Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa tín dụng chính thức với thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa tín dụng chính thức với thu nhập của hộ nông dân ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 90)

4.3.2.1. Giải pháp tăng cường quan hệ nguồn vốn tín dụng chính thức cho hộ nông dân

a. Nhà nước tăng cường hơn nữa nguồn vốn tín dụng từ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân phát triển sản xuất

Trong những năm qua, nhà nước ta đã có những chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt cho các hộ nông dân vay để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình cho vay giải quyết việc làm. Nguồn vốn của các chương trình này từ ngân sách nhà nước. Trên địa bàn huyện Thanh Oai, các chương trình này đều được triển khai thực hiện. Tuy nhiên lượng vốn cấp cho các chương trình này còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của hộ nông dân. Vì vậy, để giúp các hộ mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhâp, trong thời gian tới, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn tín dụng cho các chương trình tín dụng ưu đãi, cụ thể bằng những giải pháp sau:

- Nhà nước cần tăng thêm quỹ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân nhiều hơn nữa.

- Huyện Thanh Oai cần có những biện pháp để tăng thu nguồn ngân sách huyện, để tăng phần trích từ quỹ ngân sách huyện bổ sung vào quỹ cho vay của các chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nông dân chứ không nên trông chờ vào ngân sách của cấp trên.

- Các tổ chức tín dụng chính thức, đặc biệt là ngân hàng chính sách huyện cần tích cực kết hợp với các tổ chức đoàn thể và các cấp chính quyền trong huyện huy động các nguồn vốn đầu tư từ thiện giúp đỡ người nông dân, đặc biệt là hộ nghèo của những cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế. Thực hiện kết hợp cho vay với tiết kiệm, cho vay với huy động để tăng thêm nguồn vốn cho vay.

b. Mở rộng mạng lưới tín dụng chính thức xuống các xã

Hiện trên trên địa bàn huyện Thanh Oai, các tổ chức tín dụng chính thức gồm có: ngân hàng NN&PTNT huyện, ngân hàng chính sách xã hội huyện và các quỹ tín dụng nhân dân. Đối với ngân hàng NN&PTNT và ngân hàng Chính sách huyện mới chỉ có 1 chi nhánh đặt tại trung tâm huyện, ở các xã không có văn phòng giao dịch chủ yếu là một cán bộ tín dụng phụ trách 3 đến 4 xã. Đối với quỹ tín dụng nhân dân thì trên địa bàn 4 đến 5 xã mới có 01 quỹ tín dụng nhân

nhân vì vậy các hộ nông dân muốn vay vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quá trình di chuyển thực hiện hồ sơ vay vốn. Vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng thêm mạng lưới các tổ chức tín dụng chính thức. Điều này được thực hiện theo các hướng sau:

Thức nhất, tăng cường số lượng cán bộ tín dụng phụ trách các xã. Việc tăng cường này sẽ giúp các cán bộ tín dụng bám sát địa bàn hơn, cung cấp được đầy đủ thông tin về thủ tục vay, điều kiện vay cho hộ nông dân hơn; giúp họ không phải đi đến các trụ sở hoặc chi nhánh của tổ chức tín dụng.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh trong việc giúp các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nông dân là thành viên của các hội tiếp cận được nguồn vốn của các tổ chức tín dụng này, giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Việc củng cố và nâng cao hiệu quả các tổ chức đoàn thể chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở sau:

- Các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm và giúp đỡ các tổ chức đoàn thể hoạt động, coi đó là lực lượng nòng cốt để thực hiện các chương trình kinh tế ở địa phương, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

- Các cấp hội cần có sự quan tâm và tổ chức chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức đoàn thể của hội mình ở cấp xã, từ đó giúp các tổ chức đoàn thể hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là trong công tác giúp các hội viên tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức, thực hiện phát triển kinh tế.

- Nâng cao năng lực tổ chức, chỉ đạo của các cán bộ hội tại các địa phương. Cần tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản mang tính chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động tín dụng và sản xuất kinh doanh nông thôn cho các cán bộ tổ chức đoàn thể, xã hội. Giúp cho họ có để kiến thức để tổ chức tốt và có hiệu quả hoạt động vay vốn cho các hộ nông dân.

Thứ ba, những xã không có quỹ tín dụng nhân dân cần định hướng để các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có thêm dịch vụ tín dụng. Hợp tác xã dịch vụ có thể làm một trong hai chức năng sau: là cầu nối, chuyển vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức đến với hộ nông dân; hai là thực hiện cả hai nhiệm vụ cho vay vốn và nhận tiền gửi tiết kiệm của hộ nông dân cho ngân hàng NN&PTNT và ngân hàng chính sách.

Như đã phân tích ở trên, có nhiều hộ nông dân cho biết thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức còn phức tạp, rườm rà, có những quy định còn chồng chéo nhau, thời gian vay vốn còn khá dài; các hộ nông dân muốn vay được vốn phải qua nhiều bước từ thẩm định dự án, duyệt hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc vay vốn. Các tổ chức tín dụng nên có những cải tiến về phương pháp và cách thức hoạt động cho vay, sao cho vừa đảm bảo lợi ích của các tổ chức tín dụng, lợi ích của các hộ nông dân, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất của hộ theo đúng định hướng của huyện Thanh Oai.

Trường hợp cho vay trực tiếp đến hộ: thủ tục, giấy tờ nên đơn giản hơn, phù hợp với điều kiện và trình độ của hộ nông dân. Căn cứ cho vay không nên cứng nhắc chỉ dựa vào tài sản thế chấp mà cần xem xét thực tế khả năng trả nợ và hiệu quả của dự án sản xuất, kinh doanh. Cán bộ tín dụng cần trực tiếp đến hộ để thẩm định và xem xét thực trạng của hộ để quyết định đếm việc có cho hộ vay hay không. Mọi quyết định và thủ tục cần nhanh chóng, tránh trường hợp kéo dài, hộ phải đi lại nhiều lần.

Trường hợp cho vay gián tiếp qua các tổ liên doanh: các tổ chức tín dụng cần có quy định về lịch làm việc cụ thể với tổ về việc xét duyệt cho vay, tránh tình trạng yêu cầu số lượng tiền vay phải đủ theo quy định mới tiến hành xét duyệt cho vay, thực tế hiện nay cho thấy có nhiều hộ từ lúc làm đơn vay vốn đến khi nhận tiền vốn vay phải mất hàng tháng hoặc mấy tháng.

d. Đa dạng hóa các hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức

Các hình thức cho hộ nông dân vay cần phải đa dạng, linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của nông thôn, nông dân. Hiện nay, hình thức cho vay chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức là bằng tiền mặt. Để kịp thời cung cấp cho người nông dân nguồn vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập các tổ chức tín dụng chính thức cần đa dạng hóa các hình thức cho vay như sau:

Ngoài việc cung cấp vốn vay bằng tiền cho hộ nông dân, các tổ chức tín dụng có thể cung cấp vốn vay bằng hiện vật như hạt giống, con giống, phân bón,... nhất là các hộ nghèo. Điều này sẽ giúp việc quản lý đúng mục đích vay vốn. Điều này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể của địa phương và cần sự giám sát chặt chẽ giữa các bên để đảm bảo về chất lượng và giá cả.

Hộp 4.2. Hiệu quả của hình thức tài chính vi mô

Đối với các hộ nông dân vay vốn để phát triển các ngành nghề có tính thời vụ, ngoài cho vay vốn theo dự án, các tổ chức tín dụng có thể cho các hộ vay vốn theo mùa vụ sản xuất kinh doanh. Hình thức này đòi hỏi việc cấp vốn phải nhanh chóng, kịp thời. Thời gian vay ngắn và người vay phải chịu mức lãi suất cao hơn mức bình thường. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải bám sát nhu cầu thực tế, thực hiện cho vay đúng lúc, đúng địa chỉ cần vốn.

e. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng chính thức

Hiện nay trên địa bàn huyện số lượng cán bộ tín dụng còn ít, một cán bộ tín dụng phụ trách 3 đến 4 xã, gây khó khăn cho các hộ nông dân khi có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tín dụng đã có trình độ chuyên môn về tín dung nhưng còn thiếu kiến thức về pháp luật, về thị trường đặc biệt là thiếu kiến thức về sản xuất kinh doanh. Một số ít còn chưa coi trọng chất lượng tín dụng, cứng nhắc trong việc xem xét điều kiện vay và xem nhẹ tính hiệu quả, tính khả thi của dự án vay vốn, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng, nhiều hộ gia đình không vay vốn hoặc tiếp tục vay vốn để tái đầu tư.

Theo đánh giá của các hộ nông dân thì còn nhiều cán bộ tín dụng còn chưa nhiệt tình trong việc hướng dẫn các hộ làm hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của QTDND, trình độ chuyên môn về tín dụng còn yếu,

Ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN-PTNT) cho rằng, thời gian qua tài chính vi mô đang phát huy khá hiệu quả việc cung ứng vốn cho nông dân. Các hợp tác xã đã tự xoay vốn bằng cách huy động tín dụng nội bộ. Có những HTX huy động được hàng chục tỉ đồng, còn lại chủ yếu vài trăm triệu. Hiện cả nước có khoảng 80.000 tổ tín dụng tiết kiệm và cho vay ở nông thôn, nhưng khoảng 73.000 tổ chức thuộc Hội phụ nữ và cho vay theo cơ chế của Ngân hàng Chính sách xã hội.

“Mặc dù các tổ chức tín dụng vi mô này không phát triển nhiều, số vốn tăng không đáng kể. Nhưng hình thức cho vay này lại khá hiệu quả, rất tốt với người nghèo. Bản thân người dân đánh giá tổ chức tín dụng vi mô này cho vay ít nhưng đi kèm là đào tạo nghề, giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập, hỗ trợ giảm nghèo tốt, tỷ lệ nợ xấu gần như không có, thu hoàn vốn đạt trên 99,9%”.

chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay. Vì vậy cần thiết phải nâng cao chất lượng các cán bộ tín dụng cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ.

Vì vậy, muốn tăng cường số lượng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải:

- Các tổ chức tín dụng chính thức cần có kế hoạch tăng thêm cán bộ tín dụng bằng cách tuyển thêm hoặc chuyển từ bộ phận khác sang. Phấn đấu mỗi cán bộ tín dụng chỉ phụ trách từ 1 đến 2 xã.

- Các tổ chức tín dụng cần có một chiến lược tuyển dụng và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng hợp lý để có những cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn.

- Các tổ chức tín dụng cũng cần phải có kế hoạch đào tạo về phương pháp lập kế hoạch và kiến thức về phân tích kinh tế nông hộ cho cán bộ của mình.

- Cán bộ tín dụng cần thay đổi quan điểm người nông dân cần vay vốn thì phải hoàn thành hồ sơ, thủ tục. Như vậy sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay chính thức đặc biệt là những hộ nông dân có trình độ văn hóa thấp, khả năng nắm bắt về quy trình, thủ tục cho vay còn chậm.

Hộp 4.3. Cán bộ tín dụng phải biết cân bằng các áp lực công việc

Bà Nguyễn Thị Sương Thu, cán bộ NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Nam cho biết:

Nghề của Cán bộ tín dụng có quá nhiều áp lực: Áp lực về mặt thời gian: Áp lực về chỉ tiêu, doanh số tín dụng; Áp lực về khả năng phán đoán, dự báo chính xác về kết quả và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyết định cho vay; Áp lực về nhận diện khách hàng; Áp lực do các tác động từ bên ngoài. Cán bộ tín dụng biết loại trừ các yếu tố tiêu cực phát sinh từ đạo đức, loại trừ tư duy lợi dụng nghề nghiệp CBTD như là công cụ để trục lợi cho cá nhân thì một CBTD tâm huyết với ngành, với nghề, có một môi trường làm việc thuận lợi, nếu biết cân bằng các áp lực công việc sẽ đạt được kết quả mong muốn, sẽ tự hào về nghề nghiệp của mình và trên hết sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho khách hàng, cho ngân hàng, cho địa phương và cả nền kinh tế phát triển..

f. Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các tổ chức chính trị xã hội

Trong quy trình cho vay, xét duyệt hồ sơ vay vốn, các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân chính quyền địa phương đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên thực thế cho thấy mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương với các tổ chức tín dụng chính thức còn thiếu chặt chẽ. Ở những xã nào mối quan hệ này chặt chẽ thì nông dân ở đó sẽ dễ dàng vay được vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Các tổ chức đoàn thể có mạng lưới hội viên đông đảo, họ có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng nhân dân, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình; tuy nhiên những tổ chức này lại thiếu hiểu biết về tín dụng, thiếu kỹ năng thành lập và điều hành hoạt động của nhóm tiết kiệm tín dụng. Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng xác định về hiện trạng tài sản thế chấp, xác minh đối tượng vay vốn thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách. Cán bộ tín dụng có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nhưng họ chưa hiểu hết vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp mở rộng và quản lý mạng lưới khách hàng nhất là những hộ nông dân nghèo. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương với các tổ chức tín dụng chính thức; như vậy sẽ hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công tác vay vốn của hộ nông dân, giúp hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển kinh tế có hiệu quả, giúp thành lập những nhóm nông hộ vay vốn và phát triển sản xuất bảo đảm an toàn nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng. Muốn vậy cần thực hiện tốt các bước sau:

- Các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, giúp đỡ các tổ chức đoàn thể cũng như các cán bộ tín dụng trong mọi hoạt động, coi đây là lực lượng nòng cốt để thực hiện chương trình kinh tế của địa phương, đặc biệt chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

- Các tổ chức tín dụng cùng với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch hợp tác chặt chẽ.

- Các tổ chức đoàn thể giúp đỡ cán bộ tín dụng trong học tập các kỹ năng về phát triển cộng đồng, kỹ năng về xây dựng, quản lý và giám sát các nhóm tín dụng tiết kiệm. Cán bộ tín dụng cần giúp đỡ cán bộ của các tổ chức đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa tín dụng chính thức với thu nhập của hộ nông dân ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)