Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa tín dụng chính thức với thu nhập của hộ nông dân ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 41)

1. Việc sử dụng hiệu quả vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, là vấn đề rất quan trọng, phức tạp, có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay chiến lược đầu tư nói chung và chính sách đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn nói riêng gắn liền với yêu cầu CNH - HĐH đất nước chúng ta cần thu hút vốn đầu tư để khai thác tiềm năng của vùng mang lại lợi ích cho quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội.

2. Vốn tín dụng có tác động đến phát triển kinh tế hộ nông dân vì nó khai thác triệt để tiềm năng kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động cho hợp lý hơn, mở rộng nhiều ngành nghề mới, khôi phục lại nhiều ngành nghề truyền thống. Góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo lập và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thực sự làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

3. Mở rộng mạng lưới tín dụng chính thức xuống tận các xã, tiến tới thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở những xã có đủ điều kiện, đa dạng hơn phương thức huy động nguồn vốn tiết kiệm trong dân; cần hướng vào thực hiện chính sách tín dụng nói chung và chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn của Đảng và Nhà nước. Ngân hàng cần đơn giản hơn những quy định và thủ tục cho vay, tăng vốn trung hạn và dài hạn, quy định thời gian cho vay sao cho phù

hợp với từng đối tượng vay; cải tiến cách thức xét duyệt hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng chính thống, nên áp dụng cho vay vốn theo mùa vụ sản xuất kinh doanh; củng cố và phát huy mạnh mẽ vai trò của Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên.. tại các thôn xóm; cần phát triển cả về chất và về lượng nguồn nhân lực cho các tổ chức tín dụng chính thống, cần có đảm bảo về mặt pháp lý và tăng cường công tác giám sát tạo điều kiện cho một số hình thức tín dụng không chính thống đang đóng vai trò tích cực phát triển lành mạnh, nhằm huy động đầy đủ hơn nguồn vốn này, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế hộ.

4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế trong hộ nông dân, đảm bảo lợi ích của cả người vay vốn và người cho vay vốn, cần tiếp tục tăng cường đầu tư vốn tín dụng cho phát triển ngành nghề, các hoạt động dịch vụ thương mại và chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; Tăng thêm mức vốn cho vay một lượt hộ; chú trọng đầu tư vốn cho những xã còn nghèo, các hộ trung bình và các hộ nghèo; Nângcao trình độ văn hoá, tăng cường đầu tư chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông và hạch toán kinh tế cho nông dân; Cần tạo ra thị trường phát triển về các yếu tối đầu vào và sản phẩm đầu ra, cần năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, coi trọng việc thu lượm và cung cấp thông tin cho nông dân, tăng cường công tác kiểm tra cho vay và giám sát sử dụng vốn vay.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thanh Oai

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thanh Oai nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Hà Đông, phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hoà, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín, phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì của thủ đô Hà Nội. Vị trí của huyện có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước (Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Oai, 2019).

Toàn huyện Thanh Oai gồm có 21 đơn vị hành chính, trong đó có 20 đơn vị hành chính thuộc khu vực nông thôn (20 xã) và 1 thị trấn Kim Bài nằm ở vị trí trung tâm của huyện (Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Oai, 2019).

Hình 3.1. Bản đồ địa chính huyện Thanh Oai

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thanh Oai có địa hình tương đối bằng phẳng, được chia thành hai vùng là vùng bãi sông Đáy và vùng trũng ven sông Nhuệ. Độ dốc thấp dần từ phía Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Với đặc điểm địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (UBND huyện Thanh Oai, 2019). Việc này ảnh hưởng tới quy hoạch hệ thống thủy lợi cũng như kế hoạch tưới, tiêu của hệ thống thủy lợi huyện Thanh Oai.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Thanh Oai mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình nhiều năm xấp xỉ 1.700 mm, có năm lên tới 2.100 mm. Các tháng này có nền nhiệt độ cao và thường hay có gió, bão, lượng mưa trong mùa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm, dễ gây ngập úng cho cây trồng và một số khu vực dân cư vùng trũng ven sông Nhuệ.

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng này có nền nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí, lượng bốc hơi cao, để phát triển các loại cây trồng cần có hệ thống tưới nước trong vụ này.

Các đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện tuy có gây ra những khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống nhưng nó cũng cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi và cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm. Việc chịu ảnh hưởng bởi khí hậu đòi hỏi công tác QLKT CTTL phải có kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thời tiết để đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi.

3.1.1.4. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 2 con sông lớn và một tuyến

kênh La Khê chảy qua:

+ Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thanh Oai và quận Hà Đông.

+ Sông Đáy chảy dọc qua 9 xã phía Tây huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ.

+ Hệ thống kênh La Khê được cung cấp nước từ sông Đáy và sông Nhuệ. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống ao, hồ, đầm nằm rải rác ở tất

cả các xã, thị trấn.

Nguồn nước mặt cơ bản đã đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên đối với vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nước tưới.

- Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm trong vùng khá dồi dào. Mực nước

ngầm có liên quan chặt chẽ đến mực nước của sông Nhuệ, sông Đáy. Qua khảo sát cho thấy, nước ngầm nằm ở độ sâu từ 30-60m có đủ lưu lượng nước để khai thác được lâu dài.

Như vậy, nguồn nước ở Thanh Oai khá phong phú, đủ để đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình nên ở một số vùng trũng bị ngập úng vào mùa mưa, vùng bãi bị khô hạn vào mùa khô. Bên cạnh đó hai con sông lớn chảy qua huyện Thanh Oai đều bị ô nhiễm, đặc biệt là sông Nhuệ do nước thải từ nội thành chảy về, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của cư dân và chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Vì vậy, cần có giải pháp về QLKT các CTTL bên cạnh giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với những khó khăn này.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Sau khi điều chỉnh ranh giới theo Nghị định 01/2006/NĐ-CP, huyện Thanh Oai có 21 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.386,74 ha, được phân bổ cho các mục đích sử dụng được nêu tại bảng 3.1.

Thanh Oai là địa phương nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nên chất đất chủ yếu là đất phù sa, có độ phì nhiêu, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả. Năm 2016, trong 12.386,74 ha đất, diện tích đất nông nghiệp là 8.456,9 ha, chiếm 68,27% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm 31,04% diện tích tự nhiên, còn lại khoảng 85,49 ha là đất chưa sử dụng, chiếm 0,69% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của huyện cho thấy nền kinh tế huyện Thanh Oai vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bởi sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Oai đang có xu hướng giảm đi do huyện chịu ảnh hưởng bởi quá trình công nghiệp hoá và tốc độ đô thị hoá khá cao của TP Hà Nội trong những năm gần đây.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai năm 2018 Loại đất (Chỉ tiêu sử dụng đất) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Tổng diện tích đất tự nhiên

II. Tổng diện tích đất nông nghiệp

12.386,74 8.456,90

100,00 68,27

1.Đất sản xuất nông nghiệp 7.682,19 62,02 2.Đất nuôi trồng thủy sản 658,20 5,31 3. Đất nông nghiệp khác 116,52 0,94 Diện tích đất nông nghiệp được tưới bởi hệ thống

CTTL của huyện

8.456,90 100,00

Diện tích đất nông nghiệp được tiêu bởi hệ thống CTTL của huyện (2 vụ/năm)

13.525,00 80,00

III. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 3.844,34 31,04

1. Đất ở 1.044,52 8,43

2. Đất chuyên dùng 112,32 0,91

3. Đất sản xuất phi nông nghiệp, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ

138,57 1,12

4. Đất có di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng 79,04 0,64 5.Đất phát triển hạ tầng 1.949,18 15,74 6. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 151,15 1,22 7. Đất sông suối và mặt nước 364,03 2,94 8. Đất phi nông nghiệp khác 5,54 0,04

IV. Đất chưa sử dụng 85,49 0,69

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai (2018) Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía Nam với các khu đô thị như (Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên Bình Đà... Khi thực hiện các dự án này, diện tích đất nông nghiệp của huyện bị giảm đáng kể trong khi đất chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào sản xuất không còn nhiều, ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân không còn đất sản xuất, kéo theo một lượng lớn lao động đáng kể cần chuyển đổi việc làm.

Đất đai là lợi thế của huyện nhưng là nguồn lực không thể tái tạo được, vì vậy cần có biện pháp khai thác nguồn lực này một cách hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo

hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp để chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp thì việc nâng cao năng suất trên một diện tích đất canh tác là rất cần thiết.

3.1.2.2. Đặc điểm dân số, lao động

Theo số liệu điều tra của UBND huyện Thanh Oai, dân số của huyện năm 2018 có 176.419 người với mật độ dân số khoảng 1.291 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của toàn thành phố Hà Nội là 1.979 người/km2.

Với xu thế đô thị hoá, trong những năm tới, dân số huyện Thanh Oai không chỉ tăng tự nhiên mà xu thế tăng cơ học sẽ khá cao khi các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị được hình thành, thu hút người dân ngoài huyện tới sinh sống và làm việc.

Bảng 3.2. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động củahuyện Thanh Oai năm 2018

Lực lượng lao động theo ngành Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Nông nghiệp 28.260 27,15

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 39.355 37,81

Thương mại, dịch vụ 32.048 30,79

Lao động trong độ tuổi không tham gia hoạt động kinh tế 4.424 4,25

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện Thanh Oai (2018) Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện Thanh Oai đã có xu thế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ song tốc độ dịch chuyển còn chậm, bên cạnh đó số lượng lao động trong độ tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế còn cao, chiếm tới 4,25% số lượng lao động trong độ tuổi.

Về chất lượng nguồn lao động: nhìn chung, nguồn lao động của huyện có chất lượng khá. Thanh Oai còn là huyện có khá nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống như giò chả Ước Lễ, lồng chim Dân Hoà, điêu khắc, cơ khí Thanh Thuỳ, tương, miến dong Cự Đà, chẻ tăm hương Hồng Dương (hiện nay huyện có 118 làng nghề trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận)... đã tạo điều kiện cho việc giải quyết hàng ngàn lao động địa phương. Lực lượng lao động trong làng nghề được đào tạo chủ yếu thông qua kinh nghiệm và sự truyền dạy của lớp người đi trước. Tuy nhiên, số người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị

mất đất sản xuất chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn, chất lượng không cao do lao động trong ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi có trình độ hạn chế, chưa qua đào tạo, việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất chậm do lực lượng lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thủ đô trong tình hình hiện nay và giai đoạn mới.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế huyện Thanh Oai vẫn có mức tăng trưởng khá, dần đi vào ổn định và phát triển. Huyện Thanh Oai đã tận dụng và phát triển lợi thế, khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, đồng thời tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nên đã giành được những thành tựu quan trọng về mọi mặt. Tăng trưởng GDP bình quân của huyện trong giai đoạn này là 12%/năm.

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ tọng ngành chăn nuôi.

Hướng chuyển đổi và kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Oai đến năm 2018 đã phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện đề ra. Trong những năm qua, hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển đa dạng và hoạt động có hiệu quả, kịp thời phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Đến năm 2018, giá trị dịch vụ - thương mại đạt 804,6 tỷ đồng (CARG đạt 10,3%). Hiện nay, huyện đã xây dựng xong các dự án quy hoạch 2 trung tâm thương mại tại thị trấn Kim Bài và Bình Đà - Bình Minh, đầu tư nâng cấp một số chợ trong huyện.

Trong những năm qua, sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng với việc tích cực tranh thủ huy động các nguồn vốn, xúc tiến đầu tư hạ tầng giao thông du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch làng cổ... trên địa bàn huyện đã tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc hình thành các cụm kinh tế tập trung, thu hút đầu tư từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo nguồn thu và thúc đẩy nền kinh tế của huyện đi lên.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện thời gian qua đã có những thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Về mặt xã hội, huyện được đánh giá là địa phương có tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa tín dụng chính thức với thu nhập của hộ nông dân ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)