3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Về nội dung các tài liệu: Các tài liệu được thu thập, sử dụng có thông tin phù hợp với đề tài và các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau:
TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập
1
Cơ sở lý luận, thực tiễn trong nước và thế giới
Sách, báo, luận văn, cổng thông tin điện tử của huyện
Tra cứu và chọn lọc thông tin
2
Số liệu về đặc điểm của huyện: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ cấu tổ chức của huyện, xã
Chi cục Thống kê huyện, các báo cáo kinh tế xã hội của huyện năm 2016- 2018
Tổng hợp từ niên giám thống kê, các báo cáo cuối năm.
3
Số liệu vay vốn tín dụng trên địa bàn huyện Thanh Oai
Báo cáo của các tổ chức tín dụng
Tổng hợp từ các báo cáo thống kê cuối năm
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm và số phiếu lựa chọn phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm, tình hình nông thôn và nông dân của vùng, sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý của các tổ chức tín dụng và lãnh đạo huyện Thanh Oai, chúng tôi lựa chọn 3 xã đại diện làm điểm nghiên cứu là xã Bình Minh, Dân Hòa và Thanh Mai với tổng phiếu điều tra là 135 phiếu (45 phiếu/xã chia đều cho 3 mức hộ giàu, trung bình và nghèo). Tất cả những hộ điều tra đã từng làm thủ tục vay vốn, tuy nhiên không phải tất cả đều tiếp cận được vốn vay. Cụ thể:
Đối tượng điều tra Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo Tổng số phiếu
Xã Bình Minh 15 15 15 45
Xã Dân Hòa 15 15 15 45
Xã Thanh Mai 15 15 15 45
Tổng cộng 135
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) được sử dụng để thu thập những thông tin ban đầu về tình hình vốn vay tín dụng chính thức của các hộ
nông dân, mục đích sử dụng vốn vay, chúng tôi đã quan sát, phỏng vấn một số cán bộ, người trực tiếp quản lý các tổ chức tín dụng chính thức. Qua đó tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tín dụng của các tổ chức này. Chúng tôi tiến hành mời từng nhóm hộ nông dân đến phỏng vấn, thảo luận, phân tích những hiểu biết của họ về vấn đề vay vốn, sử dụng vốn vào phát triển sản xuất, kinh doanh, thu nhập của hộ nông dân sau khi vay vốn. Tìm hiểu những vấn đề khúc mắc của họ trong tiếp cận nguồn vốn vay để thực hiện vay vốn. Sau đó tổng hợp, phân tích và có những đánh giá chung cho từng nhóm hộ.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các tài liệu sau khi thu thập được chúng tôi tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán là được xử lý trên Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Được dùng mô tả, phân tích đánh giá thực trạng về thu nhập của hộ nông dân trước và sau khi vay vốn để phát triển sản xuất, nhu cầu vốn vay của hộ,... Sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động về lượng vốn vay chính thức, thu nhập của hộ nông dân,... qua các năm, qua đó thấy được thực trạng, mức độ ảnh hưởng của tính dụng chính thức đối với thu nhập của hộ nông dân. Từ đó đưa ra những nhận xét, tìm hiểu nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp tăng cường tiếp cận vốn vay chính thức cho nâng cao thu nhập của hộ nông dân. Trong phân tích, đánh giá sử dụng cả số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối.
3.2.3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích
+ Số lượng thành phần tham gia và nguồn vốn trong thị trường vốn tín dụng chính thức cho hộ nông dân;
+ Số lượng tín dụng; Mức vốn cho vay/lượt vay; Lãi suất; Thời gian vay; Số dư nguồn vốn;
+ Số lượng nghề mới tăng thêm so với trước khi có nguồn vốn tín dụng chính thức;
+ Thu nhập trước và sau khi vay vốn đối với từng ngành nghề và so sánh mức độ tăng;
+ Số hộ đầu tư phát triển sản phẩm mới sau khi vay vốn.
+ Số hộ tăng quy mô sản xuất so với trước khi có nguồn vốn tín dụng chính thức;
+ Mức độ tăng quy mô sản xuất của hộ nông dân sau khi vay vốn; + Mức độ sử dụng lao động trước và sau khi vay vốn;
+ Thu nhập của hộ nông dân theo trình độ văn hóa, giới tính của chủ hộ và theo đặc trưng nghề nghiệp của hộ;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. QUAN HỆ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN THANH OAI HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN THANH OAI
4.1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng chính thức trong nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Oai bàn huyện Thanh Oai
4.1.1.1. Nguồn cung vốn tín dụng chính thức cho hộ nông dân
Trên địa bàn huyện Thanh Oai có một số tổ chức cung cấp nguồn vốn tín dụng chính thức cho các hộ nông dân, đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân.
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức huyện Thanh Oai
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Oai (2018)
a. Ngân hàng NN & PTNT huyện
Đây là tổ chức tín dụng lớn nhất huyện Thanh Oai, là ngân hàng thương mai chuyên kinh doanh trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng cho hộ
Ngân hàng NN&PTNT huyện
Thanh Oai
Ngân hàng CSXH huyện Thanh Oai
Quỹ tín dụng nhân dân
Các tổ chức đoàn thể: hội phụ nữ, hội nông dân,…
nông dân vay với các mục đích khác nhau như: vay sản xuất kinh doanh, vay trồng trọt, vay chăn nuôi,... Mục đích cho vay rất rộng nhưng đối tượng vay phải có tài sản thế chấp. Vì vậy nhiều hộ nông dân nghèo sẽ không có điều kiện vay vốn.
* Về Quy trình cho vay
Sơ đồ 4.2. Quy trình cho vay của Ngân hàng NN&PTNT
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Oai (2018)
Bước 1: Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn phải viết đơn xin vay vốn và dự án sản xuất kinh doanh khi vay vốn, thời hạn vay và phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp này phải đảm bảo đúng pháp lý và phải có giá trị tối thiểu tương đương với số tiền cần vay.
Đơn vay vốn phải có xác nhận của UBND xã nơi cư trú để đảm bảo đúng là người địa phương và tài sản đúng là chủ sở hữu của người này.
Bước 2: Đơn vay được nộp cho hội phụ nữ, hội nông dân hoặc cán bộ tín dụng cơ sở.
Bước 3: Sau khi nhận đơn của hộ nông dân, Ngân hàng kiểm tra, xác minh lại xem dự án có khả thi hay không, tài sản thế chấp có giá trị đúng với thực tế hay chưa, sau đó xét duyệt số tiền cho vay và lãi suất vay.
Bước 4: Những hồ sơ được duyệt sẽ nhận tiền vay trực tiếp từ ngân hàng. Sau khi cho vay, ngân hàng sẽ kiểm tra, giám sát xem hộ gia đình có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không.
Hộ nông dân (Đơn xin vay và dự án
sản xuất, kinh doanh)
UBND xã (Xác nhận, đảm bảo)
Ngân hàng NN&PTNT (Xét duyệt, cho vay)
Tài sản thế chấp
* Về lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng như sau:
Bảng 4.1. Lãi suất cho vay phát triển sản xuất của ngân hàng NN&PTNT huyện Thanh Oai trong 3 năm 2016 - 2018
ĐVT: %/tháng
Lãi suất cho vay Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Vay ngắn hạn 5,5 - 6,5 6 – 7 6 - 7 2. Trung hạn 7 - 8 7,5 – 8 7,5 - 8,5 3. Dài hạn 8,5 - 9 8,5 - 9,5 9 - 10
Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT huyện Thanh Oai (2016-2018) Lãi suất cho vay của ngân hàng được áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và tùy từng thời điểm khác nhau; những hộ vay vốn có lịch sử tín dụng tốt, tài chính lành mạnh minh bạch sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi.
Quỹ tín dụng nhân dân là hình thức tín dụng cơ sở gần dân nhất, chủ yếu huy động nguồn vốn của nhân dân, nằm trên địa bàn các xã, thị trấn vì vậy tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn và trả nợ. Thủ tục vay vốn của các quỹ này lại đơn giản, nhanh chóng nên tuy lãi suất có cao hơn ngân hàng NN&PTNT nhưng vẫn thu hút khối lượng khách hàng lớn trên địa bàn huyện.
* Quy trình cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng phương thức cho vay từng lần. Phương thức này đòi hỏi mỗi lần vay vốn, thành viên vay vốn và QTDND phải làm những thủ tục cần thiết.
Thủ tục cho vay cũng như quy trình cho vay tại các quỹ tín dụng nhân dân khá nhanh chóng, không gây phiền hà cho cho các hộ vay mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc.
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng vay vốn gửi cho QTDND đơn đề nghị vay vốn và dự án sản xuất kinh doanh khi vay vốn, thời gian cho vay và phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp này phải đảm bảo đúng tính pháp lý và phải có giá trị tối thiểu tương đương với số tiền cần vay. Đơn vay phải có xác nhận của UBND xã, thị trấn.
Sơ đồ 4.3. Quy trình cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân
Nguồn: Các quỹ TDND huyện Thanh Oai (2018) Bước 2: Khi có xác nhận của chính quyền địa phương thì khách hàng nộp đơn cho Quỹ tín dụng. Quỹ TDND nhận đơn, kiểm tra, xác minh lại dự án sản xuất, kinh doanh có khả thi không, tài sản thế chấp đúng với giá trị thực tế chưa, sau đó xét duyệt xem số cho vay là bao nhiêu; lãi suất do quỹ tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở lãi suất do Hội đồng quản trị quỹ tín dụng quy định phù hợp với quy định của Nhà nước.
Bước 3: Những hồ sơ xét duyệt sẽ được nhận tiền vay trực tiếp từ quỹ tín dụng. Sau khi cho vay, quỹ tín dụng sẽ kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trong việc hoàn trả nợ.
Bảng 4.2. Lãi suất cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân huyện Thanh Oai trong 3 năm 2016 - 2018
ĐVT: %/tháng
Lãi suất cho vay Năm 2016 (Lãi suất BQ) Năm 2017 (Lãi suất BQ) Năm 2018 (Lãi suất BQ) 1. Vay ngắn hạn 1,10 1,10 1,15 2. Trung hạn 1,15 1,18 1,20 3. Dài hạn 1,20 1,22 1,25
Nguồn: Các quỹ TDND huyện Thanh Oai (2016-2018) Hộ nông dân
(Đơn xin vay và dự án sản xuất kinh doanh
Quỹ tín dụng nhân dân (Xét duyệt, cho vay)
UBDN xã (Xác nhận và
* Về lãi suất vay:
Do các quỹ tự cân đối, nghiên cứu thị trường và cho ra mức lãi suất hợp lý nhưng trong khung cho phép của Nhà nước, thang lãi suất cho vay của QTDND cao hơn so với lãi suất của ngân hàng NN&PTNT.
Tuy nhiên vì hồ sơ thủ tục và quy trình xét duyệt vay của các quỹ tín dụng nhanh hơn nên mặc dù lãi suất cao, nhiều hộ nông dân vẫn chấp nhận vay.
4.1.1.3. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Oai
Ngân hàng CSXH huyện Thanh Oai là ngân hàng chuyên cho các đối tượng chính sách vay vốn. Đối tượng khách hàng của ngân hàng chủ yếu là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách gặp khó khăn,... Hiện nay, ngân hàng cũng đã mở rộng đối tượng cho vay là Sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các hộ gia đình trẻ.
Nguồn vốn của NHCSXH bao gồm nguồn vốn từ Trung ương và nguồn vốn huy động từ địa phương. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương đưa xuống. Điều này làm cho ngân hàng không tự chủ được nguồn vốn để cho các đối tượng chính sách vay.
* Về Quy trình cho vay:
Sơ đồ 4.4. Quy trình cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội
Nguồn: Ngân hàng CSXH huyện Thanh Oai (2018) Hộ nghèo, đối tượng
chính sách,… Tổ vay vốn
Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội UBND xã 1 2 3 4 5 6 7
Trong đó:
(1) Hộ nghèo, đối tượng chính sách,... gửi đơn xin vay vốn lên hội nông dân, hội phụ nữ,... xã.
(2) Các hội xét và lập danh sách các hộ xin vay vốn, gửi về UBND xã. (3) UBND xã xét duyệt danh sách, sau đó gửi danh sách lên ngân hàng chính sách.
(4) NHCSXH họp ban đại diện hội đồng quản trị phê duyệt danh sách các hộ vay vốn.
(5) NHCSXH gửi danh sách các hộ được vay vốn xuống UBND và thông báo ngày giải ngân.
(6) UBND xã thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay vốn tới hội trưởng hội phụ nữ, hội nông dân. Và hội trưởng hội phụ nữ, hội nông dân thông báo cho các hộ được vay vốn thời gian, địa điểm nhận giải ngân.
(7) Ngân hàng giải ngân đến từng hộ vay vốn.
* Về lãi suất vay
Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) được thành lập không vì mục đích lợi nhuận, để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của xã hội.
Vì vậy, lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng là rất thấp, có thể nói là thấp nhất trên thị trường ngân hàng về khoản cho vay tính lãi.
Bảng 4.3. Lãi suất cho vay cho một số đối tượng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Oai
ĐVT: %/tháng
Đối tượng vay Lãi suất vay
1. Hộ nghèo 0,55
2. Hộ cận nghèo 0,66
3. Hộ mới thoát nghèo 0,69
4. Cho vay XKLĐ 0,55
5. HSSV có hoàn cảnh khó khăn 0,55
4.1.1.2. Thực trạng cung vốn tín dụng chính thức cho hộ nông dân huyện Thanh Oai
Trong những năm qua, số hộ nông dân vay vốn của các tổ chức tín dụng này không ngừng tăng lên qua các năm. Qua bảng 4.4 thấy rằng:
Số hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Oai vay vốn của các tổ chức tín dụng tăng lên qua 3 năm, trong đó tăng nhiều nhất là ngân hàng CSXH huyện với tỷ lệ tăng 8,5%, tiếp đến là các tổ chức tín dụng tăng 4,72% và thấp nhất là ngân hàng NN&PTNT tăng 3,45%.
Trong các tổ chức tín dụng cho hộ nông dân vay vốn thì ngân hàng NN&PTNT có số hộ vay nhiều nhất, như năm 2018 chiếm tỷ lệ 61,47% và thấp nhất là Ngân hàng CSXH với tỷ lệ 13,13%. Nguyên nhân là do đối tượng cho vay của ngân hàng CSXH là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Tuy nhiên cơ cấu số hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng có sự thay đổi qua các năm theo chiều hướng giảm tỷ lệ số hộ vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT và tăng tỷ lệ vay vốn của ngân hàng chính sách và các tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn, đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ gia đình.
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ số lượng hộ nông dân vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Thanh Oai trong 3 năm 2016 - 2018
46 B ản g 4. 4. S ố lư ợ t h ộ n ôn g d ân v ay v ốn t ừ c ác t ổ ch ứ c tí n d ụ n g ch ín h t h ứ c tr ên đ ịa b àn h u yệ n T h an h O ai tr on g 3 n ăm 2 01 6 – 20 18 T ổ ch ứ c