Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng về chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ
Giai đoạn 2016-2018 căn cứ quy định của Luật đầu tư công, UBND huyện Quỳnh Phụ đã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn từ nguồn thu để lại chưa đưa vào cân đối ngân sách huyện (như tiền tăng thu do đấu giá quyền sử dụng đất được chia theo tỷ lệ phân cấp nguồn thu). Nguồn vốn dành cho chi đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Quỳnh Phụ ngày càng lớn từ 45.771 triệu đồng năm 2016 lên 104.665 triệu đồng năm 1017 và 131.419 triệu đồng năm 2018. Nhìn chung, các dự án được triển khai giai đoạn 2016-2018 bao gồm các dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời đã xử lý vấn đề phát sinh phục vụ yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ chính trị, xây dựng nông thôn mới của huyện.
Từ năm 2016 huyện Quỳnh Phụ thực hiện theo phân cấp tại Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 của UBND tỉnh Thái Bình về quy định phân cấp quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó:
- UBND huyện được quyết định các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của huyện sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- UBND huyện quyết định đầu tư các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ.
Việc phân cấp, ủy quyền qua từng năm đã phát huy những tác dụng nhất định như tăng dần thẩm quyền quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB, làm cho việc giải quyết các thủ tục đầu tư các dự án nhanh hơn, nâng cao khả năng quản lý đầu tư và xây dựng của các cấp chính quyền cơ sở.
Tuy nhiên phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng về cơ bản mới là việc phân cấp, ủy quyền trong thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư mà chưa gắn liền với nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; làm cho chính quyền huyện chưa thật chủ động, năng động; chưa tích cực khai thác
nguồn thu và tinh thần tự chịu trách nhiệm chưa cao; phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp từ ngân sách cấp trên.
Bên cạnh việc sử dụng ngân sách để chi ĐTXDCB, huyện Quỳnh Phụ đã dành phần lớn kinh phí để đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương (chi thường xuyên).
Số liệu tổng hợp trong Bảng 4.1 cho thấy trong giai đoạn 2016 -2018, huyện Quỳnh Phụ dành phần lớn ngân sách nhà nước (khoảng hơn 68% hàng năm) để chi thường xuyên và khoảng 30% để chi đầu tư phát triển. Đối với chi ĐTXDCB, ngân sách huyện chỉ dành khoảng 10-20% để đầu tư. Tuy nhiên, Tỷ lệ chi ĐTXDCB tăng đều qua các năm, từ chiếm 9,3% tổng chi NSNN năm 2016 tăng lên 15,2% tổng chi NSNN năm 2017 và 18,9% tổng chi NSNN năm 2018. Ba năm qua, Huyện Quỳnh Phụ đã cố gắng giảm tỷ lệ chi thường xuyên và tăng tỷ lệ chi ĐTXDCB trong cơ cấu chi NSNN nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu cơ sở hạ tầng cho huyện. Việc tăng chi ĐTXDCB là một nỗ lực cố gắng của huyện trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Bảng 4.1. Kết quả chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2016-2018
STT chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
giá trị (triệu đồng) cơ cấu (%) giá trị (triệu đồng) cơ cấu (%) giá trị (triệu đồng) cơ cấu (%) Tổng chi NSNN 492.762 100,0 690.361 100,0 693.699 100,0 1 Chi đầu tư phát
triển 102.417 20,8 219.385 31,8 177.524 25,6 - Chi đầu tư XDCB 45.771 9,3 104.665 15,2 131.419 18,9 - Chi sự nghiệp 56.646 11,5 114.720 16,6 46.105 6,6 2 Chi thường xuyên 390.345 79,2 470.976 68,2 516.175 74,4 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳnh Phụ (2019)