Phân loại quản lý chi bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến về quản lý chi bảo hiểm xã hội

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội

2.1.4. Phân loại quản lý chi bảo hiểm xã hội

việc thực hiện và đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội của quốc gia nói chung và chính sách BHXH nói riêng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội củađất nước, thể hiện trên các mặt sau:

2.1.4.1. Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH

Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là trực tiếp bảo đảm quyền lợi

của người thụ hưởng các chế độ BHXH. Đây là vai trò rõ nét nhất của công tác

quản lý chi. Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động và người lao động

thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH thì người lao động

mới được hưởng trợ cấp của các chế độ BHXH. Tiền đóng BHXH được phân

phối vào các quỹ thành phần tương ứng với các chế độ BHXH thuộc quỹ đó. Trong đó, quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ TNLĐ và BNN là 1%, quỹ hưu trí

và tử tuất là 22%. Sau khi đóng BHXH, người lao động đủ các điều kiện theo

quy định sẽ được hưởng tiền trợ cấp của các quỹ đó. Nhưng để người lao động

nhận được tiền trợ cấp từ quỹ BHXH, các cơ quan chức năng và người lao động

phải thực hiện hàng loạt các hoạt động thuộc nghiệp vụ quản lý chi. Tương ứng

với các chế độ BHXH có các hoạt động chi khác nhau. Ví dụ như chi trả lương

hưu: phải tính toán chính xác mức lương hưu cho từng người, nhận tiền từ ngân

hàng về cơ quan BHXH cấp huyện, đem tiền đến địa điểm quy định để cấp phát

cho từng người... Đối với các đối tượng có tài khoản cá nhân phải cócác động tác

chuyển tiền vào tài khoản của từng người và người hưởng hưu trí phải đến những nơi quy định để rút tiền từ tài khoản cá nhân của mình. Không có các hoạt động

này thì người tham gia BHXH không nhận được các khoản trợ cấp BHXH và do

đó quyền lợi của họ không được đảm bảo. Các hoạt động này chính là những nội

dung của công tác quản lý chi BHXH. Vì vậy quản lý chi có vai trò rất rõ trong

việc bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH. Hơn thế nữa các hoạt động chi

trả phải bảo đảm chi đúng đối tượng được hưởng, chi đủ số tiền họ được hường và bảo đảm thời gian theo quy định. Đây chính là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chi. Đạt được các chỉtiêu này công tác quản lý chi mới bảo đảm

quyền lợingưòri tham gia BHXH (Phạm Thị Định và cs., 2011).

2.1.4.2. Đối với hệ thống Bảo hiểm xã hội

Thực hiện tốt công tác quản lý chi sẽ góp phần quan trọng trong việc:

Thứ nhất, quản lý quỹ BHXH được an toàn, không bị thất thoát, đặc biệt là quỹ tiền mặt

Các nguồn tài chính được tập trung vào quỹ BHXH phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, không bị thất thoát. Đây vừa là vai trò, nhiệm vụ, vừa là mục

tiêu của công tác quản lý chi. Trên thực tế đã xảy ra các hiện tượng tiêu cực ảnh

hưởng đến việc an toàn quỹ. Đã có những hồ sơ giả để hưởng lương hưu và các

chứng từ giả để hưởng các loại trợ cấp ốm đau, thai sản... Để đạt được mục tiêu

an toàn, không bị thất thoát quỹ cần phải có các điều kiện sau đây:

- Quy định rõ danh mục các loại hồ sơ và kiểm tra chặt chẽ cácloại hồ sơ

khi xét hưởng các chế độ BHXH. Mỗi loại chế độ BHXH có các yêu cầu về hồ

sơ khác nhau, nhưng yêu cầu chung đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng khi xét

hưởng các chế độ để đảm bảo chi trả đúng người, đúng chế độ. Đồng thời BHXH

VN phải quy định thời gian xét duyệt hồ sơ, phải luôn luôn đổi mới quy trình xét

duyệt hồ sơ, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho đối tượng. Khâu xét duyệt

hồ sơ làm tốt sẽ có tác dụng hạn chế những thất thoát của quỹ BHXH.

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển tiền mặt, kho tàng thiết bị bảo toàn quỹ...

+ Có hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê đầy đủ, thuận tiện cho

công tác kế toán, báo cáo thống kê.

+ Tăng cường kiểm tra từ khâu xét duyệt hồ sơ, khâu chi trả đến khâu hạch toán kế toán và báo cáo thống kê; áp dụng đa dạng các biện pháp kiểm tra: thường xuyên, định kỳ, đột xuất...

+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính.

Thứ hai, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần cân đối quỹ BHXH

Chi phí quản lý hành chính là các khoản chi phí để duy trì hoạt động của

bộ máy quản lý thuộc hệ thống BHXH VN, bao gồm: tiền lương của cán bộ công

chức toàn ngành BHXH VN, tiền công tác phí, văn phòng phẩm..

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của BHXH VN chủ yếu là các chi phí

xây dựng trụ sở làm việc của toàn hệ thống BHXH VN từ cấp huyện đến cấp

trung ương.

Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản là

nâng cao hiệu quảsử dụng quỹ BHXH (Phạm Thị Định và cs., 2011).

Thực hiện tốt công tácquản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cơ bản nhất của quốc gia hướng vào phát triển con người, thúc đẩy tăng trường kinh tế và phát triển bền vững đất nước, thể hiện trên các mặt sau:

+ BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và hệ thống chính sách an sinh xã hội nói riêng. Chính bởi vậy thực hiện

tốt công tác chi BHXH là góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn cao về đời

sống cho người lao động tham gia BHXH trong kinh tế thị trường, trong và sau khi ra khỏi quá trình lao động, trong các trường hợp gặp phải những biến cố xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ

và BNN, MSLĐ, nghỉ hưu và chết. Và như vậy nó liên quan trực tiếp đến con

người, người lao động, tạo ra cái nền cơ bản tối thiểu nhất để phát triển con người. + Góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển của đất nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định quan điểm nhất quán và xuyên suốt là phải gắn

tăng trưởng kinh tế vớitiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng

chính sách phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con

người. Việc thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là thực hiện tốt chính sách

BHXH – chính sách trực tiếp tham gia vào thực hiện công bằng xã hội. Điều này

thể hiện rất rõ trách nhiệm xã hội và quyền hạn của các bên tham gia BHXH

(người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước, cơ quan BHXH...) theo nguyên tắc côngbằng, đoàn kết, chia sẻ (lấy số đông bù sốít, lấy không rủi ro bù cho rủi ro...) và bình đẳng trước pháp luật (Lê Bạch Hồng, 2010).

+ Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là đảm báo cho quỹ BHXH

được an toàn và phát triển bền vững, điều đó sẽ tạo động lực và là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước(Phạm Thị Định và cs., 2011).

2.1.4.4. Đối với xã hội

Quản lý chi BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và

phát triển xã hội, thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của người lao động

những rủi ro xã hội. Để phòng ngừa và khắc phục các biến cố và rủi ro xã hội, con người có nhu cầu đáp ứng về an sinh xã hội. Xã hội càng phát triển, đời sống

con người càng phong phú, nhu cầu về an sinh xã hội càng tăng và đa dạng. Các

nhu cầu về an sinh xã hội có thể được phân loại theo các nhóm sau: + Nhu cầu về BHXH

+ Nhu cầu có việc làm với tiền lương đủ sống và trợ giúp dể người lao

động có khả năng lao động sớm trởlại thị trường lao động trọng các trường hợp

mất việc làm, thất nghiệp (nhu cầu an toàn việc làm và tiền lương đủsống).

+ Nhu cầu tiếp cận và thoả mãn các dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình, nước sạch...).

+ Nhu cầu trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế + Nhu cầu cứu trợ đột xuất.

Đây chính là những nhu cầu xã hội cơ bản, thiết yếu mà nhà nước và cộng đồng phải có trách nhiệm chia sẻ, cung cấp các dịch vụ không vì mục tiêu lợi

nhuận, trong hệ thống dịch vụ công trên cơ sở các chính sách an sinh xã hội của

nhà nước. Trong đó, BHXH là nhu cầu đời sống thiết thân nhất và quan trọng

nhất của người lao động.

Thứ hai, thục hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần quan trọng

trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) cho con người, cho

người lao động trong một xã hội phát triển.

Xã hội càng phát triển đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội, trong đó quan trọng

nhất là hệ thống BHXH phải phát triển theo để đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội,

bảo vệ con người chống chọi với các biến cố của xã hội và được đảm bảo an

toàn. Chính bời vậy công tác quản lý chi BHXH tốt sẽ có vai trò rất quan trọng

trong chức năng đảm bảo an toàn cho người lao dộng ở mức cơ bản nhất về thu

nhập, dịch vụ ytế, xã hội và chức năng duy trì thu nhập đểduy trì mức sống hiện

tại trong các trường hợp gặp phải cácc biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, hết tuổi lao động và chết).

Thứ ba, quản lý chi BHXH tốt còn góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt công tác quản lý chi

BHXH sẽ bảo đảm được sự an toàn của quỹ BHXH, theo đó quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ có điều kiện để góp phần đầu tư vảo các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)