Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Hệ thống tín dụng ở nước ta
Hệ thống tín dụng chính thức ở nước ta hiện nay bao gồm các tổ chức tín dụng chuyên nghiệp và các tổ chức tín dụng khơng chun nghiệp. Hệ thống tín dụng chuyên nghiệp bao gồm ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân và một số hợp tác xã tín dụng. Các tổ chức mang tính chất không chuyên nghiệp thực hiện cho nơng dân vay vốn theo các chương trình phát triển nơng thơn, nơng nghiệp của Chính phủ và các tổ chức quốc tế bao gồm Kho bạc Nhà nước, hội Liện hiệp Phụ Nữ, Đồn thanh niên CSHCM và Hội Nơng dân cùng các cấp chính quyền địa phương. Ngồi ra một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển,... cũng tham gia cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Những năm gần đây khi đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công - nông nghiệp - dịch vụ việc thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế nơng thơn của Đảng và Chính phủ, việc cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách khuyến khích tín dụng nơng thơn cả về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống tín dụng chính thức ở nơng thơn được đa dạng hố, đa thành phần, đa sở hữu, được mở rộng về quy mơ, có địa bàn hoạt động rộng khắp cả đồng bằng, trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa của nơng thơn. Hệ thống tín dụng chính thức ở nơng thơn hiện nay bao gồm những tổ chức được thành lập theo thể chế tín dụng; những tổ chức này tiến hành các hoạt động tài chính và đặt dưới sự giám sát và kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các tổ chức tín dụng chính thức đó là: Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Ngân hàng chính sách xã hội, hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân.
Năm 2018, dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn (NHNo&PTNT) và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, cộng với vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt khoảng 181.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 17% tổng dư nợ
cho vay các thành phần kinh tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Khu vực nơng thơn TP Hà Nội (trước ngày 1/8/2008) có khoảng 1,2 triệu dân sinh sống, chiếm 35% tổng số dân TP Hà Nội, nhưng khu vực này chỉ chiếm 2,6% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn (Nguyễn Minh Phong, 2010).
Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 49% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn. Phần cịn lại tập trung cho khu vực duyên hải miền Trung, chiếm khoảng 14,43%, đồng bằng Bắc Bộ 17,21%, miền núi phía Bắc 9,86%, Tây Nguyên 9,4%. Một thống kê khác của Trung tâm Thơng tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cũng cho thấy, tháng 6/2008, cơ cấu tín dụng dành cho Tp.HCM và Hà Nội chiếm 54%/tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng. So với khu vực duyên hải miền Trung: 7%, Bắc Trung Bộ: 4%, Đông Bắc Bộ: 4%, Tây Nguyên: 3% và Tây Bắc: 1% thì phần lớn thị phần dư nợ đều dành cho thành phố, cịn dư nợ cho vùng nơng nghiệp, nông thôn, đặc biệt là miền núi chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong 5 năm (2003 - 2007), Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp chỉ đạt 113 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực này. Bảo hộ nông nghiệp mới chỉ ở mức 4% (260 triệu USD) trong khi cam kết với WTO là 10% (650 triệu USD) so với giá trị sản lượng nông nghiệp. Đầu tư cho khuyến nông chỉ là 0,13% GDP (trong khi các nước khác tỷ lệ này là 4%). Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào nơng nghiệp, nơng thơn mới chiếm 3% tổng nguồn FDI... Ngồi ra, tốc độ tăng trưởng bình quân trong cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của 10 năm qua chỉ 22%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cho vay toàn bộ nền kinh tế là 25%/năm (Nguyễn Minh Phong, 2010).
Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp...) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ vào nhiều. Mặc dù hiện thị trường tài chính nơng thơn Việt Nam đang được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: Vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng nơng nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách... Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nơng thơn cịn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh tốn, bảo hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm tín dụng nơng nghiệp cịn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ
đi kèm, các cơng cụ đầu tư tài chính chun nghiệp cho thị trường này hầu như chưa có. Quy trình cung cấp tín dụng cịn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai; không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với nơng nghiệp - nơng thơn cịn ở mức rất cao, khiến còn nhiều tệ nạn như cị vay vốn, tín dụng nặng lãi,... Hơn nữa, các nguồn tín dụng - đầu tư cịn mất cân đối, khả năng huy động vốn tại chỗ chưa cao; sử dụng vốn tín dụng và đầu tư cịn tình trạng bị động, bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo, ban phát, chưa được phối hợp đồng bộ, có hiệu quả, nhiều chương trình, dự án kinh tế khơng được đầu tư đúng hướng, đúng tiến độ gây thất thoát tài sản... Thậm chí, đến nay chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác nào về tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, thực trạng và nhu cầu vốn đầu tư cho từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể trong nông nghiệp.