Đặc điểm của quản lý chi Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến về quản lý chi bảo hiểm xã hội

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội

2.1.3. Đặc điểm của quản lý chi Bảo hiểm xã hội

2.1.3.1. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội được lập ra là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ. Có thể hiểu BHXH chính là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần, do sự đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động, dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước để đảm bảo phần thu

nhập thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của NLĐ khi họ gặp những

biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động(Nguyễn Văn Định,2003). Bản

chất của BHXH đươc thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

– Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã

hội nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển ở một mức nào đấy. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện, có thể nói BHXH là nhu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu.

– Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH là mối quan hệ 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.

– Những rủi ro xảy ra trong BHXH có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với ý

muốn chủ quan của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… hoặc là những trường hợp không hoàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản.

– Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc bị mất đi khi gặp phải sự cố, rủi

ro sẽ bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

– Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập, mất việc làm để đảm bảo

nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ, chăm sóc sức khoẻ và chống lại bệnh tật.

Như vậy BHXH không phải là loại hình bảo hiểm cá nhân hay cá nhân tự bảo hiểm mà nó là sự bảo hiểm đặt trong những mối quan hệ nhất định trong cộng đồng, BHXH không thể tách khỏi một chế độ chính trị nhất định và phải dựa trên nền kinh tế cụ thể. Nó thể hiện bản chất cơ bản sau:

– Đặc điểm kinh tế của BHXH

Sự tồn tại của rủi ro đối với thu nhập của NLĐ là khó lường trước. Để bù

đắp những khoản thu nhập bị mất đi khi sự cố xảy ra nếu không tham gia BHXH

thì cách cơ bản nhất là phải tích luỹ cá nhân. Tuy nhiên, cách dự trữ cá nhân có nhiều hạn chế, bởi vì nếu đòi hỏi phải dự trữ lớn ngay một lúc thì sẽ rất khó

khăn, hơn nữa nhiều lao động không có khả năng. Còn nếu tích luỹ dần thì khi

trang trải phần thu nhập bị mất. Nhưng nếu thông qua BHXH, người lao động chỉ cần đóng góp hàng tháng một tỷ lệ nhỏ phần trăm so với tiền lương của mình cùng với sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước để tạo ra một quỹ BHXH, quỹ này là tập hợp của số đông người lao động tham gia BHXH để bù đắp cho số ít người tham gia bị rủi ro. Khi rủi ro xảy ra bằng hình thức lấy số đông bù số ít người bị rủi ro sẽ giúp khắc phục những khó khăn trong đời sống cá nhân từng lao động do bị mất hoặc giảm thu nhập.

Như vậy BHXH không phải là dịch vụ sản xuất mà nó là dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại nhưng khoản thu nhập bị mất của NLĐ khi gặp sự cố trong cuộc sống.

– Đặc điểm xã hội của BHXH

BHXH là lĩnh vực vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội và vừa mang tính chất dịch vụ, nhưng trong đó tính xã hội được thể hiện rõ nhất. Nhờ có BHXH khi NLĐ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết làm cho thu nhập của họ bị mất hẳn hoặc giảm sút, họ sẽ được bù đắp lại một phần hoặc tất cả từ quỹ BHXH, mà quỹ này là do số đông NLĐ đóng góp, cùng trách nhiệm của người SDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Vậy có thể thấy rằng bản chất của BHXH là sự san sẻ rủi ro giữa tập thể NLĐ. Qua đó cũng thể hiện rõ trách nhiệm xã hội giữa chủ SDLĐ với NLĐ, của NLĐ với nhau và sự quan tâm của Nhà nước tới sự cống hiến cho lợi ích xã hội của NLĐ.

– Đặc điểm pháp lý của BHXH

Mối quan hệ các bên tham gia BHXH được quy định, điều chỉnh thông qua bộ luật BHXH, hoặc các văn bản BHXH dưới luật hoặc phần quy định về BHXH ở bộ luật khác, do đó nó rằng buộc chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi và các bên có liên quan và ở đây trách nhiệm lớn nhất của NLĐ và của người SDLĐ

là đóng phí BHXH cho cơ quan BHXH, quyềnlớn nhất của NLĐ là được chi trả

BHXH khi có sự cố theo quy định của pháp luật.

Vậy thực chất BHXH là bản cam kết giữa cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và NLĐ về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên thông qua các quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về BHXH.

2.1.3.2. Đặc điểm của chi bảo hiểm xã hội

Đặc điểm của chi bảo hiểm xã hội bao gồm:

Đối tượng thụ hưởng BHXH được hiểu là đối tượng quản lý của hoạt

động quản lý chi BHXH, là các cá nhân, tổ chức có lợi ích và nghĩa vụ liên

quan đến Qũy BHXH, thuộc phạm vi điều chỉnh và thực hiện chính sách chế

độ BHXH.

Đối tượng thụ hưởng BHXH đượcquy định tùy từng nước và tùy từng chế

độ BHXH. Thông thường đối tượng tham gia BHXH bắtbuộc lànhững người có

quan hệ lao động, làm công ăn lương, ở Việt Nam, đối tượng tham gia và thụ

hưởng cácchính sách chế độ BHXH được quy định rõràng trong Luật BHXH.

Đối tượng hưởng các chế độ BHXH có thể là chính bản thân người lao

động, cũng có thể là những người thân của người lao động (bố, mẹ, vợ, chồng,

con) trực tiếp phải nuôi dưỡng. Đối tượng có thể được hưởng trợ cấp một lần

hoặc trợ cấp hàng tháng nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ và thời gian đóng góp, các điềukiện lao động và biến cố rủi ro mà ngườilao động mắc phải.

Đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng, biến động hằng năm do

nhiều nguyên nhân khác nhau như đến tuổi nghỉ hưu, chết, thay đổi nơi cư trú, hết thời hạn thụ hưởng... Đặc biệt, đối với những đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn: ốm đau, thai sản, DSPHSK và chế độ BHXH một lần thì rất khó dự báo, gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch về đối tượng thụ hưởng hàng năm.

Hai là, đặc điếm về hoạt động chi BHXH

Hoạt động chi BHXH luôn được coi là hoạt động trọng tâm và có vai trò

rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH nói chung và trong việc thực hiện chính sách BHXH nói riêng, tác động trực tiếp tới quyển lợi của người tham gia BHXH.

Cơ sở chi BHXH là tổng thể các văn bản và các định hướng của Nhà nước cho phép xác định phạm vi đối tượng hưởng, loại trợ cấp, mức trợ cấp, thời gian trợ cấp.

Chi trả các chế độ BHXH phải được thực hiện theo quy trình thống nhất

qua các khâu được quy định bằng văn bản do cơ quan BHXH Việt Nam quyết

định. Việc thực hiện quy trình chi trả sẽ đảm bảo tính thống nhất, liên hoàn và khả năng kiểm tra trong hoạt động chi BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)