4.1.1. Thực trạng lập dự toán tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Thao, tỉnh Phú Thọ
4.1.1.1. Lập dự toán nguồn thu của bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
a. Căn cứ lập dự toán nguồn thu của bệnh viện
Bệnh viện đa khoa Lâm Thao đã dựa vào các căn cứ sau để tiến hành xây dựng dự toán thu cho từng năm kế hoạch:
- Phương hướng nhiệm vụ của đơn vị
- Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được - Kinh nghiệm thực hiện các năm trước - Khảnăng ngân sách nhà nước cho phép
- Khảnăng cung cấp của Nhà nước và thịtrường
Dự toán thu là căn cứ để lập dự toán chi, bởi vì trước hết phải xác định được nguồn thu là bao nhiêu và từ đó mới xác định được nguồn chi.
Nguồn thu của bệnh viện chủ yếu là từ các nguồn sau đây:
Thu từ Ngân sách Nhà nuớc cấp: Bệnh viện hoạt động theo hình thức tự chủ một phần kinh phí nên bên cạnh nguồn thu từ viện phí (bệnh viện giữ lại 100%) thì bệnh viện còn được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí để đảm bảo hoạt động của bệnh viện được liên tục, có hiệu quả hơn.
Thu từ viện phí
Khoản thu này liên quan đến số giường bệnh (số giường bệnh càng nhiều thi thu về viện phí sẽ nhiều) và chịu sự ảnh hưởng của giá cả thị trường (như là tiền thuốc, nếu dùng thuốc ngoại mà chất lượng cũng tương tự hoặc có thể cao hơn như thuốc nội, vẫn chữa được bệnh mà giá thuốc cao thì cũng chấp nhận được vì giá thuốc cao thì tiền thu từ thuốc cũng cao).
− Thu trực tiếp − Thu tạm ứng.
− Thu viện phí ra viện.
+ Trong bệnh viện có 2 loại viện phí, đó là − Viện phí bình thường.
− Viện phí miễn phí.
+ Đây là nguồn thu chủ yếu của bệnh viện. Bệnh viện được hưởng 100% nguồn thu này, không phải nộp lại Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước. Vì thế, toàn bộ số thu về viện phí phải nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, nếu cần phải lấy ra để chi tiêu thì vẫn phải báo cáo cấp trên.
Mặc dù khoản thu này không phải chịu thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp…) nhưng vẫn do Cơ quan Thuế quản lý
Thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ
+ Phải xác định được tình hình năm cũ, năm mới, các chính sách của Nhà nước.
+ Bệnh viện có những khoản kinh doanh dịch vụ như sau: − Kinh doanh nhà thuốc:
Đây là khoản doanh thu khoán vì không thể xác định được cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng.
Theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực thì đối với đơn vị sự nghiệp có
thu mà có kinh doanh nhà thuốc thì phải đóng thuế 1% trên doanh thu khoán (số thu từ các hóa đơn).
− Dịch vụ khám chữa bệnh
Bệnh viện cũng áp dụng hình thức khoán doanh thu và bệnh viện có kinh doanh dịch vụ này vì chức năng khám chữa bệnh gắn liền với chuyên môn cũng như chức năng chính của bệnh viện. Thay vì phải nằm phòng bệnh bình thường thì có người lại thích nằm phòng bệnh cao cấp hơn, có máy lạnh, tủ lạnh, tivi… được trang bị hiện đại, cũng có một số người thích khám bệnh dịch vụ hơn (khám ngoài giờ) do không bị gò bó về thời gian khám bệnh… người ta sẵn sàng chấp nhận chi phí của loại dịch vụ này với giá cao hơn, vì thế tạo được phần thu cho bệnh viện.
Thuế thu nhập doanh nghiệp mà bệnh viện chịu là 5% trên doanh thu khoán theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực.
− Căn tin, bãi xe
Bên cạnh chức năng chuyên môn của bệnh viện là khám chữa bệnh thì bệnh viện còn kinh doanh căn tin, bãi xe dưới hình thức cho thuê mặt bằng, diện tích một phần nào đó của bệnh viện nhằm tạo thêm một phần thu nhập, bổ sung nguồn kinh phí cho bệnh viện.
Hàng năm, căn cứ từ số liệu báo cáo lên từ kế toán viên về nguồn thu từ bảo hiểm, thu từ viện phí, thu khác…. Để kế toán trưởng làm căn cứ lập dự toán thu cho đơn vị để gửi lên Sở y tế tỉnh Phú Thọvề kế hoạch trong năm tới
Dự toán thu sự nghiệp phải bảo đảm phản ánh được đầy đủ chi tiết các nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khác phù hợp với chức năng nhiệm vụđược giao, chếđộ tài chính quy định.
b. Lập dự toán thu của bệnh viện
Thu NSNN cấp được xác định trên cơ sởđịnh mức chi cho một giường bệnh.
Hàng năm Sở tài chính Phú Thọ thực hiện giao dự toán NSNN cho Bệnh viện, trong
đó giao dự toán thu viện phí, lệ phí và dựtoán chi ngân sách trung ương cho y tếđối với mức ngân sách địa phương chi cho sự nghiệp y tế đối với bệnh viện đa khoa
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là số thu NSNN cấp cho bệnh viện.
Tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Thao việc thu từ viện phí, lệ phí bao gồm thu viện phí trực tiếp và thu một phần viện phí theo khung giá của ủy ban nhân tỉnh Phú Thọ quy định. Các khoản thu này thường phải trích 35% để làm nguồn thực hiện tăng lương cùng với nguồn NSNN cấp sau khi tổng nguồn thu viện phí + BHYT trừđi thuốc, máu dịch truyền...
Bảng 4.1. Dự toán thu của Bệnh viện đa khoa Lâm Thao, Phú Thọ
STT Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) (Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) 16/15 17/16 Dự toán thu 38.050 50.000 57.300 131,4 114,6 1 Ngân sách cấp 12.100 14.900 18.300 123,1 122,8 2 Thu từ viện phí và BHYT 25.500 34.300 37.800 177,8 110,2 3 Thu dịch vụ 450 800 1.200 131,4 150,0
Dự toán một số khoản thu dịch vụ khác như thu từ dịch vụ trông ô tô, xe
máy, xe đạp, phòng điều trị yêu ... được xác định dựa trên mức trúng thầu của
đơn vị thực hiện dịch vụ và mức khoán thu đối với từng hoạt động
Các khoản thu khác của BV Đa khoa Lâm Thao bao gồm thu thanh lý tài sản…là những khoản thu phát sinh không thường xuyên.
Dự toán thu của Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao tăng qua các năm cụ thểnhư sau:
Khoản thu từ ngân sách nhà nước cấp tăng liên tục trong 3 năm. Năm 2017 tăng gấp đôi so với năm 2015. Điều này cho thấySở y tế tỉnh Phú Thọ bắt đầu chú trọng đầu tư cho tuyến huyện với phương châm nâng cao chất lượng dịch vụ tại những nơi đăng kí khám ban đầu để giảm tải cho tuyến trên
Cũng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại nơi khám ban đầudẫn đến thu hút được nhiều bệnh nhân dẫn đến nguồn thu viện phí và BHYT cũng tăng trong 3 năm cụ thể năm 2016 tăng 8.800 triệu đồng (chiếm 134,51%) đây là mức tăng cao nhất trong các năm gần đấy. Sang năm 2017 mức tăng so năm 2016
chậm hơn (chiếm 110,20%).
4.1.1.2. Lập dự toán chi của Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
a. Căn cứ lập dự toán chi của đơn vị
+ Căn cứ vào tình hình năm thực hiện chi năm trước.
+ Căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của năm kế hoạch.
+ Căn cứ vào định mức chi theo quy định Nhà nước, nếu định mức chi thay đổi thì bệnh cũng phải điều chỉnh theo định mức mới.
Căn cứ vào các yếu tốkhác bên ngoài như giá cả thị trường (giá điện, giá nước,
giá xăng… tăng lên hay giảm xuống mà bệnh viện Đa khoa Lâm Thao sẽ điều chỉnh cho phù hợp
b. Lập dự toán chi của bệnh viện huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Dự toán chi NSNN tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
và dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp được lập trên cơ sở nhiệm vụđược giao
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đồng thời, dựa vào số thực chi năm báo
cáo của các nội dung chi. Căn cứ xác định mức chi cụ thể cho các nhiệm vụ chi như sau:
Dự toán các khoản chi thanh toán cho cá nhân được xác định trên cơ sở
chính sách, chế độ quy định của nhà nước đối với cán bộ, viên chức y tế; tiêu chuẩn, định mức chi NSNN và quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện và chính sách, chếđộ đối với người bệnh. Chi thanh toán cho cá nhân đối với cán bộ viên chức y tế được xác định căn cứ vào mức chi cho một cán bộ y tế và số lượng bệnh án bình quân năm kế hoạch.
Chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ viên chức thuộc biên chế được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Tiền công của
lao động hợp đồng thực hiện theo thoả thuận giữa trường với người lao động. Dự toán các khoản phụ cấp lương được xác định dựa bảng đăng ký quỹ lương hàng năm với Sở Y tế và Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ.
Đối với các khoản tiền thưởng, phúc lợi tập thể, dựtoán được xây dựng dựa trên những quy định cụ thể về mức thưởng, chế độ nghỉ phép, trợ cấp… do quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện Đa khoa Lâm Thao ban hành.
Dự toán các khoản chi khác thuộc chi thanh toán cho cá nhân được xác định dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ
của bệnh viện Đa khoa Lâm Thao. Một số khoản chi thuộc chi hàng hoá, dịch vụ đơn vị thực hiện theo định mức khoán như điện thoại cốđịnh, điện thoại di động,
văn phòng phẩm, dụng cụ, vật tư văn phòng, công tác phí… dự toán được xác
định dựa trên mức khoán và nhiệm vụ dự kiến năm kế hoạch.
Dự toán các khoản chi khác, chi mua sắm, sửa chữa được xác định dựa trên kế hoạch hoạt động năm kế hoạch, định mức chi tiêu hiện hành và các quy
định tại quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện
Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho bệnh viện hàng
năm chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi
thường xuyên trong ngân sách hàng năm được phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau:
Bảng 4.2. Dự toán chi của Bệnh viện đa khoa Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ STT Nội dung 2015 2016 2017 Tổng số (Trđ) % Tổng số (Trđ) % Tổng số (Trđ) % Tổng chi 38,050 100.00 50,000 100.00 57,300 100.00 1 Nhóm I 9,000 23.65 10,000 20.00 9,000 15.71 2 Nhóm II 3,000 7.88 6,000 12.00 6,000 10.47 3 Nhóm III 25,000 65.70 31,000 62.00 40,500 70.68 4 Nhóm IV 1,050 2.76 3,000 6.00 1,800 3.14
Nguồn: Phòng tài chính kế toán BVLT năm (2015-2017) Mặc dù dự toán thu tại BV Đa khoa Lâm Thao tăng liền trong 3 năm nhưng khi lập dự toán chi thì mức chi không thay đổi nhiều những tỷ trọng các khoản chi lại thay đổi, cụ thể
* Nhóm I: Chi con người: Trong 3 năm dự toán chi cho nhóm này thay
đổi cụ thể năm 2016 tăng 1.000 triệu đồng so với năm 2015 và năm 2017 giảm 1.000 triệu đồng so với năm 2016 nhưng ngược lại tỷ trọng chi trong nhóm này so với tổng chi lại giảm dần. Trong nhóm chi này bệnh viện dùng để chi chếđộ
cho CBCCVC là chủ yếu như chi tiền lương thu nhập tăng thêm, khen thưởng cán bộ có thành tích trong công tác chuyên môn và chi cho đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn. Mức chi phù hợp trong nhóm này là 20% bằng ¼ nguồn kinh phí. Chứng tỏ Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọđang điều chỉnh khoản chi con người về mức hợp lý
* Nhóm II: Chi cho quản lý: Chi cho quản lý của bệnh viện tăng dần về lượng và về cả tỷ trọng các khoản chi trong năm tăng, cụ thểnăm 2015 bệnh viện dự toán chi 7,88% so với tổng chi nhưng năm 2016, 2016 dự toán chi lên 12 % so với tổng chi chứng tỏ bệnh viện Đa khoa Lâm Thao đã lập dự toán chi cho quản
lý chưa ở mức phù hợp, vẫn ở mức cao nên cần phải nhấn mạnh rằng cần có quy chế sử dụng tiết kiệm, hợp lý các khoản chi cho mục này như điện, nước, văn
phòng phẩm, xăng xe, …
* Nhóm III: Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi chung của Bệnh viện . Đây là nhóm chi tương đối lớn, trong đó chi cho mua
thuốc là chủ yếu chiếm 85-90% tỷ trọng nhóm III. Ngoài ra khoản chi này còn
sách, tài liệu chuyên môn, chi cho các đề tài nghiên cứu khoa học… Năm 2015 chi nhóm III là 65,7% , năm 2016 là 62% và 2017 là 70,68% . Nguyên nhân là do
giá các yếu tốđầu vào như thuốc, vật tư y tế đều tăng, hơn nữa nguồn thu từ viện
phí, BHYT đều tăng qua các năm nên chi cho nhóm này có xu hướng tăng cao
* Nhóm IV: Chi mua sắm sửa chữa lớn Tài sản cố định: Tại BV Đa khoa
Lâm Thao các thiết bị có giá trị đã được mua sắm để phù hợp với thực tế của bệnh viện tuyến huyện . Song với mục đích phát triển, bệnh viện vẫn có nhu cầu lớn trang bị các máy móc, tài sản cốđịnh thông dụng. Tuy nhiên kinh phí thường
xuyên do ngân sách nhà nước cấp còn hạn chếtrong khi đó nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế lại được trích theo tỷ lệ để đầu tư vào mua sắm tài sản cốđịnh nên rất ít. Do vậy tỷ trọng mục chi này còn rất nhỏ và so với nhu cầu phát triển bệnh viện Đa khoa Lâm Thao thì nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu. Mặc dù đây là nhóm chi quyết định sự phát triển của bệnh viện nhưng bệnh viện hiện tại mới trích ra một tỷ lệ nhỏ để mua mới, nâng cấp TTB, TSCĐ. Tình trạng này không chỉ riêng ở Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao mà là đặc điểm chung của các bệnh viện tuyến huyện. Do Nhà nước quản lý mang tính thu nộp nên hầu như các bệnh viện không tự tích luỹ, đầu tư, thu bao nhiêu chi dùng hết bấy nhiêu. Đầu tư phát triển bệnh viện hoàn toàn dựa vào Nhà nước, phụ thuộc
vào kinh phí Nhà nước cấp. Chính cơ chế quản lý này không tạo điều kiện cũng như khuyến khích các bệnh viện chủ động đầu tư, tự phát triển mà chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp. Và chính điều này làm cho hệ thống bệnh viện công
nước ta chậm phát triển, sử dụng kinh phí không hiệu quả, dễ nảy sinh những tiêu cực trong việc phân phối nguồn kinh phí của Nhà nước.