa;
- Phía Tây giáp huyện Hưng Hà;
- Phía Nam giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy;
- Phía Bắc giáp huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Luộc.
Phía Tây Bắc, dọc theo đường ĐT.396B, qua Cầu Hiệp là tỉnh Hải Dương. Phía Đông Bắc, theo Quốc lộ 10, qua cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Riêng thị trấn Quỳnh Côi là nơi giao nhau của 3 trục tỉnh lộ, đó là ĐT.455, ĐT.396B, ĐT.452 tạo thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của huyện (xem hình 3.1)
Quỳnh Phụ là huyện có vị trí chiến lược của tỉnh Thái Bình với hai cửa ngõ quan trọng thông thương với các tỉnh bạn. Phía Tây Bắc dọc theo tỉnh lộ 217, qua bến Hiệp là tỉnh Hải Dương. Phía Đông Bắc, theo Quốc lộ 10, qua Cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Vì vậy Quỳnh Phụ có ưu thế về giao lưu, trao đổi hàng hóa, thiếp thu khoa học công nghệ, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh cho mục tiêu phát triển KTXH cuả huyện.
Hình 3.1 Bản đồ huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng những mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2016-2018
STT Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
Tổng giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu ngành kinh tế (%) Tổng giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu ngành kinh tế (%) Tổng giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu ngành kinh tế (%) Năm 2017/ 2016 Năm 2018/ 2017 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 19.142 100,0 20.956 100,0 23.156 100,0 109,5 110,5 109,9 1 Khu vực Nông - Lâm - Thủy sản 4.215 22,0 4.546 21,7 4.865 21,0 107,8 107,0 107,4 2 Khu vực Công nghiệp
- Xây dựng
12.042 62,9 13.232 63,1 14.769 63,8 109,9 111,6 110,7 4 Khu vực Thương mại
dịch vụ
2.885 15,1 3.178 15,2 3.523 15,2 110,2 110,8 110,5 Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ (2019)
Qua bảng 3.1 cho ta thấy tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2018 tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình tăng bình quân 9,9% trong đó khu vực công nghiệp- xây dựng tăng cao nhất (bình quân mỗi năm tăng 10,7%) cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện (từ 62,9% năm 2016 lên 63,8% năm 2018), điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất phi nông nghiệp, đất hạ tầng tăng lên. Do những năm qua trên địa bàn huyện đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư xây dựng sản xuất các mặt hàng như: giày da, may mặc, sản xuất đồ gỗ, chế biến nông sản, sản xuất thép cán và phôi thép….đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân.
Ngày 24/9/2017, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 2239/QĐ- UBND về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020. Theo đó, giá trị sản xuất bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 93,8 triệu đồng (năm 2020). Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 8-9 nghìn lao động (giai đoạn 2011-2020). Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp xuống còn 32% (năm 2020). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ
lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn là 90% (năm 2020). Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3% ( năm 2020). Hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học, 100% các trường được kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia (năm 2020). Tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 13% (năm 2020). Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Đẩy mạnh phong trào thể cụ thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao. Chất thải rắn trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt được thu gom và được xử lý bằng công nghệ thích hợp đạt 100% (năm 2020). Xây dựng trạm quan trắc về môi trường. 100% xã , thị trấn có đội tự quản về vệ sinh môi trường. 100% hộ gia đình trong khu dân cư của huyện thực hiện nội quy, cam kết bảo vệ môi trường.
Để tổ chức có hiệu quả Quy hoạch trên, UBND huyện Quỳnh Phụ đã công bố công khai quy hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu và định hướng quy hoạch bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các dự án đầu tư phù hợp trong kế hoạch 5 năm, hàng năm của huyện. Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác để đảm bảo sự phát triển tổng thể và đồng bộ, ưu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội tạo động lực cho các ngành , các lĩnh vực để nhanh chóng phát huy hiệu quả quy hoạch đã được phê duyệt bằng các chương trình, dự án đầu tư trên đại bàn huyện. Cụ thể:
* Lĩnh vực nông nghiệp:
Nông nghiệp là nhóm ngành có lợi thế phát triển và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.
Xác định vị trí quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong hoạt động kinh tế của huyện, trong việc đảm bảo an ninh lương thực và hướng mạnh ra xuất khẩu, trong những năm qua được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt được những thành quả nhất định trên các mặt. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa các loại cây trồng...theo chiều hướng tốt đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp. Để đạt được kết quả đó là do sản xuất lương thực đã được chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lượng cao đưa vào sản xuất. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản năm 2015 đạt 3.909,30 tỷ đồng tăng bình quân 4,79% so với năm 2010.
Huyện Quỳnh Phụ đã và đang thực hiện tái cơ cấu lại ngành trồng trọt, đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, duy trì và phát triển giá trị sản xuất cây vụ đông là thế mạnh của huyện. Trong 5 năm qua huyện Quỳnh phụ đã ban hành các cơ chế về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, thực hiện việc tích tụ ruộng đất. Đến hết năm 2018 có 14 xã đạt diện tích tích tụ từ 2 ha trở lên với tổng diện tích là 219,4 ha (có 10 hộ ở 6 xã có diện tích tích tụ từ 5 ha trở lên)
*Lĩnh vực chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi trang trại. Toàn huyện huyện đến hết tháng 11 năm 2018 có 251 trang trại tăng 51 trang trại so với năm 2015. Đặc biệt mô hình nuôi cá lồng phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao (năm 2018 có 337 lồng, tăng 272 lồng so với năm 2015)
*Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng:
Công nghiệp-TTCN: Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về đất đai, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cả về số lượng và quy mô với các sản phẩm chính như may xuất khẩu, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ giấy, kim loại... Một số làng nghề hoạt động hiệu quả đóng góp tích cực vào sản xuất CN, TTCN thu hút hàng nghìn lao động nông nhàn tại các địa phương. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, xây dựng năm 2015 đạt 9.948,90 tỷ đồng, tăng bình quân 4,43% so với năm 2010. Quỳnh Phụ đã mở rộng phát triển các khu, cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư như:
- Cụm công nghiệp Quỳnh Giao có quy mô 61,367 ha tính chất cụm công nghiệp gồm ngành nghề: Chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh xăng dầu, khách sạn, sản xuất đồ gỗ và kho bãi.
- Cụm công nghiệp Đông Hải với diện tích 50,895 ha tính chất cụm công nghiệp gồm ngành nghề: dệt may, điện tử, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. Cụm công nghiệp này gồm 04 phân khu với diện tích xây dựng nhà máy từng khu từ 9,1 đến 9,7 ha.
- Cụm công nghiệp Quỳnh Côi với quy mô 32,4 ha. Tính chất của cụm công nghiệp gồm các ngành nghề: chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ.
- Cụm công nghiệp Đập Neo với quy mô 15,22 ha. Tính chất của cụm công nghiệp gồm các ngành nghề: chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ.
- Cụm công nghiệp Qúy Ninh với diện tích 13,1 ha. Tính chất của cụm công nghiệp gồm các ngành nghề: chế biến lương thực, chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ.
Xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới, đã ban hành văn bản chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về xây dựng (đặc biệt là các công trình tôn giáo tín ngưỡng), trong đó chú trọng công tác cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế, dự toán công trình, quản lý chất lượng và nghiệm thu quyết toán công trình. Các dự án xây dựng và giao thông được thực hiện đảm bảo chất lượng, đúng quy định.
* Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân; các sản phẩm, mặt hàng tăng về số lượng, chủng loại, chất lượng đảm bảo; các ngành dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông tiếp tục được mở rộng, nâng cấp. Công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được chú trọng. Hệ thống chợ nông thôn tiếp tục được quy hoạch, xây dựng và nâng cấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua bán của nhân dân. Huyện Quỳnh Phụ đã tập trung phát triển các chợ thương mại, siêu thị như chợ Vĩnh Trà- thị trấn An Bài, chợ Quỳnh Côi- thị trấn Quỳnh Côi, chợ đầu mối nông sản tại xã Quỳnh Hải. Nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới đối với các địa phương đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo phối hợp tổ chức tập huấn: “Ứng dụng Thương mại điện tử” cho cán bộ một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cán bộ công thương các xã, thị trấn trong huyện. Bên cạnh đó, Quỳnh Phụ đang thực hiện dự án Cụm Bến Tượng để hoàn thiện và phát triển tuyến du lịch văn hóa tâm linh gắn với lễ hội truyền thống (Đền Đồng Bằng – An Lễ, Đền A Sào- An Thái, đền Lộng Khê – An Khê, đền La Vân - Quỳnh Hồng)
Trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, huyện vẫn tiếp tục đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện của huyện Quỳnh Phụ.
3.1.3. Tình hình dân số, lao động
* Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số huyện Quỳnh Phụ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 là 232.035 người, được phân bố ở 38 xã, thị trấn. Mật độ dân số trung bình 1.154 người/km2.
Dân số tập trung không đều, đông nhất là xã Quỳnh Hồng với hơn 11 nghìn người; đơn vị có số dân số thấp nhất là xã Quỳnh Châu với hơn 3 nghìn người.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,72%.
* Lao động, việc làm
Toàn huyện có số lao động trong độ tuổi 116.017 người; số người lao động thực tế 118.337 người. Phân theo ngành, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 54,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 32,7%, lao động thương mại dịch vụ chiếm 13,1%.
* Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định. Cụ thể
- Thu nhập bình quân năm 2018 đạt 33,2 triệu đồng/người/năm. - Sản lượng lương thực đạt 172,9 nghìn tấn.
- Lương thực bình quân 735kg/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 4,20%
3.1.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, bằng nội lực của địa phương cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành và được sự đồng thuận của nhân dân, huyện Quỳnh Phụ đã từng bước hoàn hiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua 3 lần tiếp nhận xi măng (Xi măng Duyên Hà 87,5 tấn; Xi măng Vissai 30,5 tấn; xi măng Công Thanh 18,4 tấn) do UBND tỉnh hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cho 36/38 xã, thị trấn trên toàn huyện nhiều công trình kênh mương, trường học, trạm y tế, sân vận động, đường giao thông, trụ sở HĐND-UBND... đã được xây mới và đưa vào sử dụng làm thay đổi toàn diện cơ
sở hạ tầng trên toàn huyện. Đến 31/12/2018 huyện Quỳnh Phụ có 31/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
*Hệ thống giao thông
Các tuyến đường chính của huyện gồm: Mạng lưới giao thông đường bộ tương đối dày với các tuyến đường chính là Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 451, 452, 455, 396B và hệ thống đường huyện lộ, đường nội thị và đường xã với tổng chiều dài trên 1.200 km trong đó:
- Đường quốc lộ: quốc lộ 10 chạy qua huyện dài 11 km từ Km58 (Cầu Nghìn - thị trấn An Bài) đến Km69 (Ngã Ba Đợi- xã Đông Hải)
- Đường Thái Bình – Hà Nam nối với đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ - Đường tỉnh lộ: Tổng cộng qua huyện gồm 4 tuyến dài 50 km.
+ Đường ĐT.396B (tên cũ là đường 217) dài 14 km từ Km12 (bến Hiệp, xã Quỳnh Giao) đến Km26 (Ngã Ba Đợi)
+ Đường ĐT.451 (đường trục phố cũ thị trấn Quỳnh Côi) dài 1,2 km từ Ngã Tư Bạt qua ngã tư cầu Tây đến Ngã Ba cống ông Sắt giao vào đường tỉnh 396B.
+ Đường ĐT.452 (tên cũ là đường 224) dài 9 km từ Km0 thị trấn Quỳnh Côi đến Km9, xã Quỳnh Ngọc.
+ Đường ĐT.455 (tên cũ đường 216) dài 26 km từ Km9 (xã Quỳnh Nguyên) đến Km35 (xã Đồng Tiến)
- Đường huyện lộ: Tổng số đường huyện gồm 17 tuyến được đánh số từ ĐH.72 đến ĐH.84, tổng chiều dài 78,6 km toàn bộ đã được rải đá láng nhựa. Đường tương đương tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng: 2,6 km có mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 8 – 9 m còn lại 74 km chỉ gần tương đương với đường cấp V đồng bằng có mặt đường 3 – 4 m, nền đường 4 – 5 m.
- Đường đô thị: Tổng chiều dài 8,7 km trong nội 2 thị trấn Quỳnh Côi và