Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự phối hợp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.5.Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự phối hợp của

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH trên địa bàn huyện Sông Lô

4.3.5.Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự phối hợp của

của các cơ quan liên quan giúp các tổ chức chi trả hoàn thành công tác chi

bảo hiểm xã hội

a. Cơ sở của giải pháp

hằng tháng và quản lý chi BHXH một lần, ngắn hạn. Để quản lý chi BHXH hằng tháng được chặt chẽ, sát sao cơ quan BHXH đã ký hợp đồng đại diện chi trả với Bưu Điện, trong quy định có điều khoản Bưu điện các huyện phải ký văn bản phối hợp với UBND xã, thị trấn trong việc cung cấp thông tin về người chết trên địa bàn xã, thị trấn kịp thời cho Bưu điện huyện để thực hiện báo giảm người hưởng đã chết. Tuy nhiên, hầu hết chỉ là phối hợp trên giấy,

cán bộ chức năng như công an, tư pháp – hộ tịch của UBND xã không thực

hiện phối hợp như văn bản lãnh đạo đã ký, nhân viên Bưu điện thì không sát sao bám sát cán bộ chuyên môn của xã, thị trấn để nắm bắt thông tin kịp thời nên vẫn dẫn đến tình trạng báo giảm chậm, phải thu hồi tiền chi sai. Để quản lý chi BHXH một lần, ngắn hạn cần có sự kiểm tra, giám sát, tuyên truyền đối với đơn vị sử dụng lao động, người lao động và cán bộ BHXH trực tiếp làm công tác xét duyệt chế độ BHXH. Tuy nhiên, một mình cơ quan BHXH thì

không thể làm được điều đó có hiệu quả, cầncó sự vào cuộc của tất các cấp ủy

đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan.

b. Biện pháp thực hiện

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền thông qua việc đưa chương trình, kế hoạch công tác BHXH vào Nghị quyết, chương trình công tác hằng quý, năm của huyện. Đồng thời chỉ đạo các ban ngành chức năng ở địa phương phối hợp với BHXH huyện, Bưu điện huyện trong việc quản lý người hưởng BHXH, thực hiện các chính sách BHXH tại các đơn vị trên địa bàn. Cụ thể, BHXH huyện cần tham mưu với các cấp Ủy đảng, chính quyền cụ thể hóa sự chỉ đạo bằng văn bản để các đơn vị tổ chức thực hiện, quản lý chặt chẽ người tham gia và thụ hưởng BHXH, xử lý vi phạm chính sách BHXH.

Cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa giữa các ban ngành, cơ quan trong huyện có liên quan. Cụ thể:

Phối hợp giữa cơ quan BHXH với tổ chức công đoàn: Cơ quan BHXH huyện phối hợp với tổ chức công đoàn giám sát tình hình chi trả lương, trợ cấp BHXH cho người lao động..

Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật BHXH. Đồng thời tăng cường phối hợp với Thanh tra huyện, Công đoàn huyện để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 104)