Kinh nghiệm quản lý tài chính của bệnh viện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 41)

Nhằm thực hiện cải cách tài chính công trong chương trình tổng thể cải cách

hành chính Nhà nước. Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối

dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP) đã quy định, có 3 loại hình đơn vị sự nghiệp:

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường;

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp; Đơn vị có nguồn thu sự

nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do

ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ (Nguyễn Thị Ngọc Tú, 2013).

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời

gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng,

nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.

Theo dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp y tế

công lập để thay thế Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế hoạt

động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ

khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Nghị định

16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự

nghiệp y tếđược cơ quan có thẩm quyền quyết định phân loại và giao thực hiện

cơ chế tự chủ . Cụ thể là

Mở rộng quyền cho các đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ nhất, theo cơ chế cũ các đơn vị sự nghiệp có thu chỉ được phép sử

dụng nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được coi là kinh phí Nhà nước (viện phí,

phí…). Trong cơ chế tài chính mới, các đơn vị sự nghiệp có thu ngoài nguồn

kinh phí Nhà nước cấp còn được phép vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ

phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, cung ứng dịch vụ và tự

chịu trách nhiệm trả nợvay theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, theo quy định hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp không

được phép mở tài khoản tại ngân hàng. Theo quy định mới, các đơn vị sự nghiệp

có thu được chủ động sử dụng số tiền gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc để phản ánh các khoản thu chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Các khoản kinh

phí Ngân sách Nhà nước vẫn được phản ánh qua tài khoản tại kho bạc.

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước

theo quy định đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Với tài sản cốđịnh dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụđược phép trích khấu hao thu hồi vốn theo

chếđộ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, số tiền trích khấu hao tài sản cố định và số tiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn Ngân sách Nhà

nước thay cho việc phải nộp Nhà nước như hiện nay đơn vị được phép sử dụng tại đơn vịđểđầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bịcho đơn vị.

Thứtư, một điểm mới nữa trong cơ chế quản lý mới là đơn vịcòn được chủ động trong việc sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Đơn vịđược phép thực hiện chếđộ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động phù hợp với khối lượng công việc và khảnăng tài chính của mình. Đồng thời, đơn vị hoạt

động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách theo luật định.

Về các nguồn tài chính Nguồn thu của đơn vị gồm

* Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp : giống như hiện nay, nguồn NSNN bao gồm các khoản kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước; vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế. Có sự thay đổi trong nguồn NSNN cấp là: Nhà nước chỉ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các

đơn vị không tựđảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn vị tự

bảo đảm chi phí sẽ không nhận khoản kinh phí này.

* Nguồn tự thu của đơn vị: gồm phần để lại từ số phí, lệ phí thuộc Ngân

sách Nhà nước do đơn vịthu theo quy định. Mức thu, tỷ lệ nguồn thu để lại đơn

vị sử dụng và nội dung chi theo quy định của Nhà nước. Riêng với các khoản thu thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: thủ trưởng đơn vị quyết định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.

* Nguồn khác: viện trợ, vốn vay tín dụng trong và ngoài nước…

Về chi

Nội dung chi của đơn vị gồm: Chi thường xuyên (chi cho con người lao

động, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn , chi mua sắm và sửa chữa TSCĐ. Một khoản chi nữa được coi như chi thường xuyên là chi cho hoạt

động sản xuất và cung ứng dịch vụ); chi thực hiện đề tài nghiên cứu; Chi tinh giản biên chế; Chi đầu tư phát triển; Các khoản chi khác.

Những điểm mới trong quy định về khai thác và sử dụng các nguồn tài chính là:

Thứ nhất, về định mức chi quản lý hành chính. Theo quy định cũ định mức chi cho quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại…) và chi nghiệp vụthường xuyên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo định mức do Nhà nước

quy định bất kể tính thực tếcũng như hiệu quả của công việc. Điều này đã không

khuyến khích người thực hiện đồng thời cũng gây lãng phí, kém hiệu quả. Theo

cơ chế mới, định mức chi này do chính thủ trưởng đơn vị quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc. Định mức này có thể cao hơn nhưng cũng có thể thấp hơn

mức chi do Nhà nước quy định.

Thứ hai, đổi mới trong việc chi trả lương cho người lao động. Nhà nước khuyến khích đơn vịtăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụđược giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị xác định quỹ lương, tiền công của hoạt

động đơn vị. Trong phạm vi quỹlương này, sau khi thống nhất với tổ chức Công

đoàn và công khai trong đơn vị, thủtrưởng đơn vị quyết định việc chi trả lương

theo chất lượng và hiệu quả công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có

thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì

được hưởng cao hơn. Tiền lương cho mỗi cá nhân ngoài mức lương tối thiểu, hệ

số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp như hiện nay còn được hưởng mức điều chỉnh

tăng thêm cho mỗi cá nhân từ 1- 3,5 lần mức lương tối thiểu.

Về trích lập quỹ

Hàng năm ngoài việc trích lập quỹkhen thưởng, quỹ phúc lợi như hiện nay

đơn vị phải trích lập thêm quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp. Sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn, thủ trưởng đơn vị

quyết định việc trích lập các quỹ theo trình tự sau:

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.

Quỹkhen thưởng: dùng đểkhen thưởng định kỳhay đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quảcông tác và có thành tích đóng góp.

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị,…

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý tài chính tại Bệnh viện đa

khoa huyện Lâm Thao

Đểnâng cao năng lực quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ mới, Bệnh viện

đa khoa huyện Lâm Thao có thể rút ra 1 số bài học kinh nghiệm vận dụng vào quản lý tài chính bao gồm:

Thứ nhất, lập kế hoạch chiến lược: Đây là một quá trình trong đó người lãnh

đạo nhìn thấy được tương lai và triển khai những thủ tục và việc thực thi để cần thiết để đạt tới tương lai đó.

Trong kế hoạch chiến lược người lập phải có cái nhìn bao quát không những chỉ là mục tiêu của bệnh viện mà phải có liên hệ môi trường bên ngoài để hiểu

được lực lượng và xu hướng sẽtác động đến việc hoàn thành kế hoạch đó.

Thứ hai, lập và giám sát kế hoạch ngân sách: Đây là khâu yếu trong hoạt

động quản lý của bệnh viện hiện nay.

Trong cơ chế tự chủ với những khó khăn của công tác quản lý tài chính bệnh viện cần phải lập và giám sát kế hoạch ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng ngân sách một cách kiện toàn vì việc cân đối tài chính là khó khăn

không những về chi phí đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên mà ở cả việc

đảm bảo cơ sở vật chất đểđáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

Thứ ba, cải cách công tác quản lý bệnh viện: Trong công tác chuyên môn, các bệnh viện tổ chức tốt công tác thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào

điều trị nội trú; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chếchuyên môn, y đức; nâng cao kỹ năng

giao tiếp ứng xửvăn hóa nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cần xây dựng kế hoạch hoạt

động theo hướng sát thực, làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệđối với một sốchuyên khoa mũi nhọn; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.

định kỳ các trang thiết bị máy móc; thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ y tế.

Công tác tổ chức hành chính quản trị cần chú trọng triển khai làm tốt công

tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, sắp xếp bố trí nhân lực lao động hợp lý phù hợp tình hình thực tế của bệnh viện; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, duy trì hiệu quả đường dây nóng; giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại của nhân dân, gia đình người bệnh.

Lãnh đạo các bệnh viện cần giao bộ phận kế toán xây dựng và giao chỉ tiêu kế

hoạch viện phí, chỉ tiêu thu các dịch vụhàng năm; tổ chức tốt công tác thu viện phí và dịch vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu ngân sách; rà soát

cân đối xây dựng dự toán các nguồn thu, chi hàng năm; duy trì bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi các hoạt động thường xuyên của bệnh viện; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” và phần mềm “Quản lý bệnh nhân” nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện và quản lý tốt hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân; tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện...

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Bệnh viện tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên bệnh viện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trong công việc; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh; không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, mang lại hiệu quả đích

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)